Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của VPLS GIA ĐÌNH. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:


Luật dân sự, Luật hôn nhân gia đình, Luật tố tụng dân sự.

 

2. Luật sư tư vấn:

Nếu xét thấy đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên. Cụ thể Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được."

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 36 BLTTDS thì trong trường hợp này vì bạn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của chồng nên bạn có thể yêu cầu Toà án nơi chồng bạn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng giải quyết ly hôn. 

"Điều 36. Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết..."

Trường hợp, nếu chồng bạn bạn bỏ đi khỏi nơi có hộ khẩu trên 02 năm thì làm thủ tục xác min tại công an xã/phường nơi chồng bạn có hộ khẩu mất tích, làm thủ tục chồng bạn mất tích sau đó làm thủ tục đơn phương ly hôn.

Bạn có thể làm đơn yêu cầu Toà án xác minh chỗ ở của chồng bạn đang sinh sống khi nộp hồ sơ ly hôn tại Toà.

Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm có:

- Đơn xin ly hôn

- Bản sao Giấy khai sinh của con;

- Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của chị và của chồng chị;

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. 

Tham khảo bài viết liên quan:

LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN LUẬT TRỰC TUYẾN TRÊN BÁO PHÁP LUẬT TPHCM CHO ĐỘC GIẢ