Thừa Kế

Luật sư Hợp Đồng Giao Dịch Dân Sự

  • Tư vấn:

Tư vấn về các quy định của pháp luật cụ thể về hợp đồng dân sự: Hợp đồng vay tiền, Hợp đồng mượn tài sản; Hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ; Hợp đồng hợp tác; Hợp đồng dân sự về đặt cọc, thuê, mua bán, chuyển nhựợng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp tài sản…;

- Tư vấn thủ tục cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp;

- Tư vấn về điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.

- Đại diện tham gia đàm phán Hợp đồng dân sự;

Giải quyết như thế nào khi có người không đồng ý trong việc phân chia di sản?
Khi tiến hành phân chia di sản mà có đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý với việc phân chia di sản thì ưu tiên và khuyến khích các bên tự thỏa thuận với nhau để không chỉ đạt được kết các bên mong muốn mà còn giữ vững hòa khí vì theo lẽ thường các chủ thể trong quan hệ thừa kế là những người trong một gia đình. Nếu không tự thỏa thuận được với nhau thì có thể hòa giải thông qua người thứ ba hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp di sản thừa kế có tranh chấp là đất đai các bên có thể tiến hành hòa giải tại cơ sở (Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh). Vì đây là tranh chấp phân chia di sản thừa kế nên thủ tục hòa giải tại cơ sở không được xác định là điều kiện khởi kiện.
Trường hợp các bên tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì thẩm quyền thông thường được xác định như sau:
• Trường hợp các bên tham gia tranh chấp không có đương sự hoặc di sản ở nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp di sản tranh chấp là bất động sản thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
• Trường hợp các bên tham gia tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài, căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Ngoài ra, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Kể từ thời điểm này, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Vậy với một số trường hợp như đã chia thừa kế nhưng có người thừa kế mới, có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế, tìm được di chúc… thì giải quyết thế nào?
Trong các trường hợp “ngoài ý muốn” này, ngoài việc thực hiện theo thỏa thuận, Bộ luật Dân sự quy định cụ thể như sau:
- Có người thừa kế mới: Không thực hiện phân chia lại di sản bằng hiện vật nhưng những người đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản người đó được hưởng tại thời điểm chia thừa kế (khoản 1 Điều 662);
- Có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế: Người bị bác bỏ quyền thừa kế phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế (khoản 2 Điều 662);
- Tìm thấy di chúc: Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu thì phải chia lại theo di chúc (Điều 642).
Như vậy, có thể thấy, chỉ có trong thời hiệu thừa kế, di sản đã chia nhưng sau đó tìm thấy di chúc và người được hưởng theo di chúc có yêu cầu thì sẽ thực hiện chia lại theo di chúc đó.