Luật sư chuyên tư vấn thủ tục ly hôn

1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn:

Thẩm quyền giải quyết ly hôn được quy định theo các trường hợp sau:

Trường hợp cả vợ/chồng thuận tình ly hôn  thì vợ/chồng có quyền thỏa thuận, lựa chọn nộp đơn kiện tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết: TAND quận (huyện) nơi cả anh/chị có hộ khẩu thường trú, tạm trú; nếu vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú ở 2 nơi khác nhau thì anh/chị sẽ thỏa thuận nộp đơn kiện tại TAND quận (huyện) nơi của ông hoặc bà có hộ khẩu thường trú, tạm trú.

Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là:

- Đối với hôn nhân không có yếu tố nước ngoài: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết TAND quận (huyện) nơi cả vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú; nếu vợ/chồng có hộ khẩu thường trú ở 2 nơi khác nhau thì đơn kiện sẽ nộp tại TAND quận (huyện) nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú, tạm trú, hoặc nếu thỏa thuận được thì đơn của vợ/chồng có thể nộp tại TAND quận (huyện) nơi nguyên đơn có hộ khẩu thường trú, tạm trú.

- Đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền giải quyết do TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết, nơi vợ/chồng có hộ khẩu thường trú, tạm trú

2. Thời hạn giải quyết:

Căn cứ (Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, điểm a khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015) thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, nếu vụ án phức tạp thì có thể gia hạn thêm 2 tháng nữa (nghĩa là 6 tháng) (quy định tại điểm b khoản 1 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), cụ thể quy định như sau:

"1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
 
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
 
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
 

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật."

3. Thủ tục ly hôn:

Theo quy định, khi anh/chị làm thủ tục ly hôn thì các giấy tờ cần thiết để giải quyết về ly hôn ; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Nếu có con chung (giấy khai sinh của con); Giấy tờ chứng minh tài sản riêng/chung của vợ/chồng (nếu có); Giấy tờ về nhân thân của vợ/chồng như giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú.

Cụ thể, Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

 
+   Đơn xin ly hôn.
 
+   Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
 
+   Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn.
 
+   Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
 
+   Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
 
+   Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.
 
+   Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

Trân trọng

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

Mẫu đơn khởi kiện ly hôn

Hướng dẫn cách viết đơn xin ly hôn:

+   Phần nội dung đơn ly hôn: Ghi thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống tại đâu và hiện tại có đang chung sống cùng nhau hay không, phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn .... Làm đơn này đề nghị tòa giải quyết việc ly hôn.

+   Phần con chung: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con .... Nếu chưa có con chung ghi chưa có.

+   Phần tài sản chung: Nếu có tài sản ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia ... và Nếu không có tài sản chung ghi không có.

+   Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi không có.

Ly hôn là điều không ai mong muốn và các bên đều mong muốn thực hiện thủ tục ly hôn một cách nhanh nhất để tránh những tổn thương tâm lý cho các bên và cho trẻ nhỏ. Luật sư tư vấn quy định pháp lý hiện nay về ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con:

Chắc hẳn mọi người không hề xa lạ khi nghe đến cụm từ “hợp đồng hôn nhân” trong phim ảnh, truyện… Tuy nhiên, tại Việt Nam, liệu loại hợp đồng này có hợp pháp không?

Nên hiểu hợp đồng hôn nhân thế nào?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn theo Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nộp đơn ly hôn đơn phương ở Tòa án hay xã, phường? Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm những giấy tờ gì?

Cho tôi hỏi nộp đơn ly hôn đơn phương ở Tòa án hay xã, phường? Tôi muốn ly hôn đơn phương với chồng tôi. Vì nhiều lần chồng lừa dối tôi, cờ bạc nên tôi không thể chung sống tiếp cho nên tôi muốn ly hôn. Tôi phải nộp ở đâu. Mong được giải đáp.

Ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?

Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Khi ly hôn, ai có trách nhiệm trả khoản nợ chung của hai vợ chồng?

Trong thời kỳ hôn nhân, căn cứ vào Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng phải cùng trả nợ trong các trường hợp:

- Các khoản nợ do cả hai người cùng xác lập;

- Do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

- Phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình…

Ngoài ra, vợ chồng vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới nếu các khoản nợ do một bên thực hiện nhưng:

- Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Do một bên ủy quyền cho bên kia và có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;

- Do một bên đủ điều kiện giám hộ cho bên kia bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người còn lại bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
 
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
 
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Thủ tục ly hôn 2019 gồm những giấy tờ gì?

Ly hôn là điều không ai mong muốn nhưng khi đã quyết định chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng cách ly hôn, đảm bảo rằng mình đã nắm vững những thủ tục ly hôn 2019 theo quy định mới nhất của pháp luật về vấn đề này nếu không muốn chịu thiệt thòi khi ly hôn.

Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có những kiến thức cần thiết về thủ tục ly hôn cho mình!

Pháp luật Việt Nam luôn hướng tới bảo vệ cho những đối tượng yếu thế trong xã hội như người già, trẻ em, phụ nữ …để đảm bảo họ được những quyền bình đẳng như những đối tượng khác trong xã hội. Nhận thức được những thiệt thòi của người phụ nữ khi giải quyết xong việc ly hôn với chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những quy định để hạn chế thiệt thòi cho người phụ nữ, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về quyền yêu cầu ly hôn: Ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực Pháp luật của Tòa án. Khi mục đích hôn nhân không đạt được, tình cảm vợ chồng không còn, quan hệ vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, khúc mắc phát sinh thì vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng xác đinh: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Theo đó, như chị đã trình bày, cả hai cháu nhà chị đều đã trên 12 tháng tuổi, chị cũng không trong thời kỳ mang thai hay sinh con, vì vậy chồng chị vẫn có quyền yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về quyền nuôi con: Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, theo đó, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, đối với trường hợp của gia đình chị, như chị đã trình bảy, con trai thứ hai của chị cháu hiện nay mới 2 tuổi, thuộc trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nên con chị sẽ do chị chăm sóc, quản lý, trừ trường hợp chị không đủ điều kiện về kinh tế, tài chính để nuôi con hoặc vợ chồng chị có những thỏa thuận khác nhằm phù hợp với lợi ích của con.
Thứ ba, về giải quyết tài sản khi ly hôn:
– Thông thường, việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ hoặc chồng Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
–  Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Thứ tư, quyền lưu cư khi ly hôn: Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thứ năm, nghĩa vụ cấp dưỡng: Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. Như vậy, trường hợp sau khi ly hôn mà khả năng kinh tế của chị còn khó khăn.

1. Về thẩm quyền đối vấn đề ly hôn với người nước ngoài:

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam nơi mà  bên ở tại Việt Nam hoặc bên bị đơn đang cư trú, làm việc.

Lưu ý: Trong Trường hợp người Việt Nam không còn quốc tịch Việt Nam mặc dù vẫn đang cư trú ở Việt Nam mà xin ly hôn với người nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án tại Việt Nam.

Điều kiện để ly hôn khi chồng bỏ đi không liên lạc với gia đình

Bây giờ em gái tôi muốn ly hôn để ổn định cuộc sống nhưng về huyện thì họ bảo phải có chồng mới được hoặc ly hôn theo thông báo mất tích hoặc vắng mặt nhưng như vậy thì án phí cao quá mà em tôi vừa đi làm vừa nuôi 2 con nhỏ nữa  vậy xin hỏi luật sư có cách giải quyết nào khác không. Xin nhờ và cám ơn luật sư tư vấn giúp.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn, trường hợp bạn thắc mắc chúng tôi nghiên cứu tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu ly hôn và quy trình khởi kiện việc ly hôn:

 Căn cứ Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: