Thừa Kế

THẾ NÀO LÀ LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI, LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT. luật sư, văn phòng luật sư, công ty luật

Nhằm đáp ứng nhu cầu pháp lý về nhà đất. 

Lĩnh vực tư vấn luật, giải quyết tranh chấp đất đai – nhà ở là một trong những lĩnh vực chúng tôi tư vấn chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật sư đất đai, phụ trách. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi,  Luật sư cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện việc bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.

Hướng dẫn về kiểm giải quyết vụ án chia di sản thừa kế

Đây là nội dung tại Hướng dẫn 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021 của Viện Kiếm sát nhân dân tối cao về nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế.Theo đó, khi kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức cần chú ý một số vấn đề về pháp luật nội dung như sau:


- Xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế;

- Xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế;

Tư vấn quyền thừa kế của con riêng ?

Thưa luật sư, Xin Luật sư tư vấn cho em hướng giải quyết trong trường hợp sau: Trước đây khi chưa cưới mẹ em, ba em đã có con với người làm trong gia đình, không ai biết đó là con của ba em trừ bà nội. Vì vậy bà đã nuôi hai mẹ con người đó và còn làm giấy khai sinh cho đứa trẻ lấy họ của bà nội. (Chuyện này xảy ra khi em chưa ra đời nên em cũng không rõ lắm, giờ họ giống như người trong gia đình) Sau đó ba em cưới mẹ em và đẻ ra 5 đứa con(mẹ em cũng không biết gì về chuyện này cho đến khi bà nội mất, trước đây mẹ chỉ tưởng người đó chữa hoang nên nội em thương tình đem về nuôi vì nôi em là bà đỡ đẻ). Trước khi bà nội mất bà có nói bóng gió về chuyện đó nên các o và các bác ai cũng nghi ngờ và nói bóng gió người đó là con của ba em mỗi khi có tụ họp gia đình làm mẹ em buồn, lo nghĩ và phát bệnh, trong khi ba em vẫn không nói gì về chuyện đó. Năm anh chị em em rất thương mẹ nhưng cũng không dám hỏi vì sợ ba buồn nên vẫn coi như không biết. Mọi chuyện vẫn rất mập mờ. Xin cho em hỏi là sau này nếu một trong hai người ba hoặc mẹ mất đi mà người con ngoài giá thú đó đến nhận cha con thì người con ngoài giá thú này có được hưởng quyền thừa kế như 5 đứa con ruột hay không? Nếu ba mẹ em đã làm di chúc viết rằng sau khi một trong hai người mất đi thì tài sản thuộc quyền quyết định của người còn lại. mà như em được biết thì như vậy có nghĩa là người còn lại sẽ toàn quyền quyết định số tài sản đó.
Năm chị em em sẽ không được quyền gì? Chuyện thừa kế em không quan trọng lắm nhưng em không muốn tài sản ba mẹ em khổ cực làm ra sau khi lấy nhau lại vào tay người khác ngoài ba hoặc mẹ và năm chị em em.
Xin Luật sư tư vấn phải làm di chúc như thế nào để tài sản không vào tay người con ngoài giá thú đó nếu họ đến nhận cha con. Rất mong nhận được sự tư vấn sớm của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: xoanhung
Đơn khởi kiện gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến Tòa án phải đảm bảo các điều kiện về nội dung và hình thức được quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015.
• Căn cứ khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, TAND cấp huyện có THẨM QUYỀN giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế.
• Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
• Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thụ lý vụ án.
• Thẩm phán thông qua các tài liệu chứng cứ các bên giao nộp hoặc tự mình thu thập để nghiên cứu, đưa ra bản án sơ thẩm.
• Nếu các bên không đồng ý với bản án sơ thẩm có thể kháng cáo để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Chia thừa kế theo pháp luật

Bộ luật dân sự quy định:
Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;

Hướng dẫn thủ tục lập di chúc mới nhất theo quy định

Di chúc là văn bản mà thông qua đó người để lại di sản định đoạt được phần tài sản của mình sau khi chết. Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết này của Bách hóa XANH bạn nhé!

Thủ tục lập di chúc rất đơn giản và không quá phức tạp, bạn đang quan tâm và tìm hiểu.

1Chi tiết thủ tục lập di chúc nhanh gọn, chi tiết nhất

Di chúc có thể được lập dưới dạng văn bản có người làm chứng, không có người làm chứng, có chứng thực và di chúc miệng.

Lập di chúc bằng văn bản

Một di chúc được coi là hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Về người lập di chúc:

Người có quyền lập di chúc khi:
  • Là người từ đủ 15 tuổi trở lên,
Đối với người đã thành niên, do hoàn toàn có đầy đủ nhận thức, năng lực hành vi dân sự, do đó, họ có quyền tự quyết định thời điểm lập di chúc. Đối người chưa thành niên (từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi) thì vẫn được quyền lập di chúc như người đã thành niên nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
  • Có tài sản để lại,
Do di chúc được coi là một phương thức nhằm chuyển giao quyền sở hữu. Do đó, việc người lập di chúc có tài sản để lại là bắt buộc.
  • Minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự nguyện khi lập di chúc.
Điều kiện này nhằm đảm bảo di chúc đã được lập có thể phản ánh chân thực nhất nguyện vọng của người lập di chúc. Nếu di chúc được lập khi họ không được minh mẫn, sáng suốt, tức là không đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện việc lập di chúc hay bị người khác ép buộc, gây ảnh hưởng thì nội dung di chúc đó sẽ không thể hiện được nguyện vọng, mong muốn thực sự của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của chính họ trước khi chết.

Về người làm chứng:

Không phải di chúc nào cũng đòi hỏi người làm chứng. Tuy nhiên, khi di chúc có người làm chứng thì cần họ phải không thuộc các trường hợp sau:
  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Thông thường, cần ít nhất 02 người làm chứng. Sau khi ghi rõ đầy đủ nội dung chủ yếu của một di chúc thông thường thì người lập di chúc còn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào nội dung di chúc trước sự chứng kiến của những người làm chứng.
Sau đó, những người làm chứng xác nhận về chữ ký. Hoặc điểm chỉ của người lập chúc vào nội dung di chúc. Cuối cùng người làm chứng cũng phải ký tên dưới nội dung xác nhận về chữ ký, điểm chỉ nêu trên để đảm bảo tính chất pháp lý.
Thứ nhất, về quyền thừa kế của tổ chức
Bộ luật dân sự quy định về quyền thừa kế tại điều 609 như sau:
"Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. -Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc".
Theo như quy định trên thì tổ chức cũng có quyền hưởng di sản theo di chúc. Nếu có một cá nhân lập di chúc định đoạt tài sản của mình để lại di sản cho một tổ chức thì tổ chức đó sẽ trở thành người thừa kế.
Người lập di chúc là người sở hữu tài sản và mong muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau qua đời.
Cụ thể, quyền của người lập di được quy định tại Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 gồm:
- Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Từ những quy định trên đây, thì việc chỉ định và phân chia di sản thừa kế hoàn toàn dựa vào ý chí của người lập di chúc (người sở hữu tài sản). Pháp luật quy định rõ người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Do đó, nếu di chúc hợp pháp, di sản phải được ưu tiên phân chia theo di chúc.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số trường hợp những người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 644 Bộ luật dân sự 2015).
- Con chưa thành niên;
- Cha, mẹ;
- Vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Theo đó, khi người lập di chúc không cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật, thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Trừ trường hợp những đối tượng này đã từ chối nhận di sản hoặc là người không có quyền hưởng di sản thì không được áp dụng quy định này.
Pháp luật có quy định về việc khách hàng được quyền thừa kế lại số tiền mình đã gửi tại ngân hàng cho những người khác. Theo đó, khi có di chúc thì số tiền gửi tại ngân hàng sẽ được phân chia theo đúng những nội dung đã được ghi nhận tại di chúc của người gửi tiền. Còn trong trường hợp, người gửi tiền không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm của người này sẽ được phân chia cho các hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Nhưng để nhận được số tiền này, những người được thừa kế sẽ cần chuẩn bị thủ tục rút tiền tiết kiệm theo thừa kế bao gồm các giấy tờ như sau:
- Sổ tiết kiệm tại ngân hàng
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực
- Giấy ủy quyền của các đồng thừa kế nếu là người đại diện cho các đồng thừa kế lãnh thay.
- Giấy chứng tử của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm (bản chính hoặc bản sao do người cấp Giấy chứng tử cấp) hoặc quyết định của Tòa Án về việc tuyên bố một người đã chết (bản chính hoặc bản sao do Tòa Án đã ra quyết định cấp).
- Một trong những văn bản sau: Trường hợp thừa kế theo di chúc: bản di chúc hợp pháp (bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực). Trường hợp thừa kế theo pháp luật: bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về thừa kế (bản chính hoặc bản sao trích lục) hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản của những người thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản được công chứng, chứng thực theo quy định.
- Các văn bản khác theo quy định của pháp luật
- Giấy rút tiền tại ngân hàng (Theo mẫu do ngân hàng cung cấp)