Doanh Nghiệp

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Quan hệ hợp đồng gắn kết với các lợi ích, vì vậy cũng dễ phát sinh tranh chấp khi có xung đột về lợi ích. Sự xung đột này thường xuất hiện do hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng. Khi có tranh chấp các bên thường tìm đến các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau để giải tỏa xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích, tạo lập lại sự cân bằng mà các bên có thể chấp nhận được. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp. Thực tiễn và khoa học pháp lý ghi nhận bốn phương thức giải quyết tranh chấp sau: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài; Tòa án.
1. Phương thức thương lượng

LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 – NHỮNG BẤT CẬP CẦN KHẮC PHỤC

Tóm tắt: Bài viết đánh giá những điểm bất cập cơ bản trong quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 như: xác định rõ người có liên quan để tránh bỏ sót các giao dịch tư lợi trong công ty; làm rõ quy định về đối tượng có quyền góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; xác định rõ trách nhiệm tài sản của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh; đánh giá một số quy định chưa hợp lý liên quan đến định giá tài sản góp vốn và tổ chức quản lý công ty. Từ đó tác giả bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp.

Vì sao bạn nên thành lập doanh nghiệp

Bạn đang có ý tưởng kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Muốn mở một công ty kinh doanh thì cần làm những thủ tục gì.? Thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu rất quan trọng trong kinh doanh, sẽ giúp khách hàng biết đến bạn nhiều hơn, giúp cho việc kinh doanh của bạn đem lại hiệu quả cao. Một sự chuẩn bị khởi đầu tốt sẽ giúp cho công việc kinh doanh của bạn trở lên thành công. Chúng tôi h sẽ giúp bạn biến những ước mơ kinh doanh thành hiện thực qua dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi.

Luật Sư Tư Vấn Chuyển Nhượng Cổ Phần

Nội dung tư vấn về trình tự và thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông:

1. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần

     Căn cứ theo Điểm d, Khoản 1, Điều 110 Luật Doanh nghiệp – 2014, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 119 và khoản 1, Điều 126 – Luật Doanh nghiệp 2014.

     Trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần bao gồm:

  • Đối với trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập thì:
    • Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC DỊCH VỤ GIẢI THỂ CÔNG TY CỔ PHẦN

Về cơ bản, trình tự, thủ tục giải thể công ty Cổ phần cũng bao gồm các bước cơ bản như giải thể tại Tổng Cục Hải quan, cơ quan thuế, Sở kế hoạch đầu tư, và cơ quan công an. Tuy nhiên, do đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức mà việc giải thể công ty cổ phần cũng có những điểm khác biệt nhất định so với việc giải thể các loại hình công ty khác, cụ thể:

1. Tại Tổng cục Hải quan: Đối với những công ty cổ phần có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, khi tiến hành giải thể, công ty cần nộp hồ sơ đến Tổng cục Hải quan đề xin xác nhận về việc không còn các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN liên quan đến hoạt động XNK. Hồ sơ đến Tổng cục Hải quan bao gồm:

Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
 
Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN.
Căn cứ theo Khoản 21 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định:
 
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 
• Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014;
• Tên doanh nghiệp đều được gắn tại chi nhánh và văn phòng đại diện;
• Không có tư cách pháp nhân;
• Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó;
• Hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp;
• Các nguyên tắc đặt tên là giống nhau theo quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014;
• Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong lẫn ngoài nước theo quy định tại Điều 46 Luật doanh nghiệp 2014.
Đối với mức lãi suất chậm trả trong quan hệ thương mại áp dụng theo Điều 306 Bộ luật thương mại sẽ bằng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Căn cứ để xác định khái niệm "trung bình trên thị trường" được Tòa án, Trọng tài xác minh và áp dụng cho từng vụ án cụ thể.
 
Đối với quan hệ khác, Bộ luật dân sự 2015 đã có sự thay đổi với quy định tại khoản 2 Điều 357 rằng: “Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”. Trong khi đó khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 khẳng định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”, tức bằng 10%/năm của khoản tiền vay. Về phía mình, Luật Thương mại theo hướng khác tại Điều 306 đã nêu trên là mức lãi bằng “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán”.
 

 

Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Như vậy, chỉ trong trường hợp công ty gặp khó khăn đột đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động,…, thì công ty mới có quyền chuyển công tác mà không cần sự đồng ý của người lao động. Song thời hạn này không được quá 60 ngày trong 1 năm, trừ trường hợp được người lao động đồng ý thì thời hạn này có thể được kéo dài.

Theo đó, trong nhưng trường hợp khác nếu không có sự đồng ý của người lao động thì công ty sẽ không được tự ý điều chuyển công tác người lao động.

Mẫu giấy ủy quyền của giám đốc công ty cho giám đốc chi nhánh

 

Mẫu giấy ủy quyền của Giám đốc công ty cho Giám đốc chi nhánh là mẫu giấy ủy quyền được sử dụng nhiều nhất tại các công ty có hoạt động dựa trên cơ cấu tổ chức là công ty mẹ – chi nhánh. Mẫu giấy ủy quyền của Giám đốc công ty cho giám đốc chi nhánh, thể hiện đầy đủ, cụ thể các công việc Giám đốc chi nhánh cần thực hiện, thẩm quyền và thời hạn thực hiện những công việc được ủy quyền. Mẫu giấy ủy quyền của giám đốc, mẫu giấy ủy quyền công ty là văn bản nội bộ trong hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi các đối tác ký kết hợp đồng với chi nhánh công ty và có yêu cầu giám đốc chi nhánh xuất trình giấy ủy quyền của công ty, khi đó, giám đốc chi nhánh có thể xuất trình mẫu giấy ủy quyền này. Để khẳng định và cam kết với đối tác rằng mình có thẩm quyền thực hiện giao dịch, tránh xảy ra tình trạng vượt quá thẩm quyền dẫn đến giao dịch bị tuyên là vô hiệu.