Tin tức mới

Hiện nay, việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều bằng rất nhiều hình thức như giả mạo chữ ký, làm sai lệch hồ sơ giấy tờ…tuy nhiên mức xử phạt đối với hành vi này còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ những quy định về khung hình phạt đối với hành vi này, để hiểu hơn anh/chị có thể tham khảo bài tư vấn sau:

1. Tư vấn về hành vi giả mạo chữ ký giấy tờ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hành vi giả mạo chữ ký, làm sai giấy tờ là trái với quy định pháp luật, do đó khi gặp phải trường hợp này anh/chị cần nắm rõ những quy định riêng về pháp luật liên quan đến hành vi này để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình. Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc anh/ chị có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho anh/chị những thắc mắc của mình.

Đối với mức lãi suất chậm trả trong quan hệ thương mại áp dụng theo Điều 306 Bộ luật thương mại sẽ bằng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường. Căn cứ để xác định khái niệm "trung bình trên thị trường" được Tòa án, Trọng tài xác minh và áp dụng cho từng vụ án cụ thể.
 
Đối với quan hệ khác, Bộ luật dân sự 2015 đã có sự thay đổi với quy định tại khoản 2 Điều 357 rằng: “Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”. Trong khi đó khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 khẳng định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”, tức bằng 10%/năm của khoản tiền vay. Về phía mình, Luật Thương mại theo hướng khác tại Điều 306 đã nêu trên là mức lãi bằng “lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán”.
 

THỦ TỤC THỪA KẾ ĐẤT ĐAI CỦA BỐ MẸ CHO CON

Khi bố mẹ mất mà có tài sản để lại thì theo pháp luật về thừa kế con cái có quyền hưởng phần di sản này theo di chúc và theo pháp luật. Di sản thừa kế gồm tiền, tài sản, giấy tờ có giá, đất đai,.. mà bố mẹ để lại. Thừa kế đất đai có phần đặc biệt hơn, được pháp luật dân sự và pháp luật đất đai quy định rất chặt chẽ. Vậy điều kiện, thủ tục để thừa kế đất đai của bố mẹ cho con là như thế nào.

Luật tư vấn xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con.

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
 
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
 
Như vậy, vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
 
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên.
 
Hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:
 
- Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Bản án ly hôn;
- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
Để thực hiện quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, anh phải gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ cũ của anh cư trú.
Căn cứ quy định tại Điều 320 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:
1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.
Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của bên thế chấp như sau:
"4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật".
Như vậy, căn cứ theo quy định trên của pháp luật, thì việc mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng sẽ được tiến hành đúng quy định của pháp luật nếu được sự đồng ý của ngân hàng.
Vì vậy, để thực hiện việc mua bán nhà đất tại ngân hàng một cách an toàn, tránh các tranh chấp phát sinh xảy ra thì bạn( bên mua) và bên bán cần thỏa thuận với ngân hàng và ký biên bản thỏa thuận về việc thanh toán khoản tiền vay để rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất về sau đó thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng.
Điều 613 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Điều 660 BLDS quy định khi phân chia di sản thừa kế, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải để lại một phần di sản bằng phần của những người thừa kế khác. Cụ thể:
- Nếu thai nhi đó còn sống sau khi sinh ra thì sẽ được hưởng phần di sản thừa kế này.
- Nếu thai nhi chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng phần di sản thừa kế này.
Với các quy định trên, đứa con chị Vy đang mang trong bụng vẫn được hưởng một phần tài sản thừa kế của chồng chị nếu đứa con còn sống khi sinh ra.
Về phân chia tài sản thừa kế, do chồng chị mất mà không để lại di chúc nên phần tài sản riêng của chồng chị sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho các cá nhân thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.
Như vậy, phần di sản của chồng chị Vy sẽ được chia thành bốn phần bằng nhau cho: cha, mẹ chồng của chị, chị và đứa con (nếu có)

Thứ nhất, về các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm năm 2013 quy định những trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
“3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây

a) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;

b) Tìm được việc làm;
c) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
d) Hưởng lương hưu hằng tháng;
đ) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
g) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
i) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
k) Chết;
l) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
m) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
n) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.”

Thứ hai, về các trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm:

Khoản 5 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định:
“5. Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm b, c, h, l, m và n Khoản 1 Điều này thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.”
Như vậy, các trường hợp còn lại không được quy định trong Khoản 5 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì sẽ không được bảo lưu thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Các trường hợp đó bao gồm:
+ Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
+ Hưởng lương hưu hằng tháng;
+ Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
+ Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
+ Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
+ Chết;

Đất đai là một loại  tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và tài sản nguồn lực to lớn của quốc gia, bởi vậy vấn đề này được pháp luật điều chỉnh rất chặt chẽ bởi những quy định trong Luật đất đai 2013, Luật nhà ở 2014, Luật dân sự 2015, Luật kinh doanh bất động sản 2014,…Chính bởi giá trị to lớn của đất đai đó, mà trong các giao dịch nhà đất như mua bán nhà đất thì hợp đồng mua bán nhà đất đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. 

Vậy, làm sao để một hợp đồng mua bán nhà đất vừa phù hợp với những quy định của pháp luật để phát sinh hiệu lực, vừa đảm bảo lợi ích tối đa nhất cho các bên tham gia giao dịch đó? Để giải quyết vấn đề này của quý khách, VPLS GIA ĐÌNH cung cấp dịch vụ pháp lý tư vấn hợp đồng mua bán đất đai, nhà đất cho quý khách hàng, giúp đem lại an toàn pháp lý cùng lợi ích cao nhất khi xác lập, thực hiện hay khi xảy ra tranh chấp liên quan.

Tổng quan về Hợp đồng quản lý nghệ sĩ

Hợp đồng quản lý nghệ sĩ là một dạng của hợp đồng dịch vụ, theo đó, bên cung ứng dịch vụ sẽ thực hiện việc quản lý nghệ sĩ cho bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Liên hệ luật sư: 0972238006

Mẫu Hợp đồng quản lý nghệ sĩ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm….. 

HỢP ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỆ SĨ

(Số:…………………….)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật thương mại năm 2005;

– Căn cứ …;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.

Hôm nay, ngày….. tháng……. năm…….. tại địa chỉ…………………………., chúng tôi gồm:

Bên Quản lý (Bên A):

 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

 
Chúng tôi là chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp, người lao động trong việc giải quyết các tranh chấp lao động, bao gồm:
  1. Giải quyết Tranh chấp lao động về xác định quy chế lương, thưởng, bảo hiểm trong doanh nghiệp và việc thực hiện các quy chế nói trên;
  2. Giải quyết Tranh chấp lao động về xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng lao động;
  3. Tranh chấp quyền và nghĩa vụ các bên khi hủy hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
  4. Giải quyết tranh chấp liên quan trách nhiệm vật chất, kỷ luật lao động;