Việt kiều có được hưởng thừa kế nhà đất tại Việt Nam không?

Việt kiều có được hưởng thừa kế tại Việt Nam hay không?

Giải đáp thắc mắc việt kiều có được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam Không. Những quy định thừa kế quyền sử dụng đất đai, nhà ở theo những trường hợp cụ thể. Bài viết sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn những quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung.
 
 

 

Quy định chung luật thừa kế tài sản đối với việt kiều, người nước ngoài
Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam về thừa kế, mọi cá nhân có quyền thừa kế di sản cho dù có hay không có quốc tịch Việt Nam. Khi người chết để lại di chúc và được lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về thừa kế, có để lại di phần di sản cho cá nhân là người việt kiều hay người nước ngoài.
Các trường hợp tranh chấp về thừa kế là nhà ở được mở thừa kế trước năm 1991 có người được hưởng di sản là người Việt Nam ở nước ngoài, nếu có tranh chấp phát sinh, thì toà chỉ giải quyết khi người Việt Nam ở nước ngoài có giấy xin khước từ quyền thừa kế hoặc giấy cho người khác hưởng quyền thừa kế của mình.
Như vậy, quy định nêu trên đã giải đáp được câu hỏi việt kiều có được hưởng thừa kế di sản hay không. Tuy nhiên, việc thừa kế tài sản là đất đai, nhà ở của đối tượng là việt kiều cần phải căn cư theo luật sở hữu đất đai của người Việt Nam ở nước ngoài. vì vậy, phần tiếp theo sẽ làm rõ hơn những quy định này.
Đọc bài viết: quy định luật thừa kế đất đai để nắm được những quy định mới nhất về thừa kế đất đai, nhà ở trước khi tìm hiểu cụ thể về thừa kế đất đai đối với việt kiều và người nước ngoài.

 

Việt kiều hưởng thừa kế đất đai, nhà ở quy định như thế nào?
Theo Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

Việt kiều là người thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Quyền và nghĩa vụ của nhóm đối tượng này:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;
c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.
Chi tiết, bạn tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam không?

Việt kiều Không thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở

- Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Có một hoặc một số việt kiều, người nước ngoài người không có quyền sở hữu nhà ở

- Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính.
- Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Một số lưu ý về việc nhận thừa kế của việt kiều hoặc người nước ngoài.

- Người nhận thừa kế trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này được ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Theo Khoản 3, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và người gốc Việt Nam (đã từng có quốc tịch Việt Nam) cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
- Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 và Khoản 1; Điểm b, Khoản 2, Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam.
- Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì phải có giấy tờ sau đây:
- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Khoản 1, Điều 6 của Nghị định này quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.






Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.
Văn phòng luật sư Gia Đình là hãng luật độc lập – thuộc Đoàn luật sư TPHCM- Chuyên doanh nghiệp- lao động- thương mại, hợp đồng, hình sự, gia đình là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Văn phòng luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV7-HTV9), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông,Truyền hình công an ANTV, Đài tiếng nói Việt Nam VTV1, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội VN, Báo Pháp luật TPHCM, SCTV, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, vụ cướp 35 tỷ Long Thành – Dầu Dây, vụ phóng xăng đốt giết 10 người vì láng giềng giàu hơn tại TPHCM, vụ chống người thi hành công vụ mùa covid tại quận 7, vụ Bạn trai phủ nhận để bạn gái đi tù 1 Tại TPHCM, Vụ Cưỡng đoạt tài sản tại An Giang, vụ cố ý gây thương tích công dân Hà Lan, Vụ giết người vì hát karaoke tại Bình Chánh, Vụ mua bán trái phép chất ma túy hàng kg tại Tây ninh, Vụ tranh chấp đất đứng tên dùm trị giá 163 tỷ tại TPHCM, vụ tranh chấp mua bán căn hộ chung cư với công ty Masterry…. và nhiều vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, hình sự, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi đã giải quyết nhiều vụ tranh chấp và từng tư vấn pháp luật thường xuyên cho nhiều công ty như: Công ty chế biến trái cây Yasaka (Nhật bản), Công ty Nam Chê (Hàn Quốc), Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Bến Thành (Cổ phần nhà nước), Công ty TNHH Kỹ Thuật Năng Lượng, Công ty Vina Buhmwoo (Hàn Quốc), Công ty ECO SYS Kim Trường Phát (Hàn Quốc), Công ty cổ phần BĐS BiG Land, Công ty TNHH dược phẩm  AAA, Công ty TNHH Hanwa Kakoki Việt Nam (Nhật Bản), Công ty TNHH DV BV Ti Tan, Công ty CP Chuỗi Nông sản Sài gòn, Công ty CP BĐS Happy Land S, Công ty CP SG Xây dựng (cổ phần hóa nhà nước), Công ty CP Maduphar, Công ty Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên), Công ty Happy Land S, Công ty Konokinmo, Công ty Blue Bay (Bến Tre), Công ty Country (TPHCM) Gallant Ocean Việt Nam (Khánh Hòa)…và nhiều công ty khác…
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: luatsuthanhpho@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net.vn
http://www.luatsuthanhpho.com
thủ tục việt kiều thừa kế thế nào?

Thủ tục để Việt kiều khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Theo đó, để nhận di sản thừa kế thì Việt kiều thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế

Việt kiều nộp hồ sơ yêu cầu khai nhận di sản thừa kế tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nộp đủ hồ sơ, giấy tờ, Công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:

TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ

Tư vấn Pháp luật về thừa kế: Mặc dù vấn đề thừa kế đã được pháp luật quy định nhưng ở Việt Nam vì liên quan đến phong tục tập quán, truyền thống đạo đức mà có những phát sinh rắc rối trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến Pháp luật về thừa kế, một phần do mọi người không nắm bắt quy định của pháp luật hoặc ngại giải quyết ngay việc thừa kế liền ngay sau thời điểm mở thừa kế vì sợ dị nghị hoặc do dị đoan, kiêng cữ, mà không lập di chúc để định đoạt tài sản. Trong từng lĩnh vực về tài sản mà việc thừa kế cũng được pháp luật quy định khác nhau nên khó có thể để một người tự mình thực hiện các thủ tục liên quan đến thừa kế mà không phải thông qua một cá nhân đơn vị chuyên môn tư vấn. Biết rõ và vận dụng đúng những quy định của pháp luật về thừa kế sẽ tạo ra sự ổn định trong các mối quan hệ của người để thừa kế, người thừa kế cũng như cho xã hội.