Khai nhận thừa kế thế nào để thực hiện chuyển tên sổ đỏ?

Khai nhận thừa kế thế nào để thực hiện chuyển tên sổ đỏ?

Yêu cầu tư vấn: Xin Luật sư tư vấn giúp em trường hợp sau: Ông bà ngoại em mất. Di sản là bất động sản chưa chia. Ông bà Ngoại của em có 4 người con. Một người đã mất trước ông bà. Một người mất sau ông bà. Chỉ còn mẹ em và chị gái của mẹ em hiện còn sống. Vậy xin hỏi Luật sư về thủ tục, trình tự khai nhận ra sao để được cấp sổ đỏ ạ? E xin cảm ơn luật sư

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến với Chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo nguyên tắc, khi ông bà ngoại của bạn mất mà không để lại di chúc thừa kế thì toàn bộ di sản của ông bà ngoại của bạn sẽ chia theo pháp luật. Bất động sản của ông bà bạn sẽ được chia đều cho những người nằm trong hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.”

Ở đây, người con mất trước (sau đây gọi là A) và người con mất sau (sau đây gọi là B) ông bà ngoại của bạn vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế theo hàng thứ nhất, 4 người con sẽ được chia làm 4 phần của di sản là bất động sản đó.

Tuy nhiên, do người A đã mất trước ông bà nên sẽ xét đến trường hợp người thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015. Điều 652 quy định như sau:

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Do đó, nếu người A này có con thì người con này sẽ thay thế A hưởng phần di sản thừa kế.

Đối với người B, do mất sau ông nên tại thời điểm ông mất, người B đã được hưởng một phần di sản của ông để lại. Hiện tại B đã mất, do đó người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của B bao gồm vợ và tất cả các người con sẽ hưởng phần tài sản thừa kế của B bao gồm cả phần B được trong khối tài sản của ông.

Đối với trường hợp này, nếu có người thừa kế kế vị của A và những người thừa kế của B thì để làm sổ đỏ trong trường hợp này, tất cả những người thừa kế phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Nếu một trong số những người đồng thừa kế không đồng ý phân chia thì yêu cầu Tòa án giải quyết sau đó mới làm được thủ tục cấp sổ đỏ đối với mảnh đất....

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG


Hình ảnh văn phòng bào chữa