Luật Sư Chuyên Nhà Đất

Các điểm mới về giải quyết tranh chấp theo luật Đất đai 2013
Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014 thay thế Luật Đất đai năm 2003 và có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Một trong những sửa đổi, bổ sung của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thể hiện trong nội dung các quy định về giải quyết tranh chấp đất đai.

1. Những sửa đổi, bổ sung của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về hòa giải tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP). Tìm hiểu nội dung quy định về hòa giải tranh chấp đất đai của các văn bản pháp luật này cho thấy có những sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về thời hạn hòa giải, Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn hòa giải; theo đó, thời hạn hòa giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Thứ hai, bổ sung quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND cấp xã) trong việc thực hiện hòa giải, theo đó, khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

(i) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

(ii) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

(iii) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã.

Thứ tư, bổ sung quy định sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Thứ năm, bổ sung quy định trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải, thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

2. Những sửa đổi, bổ sung của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tìm hiểu các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành, chúng ta có thể rút ra một số sửa đổi, bổ sung chủ yêu sau đây:

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013; theo đó, đối với trường hợp tranh chấp này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

(i) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh;

(ii) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện như sau:

(i) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

(ii) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Thứ ba, bổ sung quy định người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.

Thứ tư, bổ sung quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh, bao gồm: (i) Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại UBND cấp có thẩm quyền; (ii) Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết; (iii) Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp; báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành; Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Thứ năm, bổ sung quy định thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: (i) Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; (ii) Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; (iii) Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp; trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương; báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành; (iv) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung quy định căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành. Theo đó, căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong các trường hợp này bao gồm: Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra; thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước; quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, UBND cấp tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành.

Nguồn: NgPGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến & ThS. Nguyễn Vĩnh Diện

 

Trong nhiều năm làm nghề luật sư, hỗ trợ cho rất nhiều người giao dịch nhà đất, tôi nhận thấy Hợp đồng mua bán nhà ở là rất rất quan trọng. Nó là giấy tờ pháp lý nhằm chứng thực việc giao dịch mua bán nhà ở – một tài sản rất lớn.
Các bạn có thể hỏi Google có rất nhiều loại mẫu, thậm chí các bạn cũng đang có mẫu Hợp đồng mua bán nhà ở. Nhưng thấu hiểu bản chất của việc loại Hợp đồng này, chủ động sử dụng mẫu theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo được tốt nhất quyền lợi của mình mới là điều quan trọng. Tôi giúp bạn làm được điều này một cách dễ dàng qua bước, sau đây:
Tìm hiểu pháp lý, kinh nghiệm đàm phán và soạn thảo của Hợp đồng trong giao dịch nhà đất trong cuốn sách: Cẩm Nang Mua Bán Nhà – Pháp lý – Chiêu Trò và Mưu Kế. Tìm hiểu thêm tại

Tự điền, chỉnh sửa lại nội dung Hợp đồng mua bán nhà ở cho phù hợp với mong muốn của mình và kết quả đàm phán.
Phần Lưu ý trong Hợp đồng mua bán nhà ở là phần hướng dẫn bạn sử dụng Mẫu và cần xóa phần Lưu ý khi soạn thảo xong.

Các nội dung tư vấn luật đất đai bao gồm:

1. Tư vấn về hình thức hợp đồng nhà đất :

– Cách thức lập hợp đồng mua bán nhà đảm bảo đúng quy định, đầy đủ các nội dung cần có của một hợp đồng mua bán nhà;

– Tư vấn hoàn thiện hợp đồng, đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu;

2. Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên:

Luật Sư Tư Vấn Quy Trình Thu Hồi Đất Tại Tphcm
Theo quy định Luật đất đai 2013 quy định về thu hồi đất phải đảm bảo đúng các trình tự và các bước sau:
Xác định chủ trương thu hồi đất và chuẩn bị hồ sơ địa chính: căn cứ các dự án do Hội đồng nhân dân thành phố chấp thuận mà phải thu hồi đất, Trung tâm Phát triển quỹ đất phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành khảo sát, điều tra, thống kê sơ bộ trên cơ sở tài liệu hồ sơ địa chính và đề xuất quỹ đất dự kiến thu hồi; dự thảo văn bản để Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chấp thuận chủ trương thu hồi tạo quỹ đất và giao Ủy ban nhân dân quận, huyện cập nhật và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 nêu rõ:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Từ khái niệm trên, có thể hiểu, hợp đồng công chứng mua bán nhà đất là văn bản công chứng, chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng mua bán nhà đất theo quy định của pháp luật.
Thời hạn của hợp đồng công chứng mua bán nhà đất
Thời hạn của hợp đồng công chứng mua bán nhà đất bao gồm thời gian mà văn bản công chứng ấy có hiệu lực và giá trị pháp lý của hợp đồng.
Giá trị pháp lý của hợp đồng công chứng mua bán nhà đất
Điều 5, Luật công chứng năm 2014 đã quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 280 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:
“Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.”
Ngoài ra, tại Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định:
 
Điều 16. Thanh toán trong giao dịch bất động sản
1. Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán.
2. Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi rõ trong hợp đồng.
iao dịch giữa hai bên là giao dịch chuyển nhượng nhà đất. Giao dịch này có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng được công chứng. Hai bên có nghĩa vụ thực hiện đúng thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng và chỉ hoàn trả cho nhau khi hợp đồng này vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự. Do đó, bên chuyển nhượng không có căn cứ nào để không thực hiện hợp đồng này nghĩa là không bán nhà cho bạn nữa.
Mặt khác, hai bên đã cam kết về thời gian bàn giao nhà và thanh toán tiền trong giấy cam kết. Bên chuyển nhượng đã nhiều lần vi phạm nghĩa vụ của mình. Hiện tại bạn cũng đã nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn là chủ sở hữu hợp pháp đối với nhà và quyền sử dụng đất. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên chuyển nhượng bàn giao nhà và thanh toán nốt tiền để chấm dứt giao dịch. Trường hợp nếu bạn đã khiếu nại lên phường mà không giải quyết được, bạn có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án cấp huyện nơi có đất yêu cầu bên chuyển nhượng thực hiện hợp đồng.

Tranh chấp đất đai

Dịch vụ tư vấn của Công ty luật Nguyễn Lê tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai. Khách có nhu cầutư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0972238006 để được tư vấn miễn phí qua điện thoại.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

1. Hòa giải cơ sở:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đang tranh chấp (Lưu ý việc hòa giải không bắt buộc chỉ là khuyến khích)

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, nhằm đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của đất nước. Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, với mong muốn mang đến cho khách hàng những hiểu biết về quy định của pháp luật đất đai, cũng như hạn chế việc phát sinh tranh chấp. VPLS GIA ĐÌNH tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề dưới đây:

1. Tư vấn pháp lý về giao dịch đất đai như: chuyển nhượng, tách thửa, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

2. Hỗ trợ thẩm tra tình trạng pháp lý của đất đai và chủ sở hữu nhà đất.

Luật Sư Tư Vấn Về Quy Hoạch Nhà Đất
Mới đây (1/1/2019), luật Quy hoạch đã được thông qua với nhiều điểm mới trong quy định về đất đai, kinh doanh bất động sản như: nghiêm cấm các hành vi không công bố, công bố chấm thông tin dự án, từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch hay một số quy định mới về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, quản lí condotel,…
Thưa ông, sau khi luật Quy hoạch được thông qua, những điểm mới nào cần lưu ý trong qui định về đất đai và kinh doanh bất động sản? 
Theo tôi điểm cần quan tâm đó là các quy định như:

Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014 quy định điều kiện giao dịch về nhà ở là nhà phải có đủ bốn điều kiện như sau:

  • Thứ nhất, có giấy chứng nhận (GCN) theo quy định pháp luật, trừ trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai; mua bán thuộc sở hữu nhà nước…
    Thứ hai, nhà ở không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.
  • Thứ ba, nhà không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật.
  • Thứ tư, nhà ở không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Người mua cần kiểm tra các thông tin nêu trên thông qua việc: