Dịch vụ luật sư chuyên giải quyết tranh chấp công nợ

Quy định của pháp luật về công nợ?

Công nợ là gì?

Công nợ hay nợ là khi một doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán cho các cá nhân, tổ chức nhưng chưa đầy đủ, vẫn còn một số tiền chưa thanh toán, được cho nợ đến kì sau. Hiện nay, công nợ được chia thành hai loại, đó là công nợ phải thu và công nợ phải trả.

Công nợ phải thu

Khi một tổ chức doanh nghiệp, một cá nhân kinh doanh đã xuất hàng hóa, thành phẩm bán cho khách hàng có đủ hóa đơn, chứng từ kê khai thuế nhưng khách hàng vẫn chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đầy đủ toàn bộ số tiền thì sẽ phát sinh công nợ phải thu đối với bên bán. Công nợ phải thu sẽ bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền, hay các khoản đầu tư tài chính.

Công nợ phải trả

Khi tổ chức doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh mua hàng hóa, thành phẩm, vật tư, công cụ dụng cụ,…mà chưa thanh toán tiền hoặc thanh toán chưa đầy đủ số tiền cho bên bán, nhà cung cấp thì sẽ phát sinh công nợ phải trả đối với doanh nghiệp đó. Công nợ phải trả bao gồm tiền trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…được cung cấp, cung ứng mà còn chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

Hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp công nợ

Quy trình thu hồi công nợ

Quy trình thu hồi công nợ thường trải qua lần lượt các bước sau:

Bước 1: Xác định công nợ phải thu của từng khách hàng.

Bước 2: Phân loại khách nợ: Dựa vào tính chất, uy tín của mỗi khách hàng nợ, có thể chia khách hàng nợ thành hai nhóm: quan trọng – tiếp tục hợp tác hoặc chấm dứt hợp tác.

Bước 3: Chọn khách hàng phải thu hồi công nợ.

Bước 4: Nhắc nhở khách hàng về công nợ khách hàng phải trả trước khi đáo hạn. Việc nhắc nhở có thể qua gọi điện hoặc email, tin nhắn, fax,…hoặc cần thiết thì sắp xếp một cuộc hẹn trực tiếp.

Bước 5: Đàm phán với khách nợ về các khoản nợ.

Bước 6: Thu hồi công nợ.

Bước 7: Trong trường hợp không đàm phán được với khách nợ, khách hàng vẫn chưa thanh toán đầy đủ các khoản nợ, khởi kiện đến tòa án để đòi nợ.

Trên thực tế, tùy vào tình hình cụ thể tại mỗi doanh nghiệp, mối quan hệ với khách hàng,…mà mỗi doanh nghiệp sẽ có quy trình thu hồi công nợ phù hợp.

Các biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ

Thanh toán sau khi mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận là một nghĩa vụ của bên mua. Do đó, nếu khách hàng không thanh toán công nợ là khách hàng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán và doanh nghiệp bên bán có thể áp dụng các chế tài thương mại theo quy định của Luật Thương mại 2005. Các chế tài có thể áp dụng gồm:

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng: Yêu cầu bên bị vi phạm phải thanh toán đầy đủ tiền theo quy định của Hợp đồng.
  • Phạt vi phạm: Hai bên có thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng.
  • Bồi thường thiệt hại: Doanh nghiệp phải chứng minh được thiệt hại xuất phát từ việc chậm thanh toán tiền của khách hàng.
  • Hủy bỏ hợp đồng: Việc bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán đã làm cho bên bán mất đi quyền lợi mà họ mong đợi từ hợp đồng là nhận được khoản thanh toán. Do đó, hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán có thể được xem là hành vi vi phạm cơ bản – là một trường hợp được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng.
  • Giải quyết tranh chấp: Sau khi đã áp dụng các chế tài trên mà khách hàng vẫn không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán, doanh nghiệp có quyền khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài để bảo đảm quyền lợi của mình.

Cơ sở pháp lý: Điều 50, 292, 297, 300, 302, 312 Luật Thương mại năm 2005.

 

Luật sư giải quyết tranh chấp công nợ

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp công nợ

  • Luật sư tư vấn, hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện để giải quyết tranh chấp công nợ bằng Trọng tài hoặc Tòa án.
  • Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý, chuẩn bị hồ sơ gửi cơ quan chức năng theo yêu cầu của khách hàng.
  • Thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Thực hiện các công việc khác để hỗ trợ khách hàng.
LS TRẦN MINH HÙNG, LS GIỎI VÀ GIÀU KINH NGHIỆM BÀO CHỮA NHIỀU VỤ ÁN LỚN NÊN ĐƯỢC NHIỀU ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUỐC GIA NHƯ HTV, VTV,VOV,VOH, TRUYỀN HÌNH CÔNG AN ANTV, TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM, QUỐC PHÒNG, TÂY NINH, CẦN THƠ, BÌNH DƯƠNG, TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG, TƯ VẤN LUẬT TRÊN BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG, NHIỀU TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỜI PHỎNG VẤN, CHIA SẼ KINH NGHIỆM, TRAO ĐỔI PHÁP LÝ, GÓP Ý KIẾN PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DÂN, SINH VIÊN, CHO CÁC CHUYÊN GIA.
 

Hình ảnh văn phòng bào chữa