Kiện Hủy Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

Thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong tranh chấp dân sự:

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức:

“1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

  1. Quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.
  2. Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.

  1. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.”

Theo quy định nêu trên thì chỉ có những văn bản là quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết mới bị Tòa án xem xét hủy (những văn bản không phải là quyết định hành chính cá biệt thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều này).

Khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức thì Tòa án phải xem xét, đánh giá về tính hợp pháp của quyết định cá biệt đó.

Trường hợp quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và phải hủy quyết định đó mới bảo đảm giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự mà việc hủy quyết định đó không làm thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự tiếp tục giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

Trường hợp việc xem xét hủy quyết định đó dẫn đến thay đổi thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì Tòa án nhân dân cấp huyện đang thụ lý giải quyết vụ việc dân sự phải chuyển vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết và xem xét hủy quyết định đó.

Như vậy, theo như hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, để khởi kiện vụ án dân sự có liên quan đến yêu cầu hủy GCNQSDĐ thì vẫn phải nộp đơn khởi kiện đến TAND cấp huyện. Nếu trong quá trình xét xử nhận thấy phải hủy GCNQSDĐ thì Tòa huyện mới chuyển vụ án lên Tòa tỉnh.

TAND cấp huyện có trách nhiệm thụ lý đơn khởi kiện có kèm yêu cầu hủy GCNQSDĐ, sau đó đưa UBND cấp huyện (cơ quan cấp GCN) vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu UBND cấp huyện trình bày ý kiến.

Về thời điểm chuyển vụ án lên TAND cấp tỉnh để giải quyết:

Sau khi Tòa huyện thụ lý đơn khởi kiện, đưa UBND cấp huyện vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan; thông báo cho UBND huyện để cơ quan này trình bày ý kiến của mình theo quy định tại Điều 199 BLTTDS. Lúc này Tòa huyện sẽ chuyển vụ án lên Tòa tỉnh theo quy định tại Điều 41 BLTTDS:

“1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.”

Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự ký tên và đóng dấu của Tòa án. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Tòa án có thẩm quyền sau khi nhận được quyết định chuyển vụ việc dân sự và hồ sơ vụ việc dân sự phải vào sổ thụ lý và tiếp tục giải quyết vụ việc đó theo quy định chung.

Về án phí khi chuyển vụ án từ Tòa huyện lên Tòa tỉnh để giải quyết:

Nghị quyết 03/2012 quy định:

Khi xét thấy vụ việc dân sự đã được thụ lý không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân địa phương khác cùng cấp hoặc khác cấp, thì Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lý. Trong trường hợp đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự không phải trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự mà tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự.

Như vậy, tiền tạm ứng án phí sẽ được chuyển lên cho Tòa tỉnh đồng thời với việc chuyển vụ án, đương sự không được trả lại tạm ứng án phí.

Trân trọng.

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Thẩm quyền của tòa án khi giải quyết hủy giấy chứng nhận QSDĐ

Luật sư đất đai, Luật sư nhà đất, Luật sư giỏi ở TpHCM. Chuyên giải quyết các tranh chấp đất đai, nhà ở. Nhanh chóng – Uy tín –Hiệu quả. Hotline: 0922 822 466


 

4 rủi ro khi mua đất đã có Sổ đỏ nhưng nhà chưa được cấp sổ

Mua đất đã có Sổ đỏ nhưng nhà chưa được cấp sổ xảy ra khá phổ biến vì nhiều người dân sau khi xây nhà không đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Khi chuyển nhượng bất động sản (nhà đất) gồm có 03 trường hợp:

- Trường hợp 1: Chỉ có quyền sử dụng đất (chỉ có đất, không có nhà ở).

- Trường hợp 2: Chỉ có nhà ở (chung cư hoặc nhà gắn liền với đất nhưng nhà và đất là 2 “chủ” khác nhau).