LS Trần Minh Hùng Cần khởi tố vụ án dây điện rớt làm chết người ở Sài Gòn

Cần khởi tố vụ án dây điện rớt làm chết người ở Sài Gòn

  •  
  •  
  •  
  •  

Theo luật sư, trong trường hợp này hậu quả rất nghiêm trọng dẫn đến chết người nên cần phải khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ trách nhiệm trong việc quản lý đường dây điện.

Ngày 17/8, ông Lương Nhật Hòa (59 tuổi, lái xe ôm, ngụ quận Tân Bình) đang uống cà phê trên đường Nguyễn Trọng Tuyển thì bất ngờ sợi dây điện từ trên cao bị đứt, rơi trúng tường. Dây điện văng vào lưng người đàn ông này khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Theo Tổng công ty Điện lực TP.HCM, dây điện rớt trúng người ông Hòa là dây trung thế 22 kV. Lãnh đạo Công ty Điện lực Tân Bình cũng đã đến thăm hỏi và ứng toàn bộ chi phí để cùng gia đình nạn nhân lo hậu sự.

Trong trường hợp này, trách nhiệm thuộc về ai?

Can khoi to vu an day dien rot lam chet nguoi o Sai Gon hinh anh 1
Hiện trường vụ việc. Ảnh: Thư Trần.

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng trong trường hợp này hậu quả rất nghiêm trọng dẫn đến chết người nên cần phải khởi tố vụ án để điều tra. Trong đó cần làm rõ trách nhiệm một số cá nhân của công ty điện lực trong quản lý đường dây điện.

"Nếu có sự vi phạm các quy tắc quản lý đường điện dẫn tới rơi dây làm chết người thì xử lý hình sự tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, quy định tại Điều 129 Bộ luật Hình sự", luật sư Dũng nêu quan điểm.

Theo quy định tại điều này, người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 1-5 năm tù.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích thêm, dây điện thuộc hệ thống tải điện nên được xem là nguồn nguy hiểm cao độ. Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường.

Tuy nhiên, để xác định trách nhiệm dây điện rớt làm khách uống cà phê tử vong cần xác định việc quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo trì đường dây điện này theo đúng quy trình không? Ai có lỗi trong quy trình này hay không?

Nếu không ai có lỗi trong việc dây điện rớt dẫn đến người tử vong thì không ai phải chịu trách nhiệm. Còn trường hợp đường dây điện này rớt xuống đường do lỗi của người của chủ sở hữu đường dây tải điện hoặc người chiếm hữu, sử dụng thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Như vậy, để xác định ai phải chịu trách nhiệm trong việc dây điện rớt xuống đường thuộc trách nhiệm của ai thì phải xác định cá nhân, tổ chức trong việc quản lý, sử dụng đường dây tải điện này đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình chưa. Nếu cá nhân, tổ chức nào thiếu trách nhiệm dẫn đến tử vong này thì cá nhân, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm. Nếu chỉ là sự kiện bất khả kháng thì không ai phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

"Ở các khu vực đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội mà ách tắc trong quản lý đường dây điện là nguy cơ gây thiệt hại rất lớn cho tính mạng con người. Vì vậy cần phải xử lý nghiêm minh nhằm để cảnh tỉnh thái độ trách nhiệm của nhân viên điện lực", luật sư Dũng nói.

Nguồn: zing

LS TRẦN MINH HÙNG TRẢ LỜI HTV9.


Hình ảnh văn phòng bào chữa