Luật Sư Chuyên Làm Sổ Hồng

Các vấn đề trong hợp thức hóa nhà đất

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nhà đất, tư vấn nhiều trường hợp pháp lý có liên quan đến bất động sản VPLS GIA ĐÌNH xin được phép đưa ra một bài viết tổng thể liên quan đến hoạt động cấp sổ đỏ, sổ hồng theo dạng vẫn chưa đủ điều kiện (gọi chung là thủ tục hợp thức hóa nhà đất). Theo đó thì :

Các tiêu chí, điều kiện hợp thức hóa nhà đất là gì ?

Thủ tục hợp thức hóa nhà đất ra sao ?

Hồ sơ hợp thức hóa nhà đất bao gồm những gì ?

Lệ phí hợp thức hóa nhà đất được tính như thế nào ?

Mẫu đơn xin hợp thức hóa nhà đất mới nhất theo mẫu nào ?

Thời gian hợp thức hóa nhà đất mất bao lâu ?

Với bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến Quý chủ sở hữu đang muốn hợp thức hóa nhà đất hiểu toàn bộ các bước, quy trình phải thực hiện để ra được sổ đỏ mới theo đúng quy định của pháp luật hiện nay.

Điều kiện hợp thức hóa nhà đất

Điều 20 của luật đất đai 2013 quy định về việc cấp sổ đỏ, sổ hồng cho các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, nhưng không vi phạm luật đất đai.

Việc cấp sổ hồng cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, Điều 18 của Nghị định này và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 101 của Luật Đất đai, Điều 23 của Nghị định này được thực hiện theo quy định như sau:

2 Trường hợp cụ thể khi làm thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp xã, phường, huyện xác định không có tranh chấp, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phù hợp quy hoạch điểm dân cư, khu dân cư đã được phê duyệt hoặc nếu có không phù hợp quy hoạch nhưng đã sử dụng trước đó thì công nhận Quyền sử dụng đất như sau:

a/ Đối với các thửa đất có diện tích phù hợp với hạn mức quy định tại khu vực xin cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất thì được công nhận toàn bộ diện tích đó và được cấp sổ hồng (điều kiện đủ trong thủ tục hợp thức hóa nhà đất).

b/ Trường hợp thửa đất có diện tích lớn hơn hạn mức nhưng trên đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận theo đúng diện tích đất ở, trường hợp đất ở đó lớn hơn hạn mức do các công trình đã được xây dựng ở trên đó thì được công nhận diện tích đất dựa trên thực tế xây dựng công trình nhà ở. (điều kiện đủ trong thủ tục hợp thức hóa nhà đất)

Các nguyên tắc xác định đất ở ổn định

Việc xác định đất ở ổn định quy định tại điểm 21 nghị định này, theo đó:

1. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

2. Thời điểm được xác định sử dụng đất ổn định theo mục đích muốn chuyển đổi được căn cứ vào 1 trong các giấy tờ sau:

Các trường hợp xác định qua giấy tờ liên quan

a) Biên lai nộp tiền sử dụng đất, thuế nhà đất căn cứ để hợp thức hóa nhà đất;

b) Các loại biên bản hoặc quyết định của cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

c) Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân về tài sản gắn liền với đất đó thì đủ điều kiện làm thủ tục hợp thức hóa nhà đất;

d) Các văn bản giải quyết trang chấp đất đai của cơ quan có thẩm quyền, hay biên bảo hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của UBND xã, huyện, thi trấn nơi có đất;

đ) Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc sử dụng đất đai cũng đủ điều kiện lập hồ sơ hợp thức hóa nhà đất để được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất;

e) Các loại giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn hay giấy CMND hoặc Giấy khai sinh, hoặc các loại giấy tờ nộp tiền điện, nước có ghi địa chỉ nhà tại thửa đất đó.

Chú ý khi hợp thức hóa nhà đất trường hợp g, h, i, k

g) Các loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền trong giao quản lý, sử dụng đất như: tờ giao, phân, cấp nhà hoặc đất thì đủ điều kiện hợp thức hóa nhà đất.

h) Giấy tờ có liên quan đến việc mua bán nhà đất gắn với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì được hợp thức hóa nhà đất (thì cũng đủ điều kiện làm thủ tục hợp thức hóa nhà đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ).

i) Các tài liệu về bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

k) Các loại giấy tờ đăng ký nhà, đất có xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký thì đủ điều kiện hợp thức hóa nhà đất.

Chú ý khi làm thủ tục hợp thức hóa nhà đất

3. Trường hợp các loại giấy tờ ở Khoản 2 có thời gian không thống nhất thì thời gian được lấy để tính thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định là theo ngày tháng sớm nhất.

4. Trường hợp không có các loại giấy tờ tại Khoản 2 hoặc có các giấy tơ không ghi rõ thời gian xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng thì phải có xác nhận ủa UBND xã, huyện nơi có đất, kèm với đó là cơ sở thu thập ý kiến của người dân cư trú cùng thơi điểm tại nơi có đất để làm cơ sở xác đinh.

Hồ sơ hợp thức hóa nhà đất

a. Đơn đề nghị cấp theo mẫu về cấp giấy chứng nhận theo mẫu (02 bản chính ) được UBND cấp xã kiểm tra, xác nhận vào đơn, kèm theo phiếu lấy ý kiến khu dân cư với các nội dung:

– Tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;

– Xác nhận về nguồn gốc của thửa đất, thời điểm xây dựng và sử dụng đất;

– Xác minh thực địa (trong trường hợp cần thiết) về sự phù hợp quy họach xây dựng theo Giấy phép xây dựng; Đối với trường hợp xây dựng sai phép phải lập Biên bản kiểm tra hiện trạng thể hiện rõ nội dung sai phép; Trường hợp vi phạm khoản 3, Điều 15 Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng thì đề xuất, xử lý theo thẩm quyền.

– Bản án của tòa án, biên bản thi hành án, quyết định thi hành án của cơ quan thẩm quyền, quyết định các cấp (nếu có).

b. Một trong các loại giấy tờ theo Điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai;( nếu có, 01 bản chính và 01 bản sao ).

Các giấy tờ về thuế

 

c. Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật ( nếu có, 01 bản chính và 01 bản sao ) bao gồm:
+ 02 Tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất (Mẫu 01/LPTB – nếu có).
+ 02 Tờ khai tiền sử dụng đất (Mẫu số 01-05/TSDĐ- nếu có).
+ 02 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (mẫu 11/TK-TNCN- nếu có).
+ 02 bản giấy tờ khác có liên quan việc miễn giảm nộp tiền sử dụng (nếu có).
+ 02 Đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất (nếu có).
d. Bản vẽ Sơ đồ nhà, đất (đã được kiểm tra nội nghiệp);

 

e. Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bạn ( bản sao )

Thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Quy trình hợp thức hóa nhà đất từ A –> Z 

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hợp thức hóa nhà đất làm QSDĐ

Hộ gia đình, cá nhân khi có nhu cầu thì nộp hồ sơ tại UBND cấp xã, phường thị trấn, sau đó hồ sơ sẽ được chuyển lên UBND cấp huyện.

Bước 2: Kiểm tra và viết phếu hẹn trả kết quả

Bộ phận có thẩm quyền giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp thức hóa nhà đất tại UBND huyện tiếp nhận và kiểm tra sau đó viết phiếu hẹn trả kết quả.

Bước 3: Tiếp tục chuyển hồ sơ

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, thủ tục hợp thức hóa nhà đất xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại UBND xã, phường liên quan sẽ chuyển hồ sơ đến cơ quan Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có chứng năng liên quan nơi có đất.

Bước 4: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất thực hiện thẩm định hồ sơ, xác minh thực địa;

Cơ quan UBND xã, thị trấn phải xác nhận vào hồ sơ hợp thức hóa nhà đất xin sổ hồng về tình trạng của thửa đất.

Khi hồ sơ đã đủ điều kiện thì viết Giấy chứng nhận gửi kèm hồ sơ xin hợp thức hóa nhà đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và sau đó trình chủ tịch UBND huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 5: Kiểm tra và đáng giá hồ sơ hợp thức hóa nhà đất xin cấp QSDĐ

Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin hợp thức hóa nhà đất, đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử đất hoặc ý kiến cụ thể với trường hợp không đủ điều kiện;

Bước 6: Trả hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ

Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất sẽ tiến hành chuyển kết quả cho bộ phận trả hồ sơ hoặc chuyển đến UbND xã để trả cho người sử dụng đất.

Thời gian cấp giấy chứng nhận QSDĐ

Thời hạn tối đa tại cơ quan thẩm quyền là 30 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ.

Dịch vụ hợp thức hóa nhà đất ở Tp HCM

Là một đơn vị có nhiều năm hoặt động trong lĩnh vực Bất động sản, tư vấn luật đất đai chúng tôi

Tư vấn hợp thức hóa nhà đất;

Hướng dẫn lập hồ sơ hợp thức hóa nhà đất;

Thực hiện các trình tự thủ tục hợp thức hóa nhà đất.

Đến với dịch vụ hợp thức hóa nhà đất của Việt Đăng Khôi mọi giấy tờ có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được đơn vị từ vấn và thực hiện giúp khách hàng.

Dịch vụ hợp thức hóa nhà đất ở Tp HCM

Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục hợp thức hóa nhà đất

– Các đối tượng nhà, đất có mong muốn thực hiện thủ tục hợp thức hóa nhà đất;

– Các loại giấy tờ pháp lý nhà đất, giấy tờ cần thiết cho việc tiến hành hợp thức hóa;

– Hậu quả về mặt pháp lý, hành chính xảy ra trước và sau hợp thức hóa nhà đất;

– Trình tự, thủ tục, tài liệu có liên quan đến từng khu vực quận huyện cụ thể;

Thẩm định các điều kiện về hồ sơ của bạn khi thực hiện hợp thức hóa nhà đất

– Nghiên cứu các giấy tờ gốc có liện quan đến hồ sơ hợp thức hóa nhà đất của bạn;

– Trả lời khách hàng về hồ sơ xin hợp thức hóa nhà đất có được hay không trong 1 -2 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ

Thực hiện toàn bộ thủ tục hợp thức hóa nhà đất có liên quan

Đơn vị Việt Đăng Khôi có thể trực tiếp thực hiện cùng khách hàng hoặc ủy quyền thực hiện toàn bộ hồ sơ có liên quan đến các thủ tục hợp thức hòa nhà đất bao gồm:

– Làm việc trực tiếp với cơ quan thẩm quyền về lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất;

– Làm việc cơ quan thẩm quyền về lập hiện trạng do đạc hồ sơ kỹ thuật của thửa đất;

– Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để hoàn thành việc thành lập bản vẽ sơ đồ nhà đất;

– Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các hồ sơ xin hợp thức hóa nhà đất;

– Đại diện Khách hàng nhận kết quả.

Quy Trình Hợp Thức Hóa Nhà Đất ở Tp HCM

Bước 1 : Lập hồ sơ đo vẽ NHÀ ĐẤT cụ thể.

Bước 2 : Mua các giấy tờ có liên quan tại cơ quan có thẩm quyền.

– Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Các loại giấy tờ để khai lệ phí trước bạ nhà – đất;

– Các loại giấy tờ để khai thuế sử dụng đất;

– Đơn xin nợ thuế ( nếu muốn làm thủ tục nợ thuế )

Bước 3 : Nộp hồ sơ xin hợp thức hóa nhà đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ tại phường

– chứng cam kết tại phường

– Chứng cam kết có mấy căn nhà

– Chứng đơn nợ thuế ( nếu làm nợ thuế )

Bước 4 : Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận tại UBND Quận

Bước 5 : Đóng thuế xuất có liên quan đến cấp giấy chứng nhận

Thời Gian Cấp Giấy Chứng Nhận Nhà Đất Tổng cộng 101 ngày

Lệ Phí Cấp Giấy Chứng Nhận Nhà Đất

● Lệ phí cấp giây chứng nhậ mới : 100 ngàn

● Lệ phí cấp đổi giấy chứng nhận : 50 ngàn

Phí Dịch Vụ Cấp Giấy Chứng Nhận Nhà Đất

 

● Tiền công trung bình tầm 10 triệu ( tùy thuộc vào giấy tờ nhà cụ thể )
● Bao trọn gói : Tùy thuộc vào diện tích và giấy tờ nhà ….
Chú Ý khi làm hồ sơ hợp thức hóa nhà đất

 

● Những hồ sơ khó làm việc hay mua bán sau thời điểm quy định thì Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp để chúng tôi tư vấn;

● Một giầy tờ, thủ tục hợp thức hóa nhà đất ở Tp HCM, hợp thức hóa đất mua giấy tay, hợp thức hóa nhà xây không phép … có liên quan Thuế nhà đất thì sẽ được tư vấn khi làm hồ sơ cụ thể;

Mọi Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng Liên Hệ.

Trân trọng.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình Trả lời HTV9

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình Trả lời HTV9

Với người dân TPHCM, việc tự tay làm hoặc thuê dịch vụ làm sổ đỏ, sổ hồng trọn gói là nỗi bất an lớn nhất, làm sao để cầm trong tay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống.

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay còn gọi là giấy hồng hay sổ hồng là giấy tờ do cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam cấp cho chủ nhà (chủ sở hữu) xem như là chứng cứ hợp pháp và duy nhất xác định chủ quyền của một cá nhân, tổ chức đối với căn nhà (bất động sản) của mình.
 
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhà thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

 
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo Điều 100, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) được cấp cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp và có một trong 07 loại giấy tờ như:

- Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước;