Luật sư chuyên ly hôn chia tài sản nuôi con

Ly hôn không phải là vấn đề mới trong xã hội hiện nay. Trên thực tế, tỉ lệ các cặp vợ chồng ly hôn đang ngày một gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Quá trình ly hôn không hề đơn giản và bạn cần phải tham khảo sự tư vấn kỹ càng từ luật sư tư vấn ly hôn để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Xem nhanh nội dung bài viết1. Tại sao ly hôn cần luật sư?

Đừng cao thượng khi nghĩ rằng không cần tranh chấp hay cần nhờ luật sư tư vấn về tài sản, vật chất…vì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng mình thật ngây thơ khi không đòi hỏi quyền lợi gì khi ly hôn. Vì vậy, trong bất kỳ một vụ ly hôn nào,  hãy đảm bảo bạn nhận được sự hỗ trợ từ luật sư tư vấn ly hôn. Không chỉ là vấn đề vật chất, những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi có được sự tư vấn từ luật sư là:

1.1. Tiết kiệm thời gian và công sức

Đa số các Tòa án yêu cầu Biên bản hòa giải tại xã, phường trước khi nộp đơn tại Tòa án. Trong khi đó, quá trình hòa giải thường mất khá nhiều thời gian, thậm chí lên tới 6 tháng đến 1 năm do nhiều nguyên nhân khiến bạn thêm mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu thuê luật sư, đơn ly hôn của bạn sẽ được trực tiếp nộp tại Tòa án và được thụ lý ngay.

Luật sư Ly hôn giúp tiết kiệm thời gian và công sức

Khi bạn tự mình giải quyết việc ly hôn, rất có thể bạn sẽ bị Tòa án trả lại đơn do nội dung đơn viết chưa đúng, cung cấp không đầy đủ chứng cứ theo pháp luật và thông thường, bạn sẽ phải tới làm việc tới Tòa án ít nhất là bốn lần. Bằng việc thuê luật sư, bạn không còn phải mất công đi lại nhiều vì những vấn đề có thể tự giải quyết, luật sư sẽ đảm bảo không cần bạn phải bận tâm.

1.2. Đảm bảo tính riêng tư

Thuê luật sư ly hôn đảm bảo tính riêng tư

Chẳng ai muốn đời tư của mình bị bàn tán và bị nhiều người biết tới, nhất là trong một vụ ly hôn. Thế nhưng, việc hòa giải diễn ra tại Uỷ ban nhân dân xã, phường với nhiều đại diện của các cơ quan đoàn thể tham gia sẽ làm bạn khó mà giữ được những bí mật đời tư. Thay vào đó, nếu thuê luật sư thì bạn có thể bỏ qua bước này, nhờ vậy việc ly hôn của bạn chỉ có cơ quan tố tụng và luật sư biết.

1.3.  Thuận tiện trong việc thu thập chứng cứ

Vốn dĩ không có mấy ai có kinh nghiệm trong chuyện ly hôn. Vì vậy, bạn khó mà có thể chắc chắn rằng những bằng chứng như giấy tờ chứng minh tài sản, bất động sản, chứng cứ chứng minh địa chỉ…được thu thập dễ dàng để giúp bạn đảm bảo quyền lợi. Việc này sẽ hoàn toàn được giải quyết nếu bạn thuê luật sư tư vấn

2. Chia tài sản khi ly hôn

Chia tài sản là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất khi giải quyết các vụ việc ly hôn vì ai cũng muốn đòi quyền lợi nhiều nhất về phía mình. Vấn đề chia tài sản được đã được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nhưng việc xác định những vấn đề phức tạp như tài sản đứng tên một người, tài sản trước hôn nhân, tài sản riêng của vợ hoặc chồng, tài sản được cho, tặng…sẽ làm bạn đau đầu.

Khi được luật sư tư vấn ly hôn, bạn sẽ yên tâm rằng những tài sản của bạn và tài sản chung sẽ được chia đúng và có lợi nhất.

Chia tài sản khi ly hôn

Đối với tài sản chung của hai vợ chồng cần thiết nhất phải chứng minh đó là khối tài sản đó là tài sản chung sau đó phải chứng minh việc phân chia dựa trên cơ sở các bằng chứng mà hai bên cung cấp cho Tòa án,  luật sư sẽ hướng dẫn bạn thu thập những bằng chứng và sẽ đứng ra tranh tụng trước Toà án để giành cho bạn phần tài sản mà bạn đáng được hưởng. Để có thể chứng minh được hoàn cảnh gia đình và công sức đóng góp hay lỗi của các bên, luật sư cũng sẽ giúp bạn chứng minh điều đó để giành được  tài sản mà bạn đáng được hưởng từ khối tài sản chung của hai vợ chồng.

Nếu không nhận được sự hỗ trợ của luật sư, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, đưa ra các bằng chứng, không thể tranh tụng tại Tòa để đòi quyền lợi cho mình. Điều đó sẽ dẫn đến việc bạn bị thiệt thòi khi chia tài sản, nhất là khi đối phương sử dụng luật sư tư vấn ly hôn còn bạn thì không. Hãy cân nhắc!

3. Quyền nuôi con khi ly hôn

Thông thường, đối với việc giành quyền nuôi con khi ly hôn phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản là tuổi của con và điều kiện của vợ chồng.

Về tuổi của con: Khi xem xét quyền nuôi con, độ tuổi của con rất quan trọng.  Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” Con từ đủ 7 tuổi trở lên phải hỏi ý kiến của con.

Về điều kiện của vợ chồng: bao gồm điều kiện vật chất và điều kiện về tinh thần. Theo đó, bạn phải có công việc và  thu nhập, có chỗ ở và môi trường tốt cho con được sinh sống, học tập và vui chơi, có thời gian chăm sóc…

Luật sư sẽ dựa trên những cơ sở pháp lý từ đó giúp bạn đưa ra các lợi thế và tranh tụng trước Toà án giúp bạn giành được quyền nuôi con. Nếu không thuê luật sư, bạn khó mà có thể đảm bảo cung cấp được đầy đủ các chứng cứ có lợi cho mình và có khả năng mất quyền nuôi con.

4. Luật sư Trần Minh Hùng là ai?

 Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp luật và tranh tụng trong đó có lĩnh vực tư vấn ly hôn. Trải qua gần mười năm trong nghề, gắn bó với những hồ sơ vụ án, phiên tòa xét xử,được nhiều khách hàng và đồng nghiệp đánh giá cao là luật sư có Tài và Tâm.

LS HÙNG  thường xuyên được báo chí phỏng vấn và nhờ đưa ra lời khuyên pháp lý trước các vấn đề được xã hội quan tâm như: 

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

5. Chi phí ly hôn

Danh Mục Án Phí, Lệ Phí Tòa Án Ban (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016) quy định về chi phí ly hôn như sau:

1.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch  
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

 

Như vậy, tùy thuộc vào loại tranh chấp mà có mức chi phí khác nhau như đã liệt kê ở trên. Việc đóng các chi phí trên, bạn có thể ủy quyền cho luật sư tư vấn ly hôn để luật sư thay bạn tới Chi cục thi hành án dân sự để đóng án phí.
Trân trọng.
LS TRẦN MINH HÙNG

LS TRẦN MINH HÙNG trả lời đài Vĩnh Long

Tư vấn ly hôn và phân chia tài sản

Câu hỏi:

Vợ chồng em ly hôn nhưng phần tài sản chưa thỏa thuận được. Xin luật sư tư vấn dùm em:

1. Trong thời kỳ hôn nhân bố mẹ em cho đất đứng tên quyền sử dụng của em thì em có được toàn quyền sử dụng không?.

2. Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng em đã làm nhà trên đất ông bà ngoại cho. Chồng em chỉ bỏ ra có 200tr giờ chia như thế nào?.

3. Em đã sử dụng sổ đỏ của em vay cho chồng 500tr để làm ăn một mình. Em không sử dụng phần tiền vay thì giờ nợ đó có được coi là nợ chung không?

Nhờ luật sư tư vấn giúp em.

 

Cha, mẹ muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi nào

Hiện nay, trên thực tế có rất nhiều trường hợp xảy ra dẫn đến việc cha, mẹ có nhu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn diễn ra một thời gian. Có thể do ý nghĩ chủ quan là việc muốn được cùng con chung sống, phát triển hoặc sau một thời gian ly hôn cuộc sống ổn định kinh tế phát triển nên có mong muốn được giành lại quyền nuôi con để con được sống trong một môi trường tốt hơn.

Chia tài sản chung khi ly hôn thế nào?

 

Tôi và chồng tôi dự định nộp đơn ly hôn. Vậy chia tài sản chung khi ly hôn như thế nào? 

1. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

- Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết.

Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2013 xác định các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn cụ thể như sau:

Thứ nhất, trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật hôn nhân.

Thứ hai, trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Con còn nhỏ thì mẹ có được giành quyền nuôi con sau ly hôn không?

Thứ Năm, 23/05/2019 | 09:07 GMT+7 | 
Lượt xem: 1206
 
Sau khi có con thì vợ chồng tôi xảy ra nhiều bất hòa, chồng có nhiều lời lẽ không tôn trọng tôi, tôi muốn ly hôn và có được dành quyền nuôi con không khi chồng đang học tiếng nhật và bay vào tháng 8 này, tôi thì chưa có việc làm, con tôi 06 tháng ạ.

Cao Thị HoàiCăn cứ pháp lý:
Luật HN GĐ 2014

Giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Luật Đất đai năm 2013

Nội dung:

Thứ nhất, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng

Giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn.

Khi ly hôn, vấn đề tài sản là một trong ba vần đề được các bên quan tâm, VP LS GIA ĐÌNH với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong giải quyết ly hôn, chuyên giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn:

Trong quá trình giải quyết ly hôn, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về tài sản, phát sinh tranh chấp, một trong các bên có quyền khởi kiện về tài sản ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn:

Hôn nhân và gia đình là gì?

Vẫn giống như thường lệ, trước khi đi vào những nội dung chính liên quan đến tư vấn luật hôn nhân gia đình, chúng tôi sẽ đưa ra những khái niệm, định nghĩa cần thiết. Một phần giúp xác nhận ngay từ ban đầu đây có phải là nội dung mà mọi người quan tâm. Mặt khác giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về vấn đề.

Ở thời điểm hiện tại, trong các văn bản pháp luật Việt Nam không có nội dung nào giải thích cụ thể hôn nhân gia đình là gì? Thay vào đó, trong Điều 3 mục Giải thích từ ngữ của Luật Hôn nhân và Gia đình ban hành 19/04/2014 có trình bày:

“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Gia đình là tập hợp những người gắn kết với nhau bởi hôn nhân, có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Từ đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ với nhau.”

Sau khi ly hôn, vấn đề tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân ngày càng gia tăng. Đa phần các tranh chấp về tài sản thường xảy ra trong một số trường hợp cụ thể như sau: tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng; tranh chấp về việc xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong khối tài sản chung; tranh chấp về việc xác định nghĩa vụ tài sản… Vậy theo quy định của pháp luật, sau khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng sẽ được phân chia như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuân là tài sản chung.  Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 

Làm sao để được quyền nuôi con khi ly hôn? Người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có quyền và nghĩa vụ thế nào?

Tôi là giáo viên, đã kết hôn được 8 năm và sinh được 2 cháu. Một cháu năm nay 5 tuổi còn một cháu mới 2 tuổi. Chồng tôi làm bên hàng hải, thường xuyên đi vắng xa nhà lại hay nhậu nhẹt và bồ bịch lăng nhăng. Nên tôi có ý định ly hôn, nhưng tôi muốn biết làm như thế nào để được nuôi cả hai con, vì tôi nghe nói nếu hai con thì tôi chỉ được nuôi 1 bé thôi.Mong được giải đáp.

Làm sao để được quyền nuôi con khi ly hôn?