Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Hợp Đồng Kinh Tế

Trong thực tiễn kinh doanh có các dạng hợp đồng kinh tế rất đa dạng trong đó với mỗi lĩnh vực hợp đồng lại chịu sự điều chỉnh của những quy định pháp luật khác nhau. Điều này gây khó khăn trong việc nắm bắt các quy định về hợp đồng và cách giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng. Các dạng hợp đồng thường gặp bao gồm

- Hợp đồng mua bán hàng hóa; Hợp đồng dịch vụ áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức được quy định trong Luật thương mại sử dụng cho hoạt động mua bán và cung ứng dịch vụ của các thương nhân, tổ chức.

- Hợp đồng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như: Hợp đồng cầm cố tài sản; Hợp đồng thế chấp tài sản; Hợp đồng đặt cọc; Hợp đồng ký cược; Hợp đồng bảo lãnh; Hợp đồng thế chấp quy định trong Bộ luật dân sự;

- Hợp đồng mua bán, trao đổi và tặng cho tài sản;

- Hợp đồng đầu tư, góp vốn kinh doanh quy định tại Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư.

Theo kinh nghiệm hành nghề luật sư nhận thấy khi các bên nắm vững quy định pháp lý và các biện pháp phòng tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng sẽ giúp cho đối tác tôn trọng việc thực hiện hợp đồng hơn đồng thời hạn chế các tranh chấp phát sinh theo hợp đồng. Trường hợp xảy ra tranh chấp thì các dạng tranh chấp phổ biến thường tập trung vào các dạng tranh chấp sau

Thứ nhất là tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất trong một hợp đồng kinh tế nó thường kéo theo các nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng khác như: Vấn đề bù trừ công nợ; Chậm bảo hành sản phẩm lỗi do bên mua vi phạm nghĩa vụ trả tiền; Phát sinh khoản phạt hợp đồng, lãi suất quá hạn cho khoản nợ gốc, … Do đó các tranh chấp dạng này thường sẽ được giải quyết nhanh nếu người tham gia đàm phán có kinh nghiệm phân tích các bất lợi mà bên vi phạm nghĩa vụ gặp phải nếu cố tình chậm thanh toán.

Thứ hai là tranh chấp liên quan đến tài sản thế chấp, thư bảo lãnh của ngân hàng, … hay gọi chung là tranh chấp liên quan đến các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng. Tranh chấp dạng này thường phức tạp ở chỗ có nhiều chủ thể và các bên liên đới dẫn đến việc đàm phán không dễ đạt được kết quả. Song song đó mỗi biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thường liên quan đến một hệ thống văn bản pháp luật riêng biệt như thư bảo lãnh liên quan đến văn bản pháp luật ngân hàng, thế chấp quyền sử dụng đất liên quan đến luật đất đai và luật nhà ở,… 

Thứ ba là tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ sau hợp đồng như bảo hành, bảo trì,… Đây là các tranh chấp khá khó giải quyết bởi những nội dung chính của hợp đồng trong đó bao gồm cả nghĩa vụ thanh toán đều đã thực hiện nên căn cứ yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nốt các cam kết theo hợp đồng là rất khó.

Và tất nhiên sẽ còn nhiều dạng tranh chấp khác mà các doanh nghiệp, tổ chức có thể gặp phải khi thực hiện hợp đồng kinh tế. Đây cũng là lý do Quý vị nên yêu cầu sự trợ giúp của Luật Sư để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong các giao dịch kinh doanh thương mại. 

Trân trọng!

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Loại hình tư vấn doanh nghiệp 

Tư vấn doanh nghiệp bao gồm những loại hình chính sau đây:

Pháp Lý Nội Bộ Doanh Nghiệp

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nội bộ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản trị nội bộ doanh nghiệp lại là điều khó khăn nhất mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt công tác này, dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp ra đời kèm theo nội dung tư vấn pháp lý nội bộ doanh nghiệp với những nội dung như sau:

Tranh chấp hợp đồng được hiểu là mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng cũng như ý kiến bất đồng của các bên về việc đánh giá hành vi vi phạm hoặc là cách thức giải quyết hậu quả từ vi phạm đó.

1. Tranh chấp hợp đồng là gì?

a. Khái niệm tranh chấp hợp đồng

1. Không áp dụng đúng căn cứ pháp luật để áp dụng.
Việc xác định không đúng căn cứ pháp luật sẽ dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu hoặc không được pháp luật bảo vệ. Căn cứ pháp luật khi soạn thảo hợp đồng là Bộ luật Dân sự 2005 (Luật cơ bản, luật khung về hợp đồng nói chung); Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Ngoài ra, đối với từng hợp đồng kinh tế cụ thể sẽ áp dụng thêm các luật chuyên ngành.
2. Một số nội dung của hợp đồng không chặt chẽ.
Việc không quy định rõ ràng nội dung hợp đồng, chẳng hạn: quy định về thời gian thực hiện hợp đồng, nghĩa vụ thanh toán, thời điểm chuyển rủi ro... không rõ ràng hay không quy định về vi phạm hợp đồng, ... dễ làm nảy sinh tranh chấp, kiện tụng kiến cho quá trình kinh doanh gặp nhiều rắc rối. Do vậy, khi soạn thảo hợp đồng cần phải lưu ý về mặt ngôn từ phải cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, không được nêu chung chung. Đặc biệt cần phải trù liệu đầy đủ những tình huống phát sinh nhất là đối với những hợp đồng lớn, có giá trị lớn, những hợp đồng mà đối tác là người nước ngoài.
3. Thỏa thuận mức phạt vượt quá quy định đối với loại hợp đồng.
Luật Thương mại 2005 quy định đối với hợp đồng thương mại mức phạt tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, đối với hợp đồng xây dựng công trình xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước, mức phạt không quá 12% giá trị hợp đồng vi phạm. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp cần phải chú ý về mức phạt, nếu các bên thỏa thuận mức phạt vượt quá các mức nêu trên thì sẽ không có hiệu lực pháp lý đối với phần vượt quá.
4. Thảo thuận về phương tiện thanh toán trái với quy định pháp luật.
Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng nên sử dụng đơn vị tiền tệ Việt Nam đồng trong hầu hết hợp đồng thương mại trong nước. Không sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán (nếu không được phép của cơ quan chức năng). Vàng cũng bị cấm sử dụng làm phương tiện thanh toán. Nếu không tuân thủ quy định về phương tiện thanh toán nêu trên, thì nguy cơ giao dịch bị tuyên bố vô hiệu là có thực.

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có thể là các nguyên nhân trực tiếp như các bên vì lợi ích mà vi phạm nghĩa vụ cam kết hoặc có thể đến từ các nguyên nhân gian tiếp như thỏa thuận hợp đồng không phù hợp với thực tế. Là Luật sư kinh tế, VPLS GIA ĐÌNH thường làm rõ nguyên nhân để trước khi có quyết định khởi kiện thân chủ có điều kiện cân nhắc về mong muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của các bên có còn phù hợp.

Những hành vi vi phạm nghĩa vụ cụ thể theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán hàng hóa

Luật sư Trí Nam chia sẻ 04 nội dung thường gặp trong việc xác định các yêu cầu trong đơn khởi kiện hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký kết

✔  Yêu cầu thanh toán nợ gốc và lãi suất chậm trả theo hợp đồng

✔  Tạm dừng thanh toán tiền do khiếu nại về chất lượng hàng hóa

1. Tranh chấp hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các bên liên quanm nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại. 

Tranh chấp hợp đồng kinh tế được hiểu là mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng về việc thực hiện, không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng các điều khoản thỏa thuận mà hai bên đã tự nguyên giao kết trong hợp đồng.  Hoặc tranh chấp về quan điểm của mỗi bên, đánh giá hành vi vi phạm đó do lỗi của bên nào để có phương thức khắc phục, xử lý hậu quả. 

*Đặc điểm tranh chấp hợp đồng kinh tế:

TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI VÀ VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI

THS. THÁI CHÍ BÌNH – Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

Để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự nói chung, kinh doanh thương mại nói riêng, Tòa án phải dựa vào yêu cầu cụ thể của người khởi kiện để xác định quan hệ pháp luật mà đương sự tranh chấp. Từ đó, đối chiếu với các quy định về thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) để xác định yêu cầu khởi kiện của đương sự có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không. Việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật nội dung (điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên) trong việc giải quyết yêu cầu của đương sự.