Luật sư chuyên tranh chấp tại tòa án

Thông thường nếu không thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp, khi có tranh chấp diễn ra, các bên thường lúng túng không biết lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng nào phù hợp.

Chào luật sư, công ty tôi có ký hợp đồng mua bán hàng hóa với một công ty khác, trong hợp đồng không thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp. Nay hai bên có tranh chấp nhưng không thương lượng, hòa giải được thì chúng tôi nên giải quyết bằng tòa án hay trọng tài ạ?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, về vấn đề của bạn, luật sư tư vấn như sau:

1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án là gì?

Mỗi khi có tranh chấp, các cá nhân tổ chức thường có ý nghĩ ngay từ đầu là kiện ra Tòa án để giải quyết nhưng chưa hề hiểu rõ phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

Tòa án là một cơ quan trong bộ máy nhà nước thuộc nhánh tư pháp, nhân danh quyền lực của nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt. Bản án của nhà nước sẽ được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án bao gồm:

  • Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa sơ thẩm gồm có khởi kiện, thụ lý vụ án, hòa giải và chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa
  • Thủ tục xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo
  • Thủ tục xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: bao gồm thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm

2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài là gì?

Khác với Tòa án, trọng tài không phải một cơ quan hoạt động nhân danh nhà nước. Để đưa vụ án ra giải quyết bằng trọng tài thì các bên phải có thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau thời điểm xảy ra tranh chấp.

Thủ tục tố tụng trọng tài sẽ phụ thuộc vào trung tâm trọng tài và quy tắc tố tụng trọng tài mà ban lựa chọn trong thỏa thuận trọng tài.

3. Nên lựa chọn Tòa án hay trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng?

Để lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, Công ty bạn nên hiểu rõ những ưu điểm, nhược điểm của hai phương thức giải quyết tranh chấp trên.

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:

  • Thông thường chi phí để giải quyết một tranh chấp hợp đồng của Tòa án sẽ thấp hơn so với trọng tài
  • Phán quyết của tòa án có giá trị thi hành cao vì được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước.
  • Trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật

Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:

  • Thủ tục thiếu linh hoạt và kéo dài
  • Tính xét xử công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại vì dễ ảnh hưởng đến uy tín và tiết lộ bí mật kinh doanh
  • Phán quyết có thể bị kháng cáo dẫn đến vụ tranh chấp bị kéo dài
  • Trình độ chuyên môn của thẩm phán thường không cao bằng trọng tài viên

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài

  • Thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp tùy vào từng trung tâm trọng tài
  • Đảm bảo bí mật hơn so với Tòa án
  • Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế
  • Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm và không bị kháng cáo.

Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:

  • Chi phí trọng tài thường cao hơn tòa án
  • Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được
  • Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường không cao bằng Tòa án

Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của hai phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án và trọng tài. Việc cân nhắc lựa chọn một phương thức phải căn cứ vào tình hình thực tế của công ty, tính chất thực tế của vụ việc và nguyện vọng của cá nhân bạn.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, bạn có thể liên hệ ngay với Chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Trường hợp bạn gặp phải tranh chấp liên quan tới hợp đồng, chúng tôi cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng rất hiệu quả - chi tiết có tại bài viết Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời!

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG

1. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

 VPLS GIA ĐÌNHvới kinh nghiệm hơn 10 năm tích luỹ qua thực tiễn, và dịch vụ được thực hiện bởi các luật sư chuyên nghiệp đã từng trải qua nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật, các Công ty luật, Văn phòng luật sư lớn trong và ngoài nước, Luật sư của  VPLS GIA ĐÌNH đã tư vấn và giải quyết tranh chấp cho nhiều khách khàng với những vụ việc hết sức phức tạp.

 VPLS GIA ĐÌNH uôn đảm bảo uy tín, chất lượng, hiệu quả cao đối với khách hàng qua những dịch vụ chính sau:

- Hỗ trợ doanh nghiệp giao dịch, đàm phán, soạn thảo, ký kết các giao dịch phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Soạn thảo hồ sơ, văn bản mang tính pháp lý cao;

Làm gì khi con nợ bỏ trốn? Những bước xử lý hợp pháp?

Làm gì khi con nợ bỏ trốn? Những bước xử lý hợp pháp?

Làm gì khi con nợ bỏ trốn? Những bước xử lý hợp pháp?

Trong kinh doanh và các giao dịch dân sự, tình huống con nợ bỏ trốn là một vấn đề không hiếm gặp và gây ra nhiều khó khăn cho người cho vay. Việc con nợ không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến tình hình tài chính mà còn làm tổn hại đến mối quan hệ tin tưởng giữa các bên. Vậy trong trường hợp này, người cho vay cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình một cách hợp pháp? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn những bước xử lý cần thiết và đúng theo quy định pháp luật khi con nợ bỏ trốn, giúp bạn đảm bảo quyền lợi và tránh các rủi ro pháp lý không đáng có.

I. Làm gì khi con nợ bỏ trốn? Những bước xử lý hợp pháp?

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Khi thực hiện thủ tục ly hôn, các bên đã thỏa thuận được hết các vấn đề khác trừ vấn đề tài sản, thì xử lý thế nào?

Đầu tiên, cần xác định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn hướng dẫn chi tiết theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Theo đó, vợ chồng có quyền thoả thuận với nhau về vấn đề phân chia tài sản. Chỉ trong trường hợp không thoả thuận được hoặc thỏa thuận vô hiệu thì Toà án xem xét giải quyết. Thủ tục thực hiện như đối với vụ án ly hôn thông thường theo quy định tại Mục 1 chương IV Luật hôn nhân gia đình 2014 và Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.

TỘI MUA BÁN NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

1. Tội mua bán người dưới 16 tuổi là gì?

Tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, có giải thích từ ngữ về hành vi mua bán trẻ em như sau:

“Mua bán trẻ em” là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (người dưới 16 tuổi) như một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây:

– Bán trẻ em cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người mua;