Luật Sư Chuyên Đại Diện Theo Uỷ Quyền

  • Khái niệm

Đại diện ngoài tố tụng trong dân sự là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch ngoài phạm vi tố tụng dân sự do Toà án tiến hành.

Đại diện ngoài tố tụng của luật sư trong việc dân sự là đại diện theo ủy quyền.

  • Xác định thời điểm đại diện ngoài tố tụng

2.1. Thời điểm bắt đầu:

  • Khi việc đại diện theo pháp luật phát sinh.
  • Khi việc đại diện theo ủy quyền được xác lập hợp pháp bằng Hợp đồng ủy quyền.

2.1. Thời điểm chấm dứt hợp đồng ủy quyền: theo pháp luật quy định hoặc khi hết hạn; khi công việc đã hoàn thành hoặc theo thỏa thuận; khi một bên chết, mất tích, đã chết, mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi; khi một bên đơn phương chấm dứt.

Đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền:

  • Đối với hợp đồng có thù lao thì có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao và bồi thường thiệt hại nếu có.
  • Đối với hợp đồng không có thù lao, cũng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, bên ủy quyền phải thông báo việc chấm dứt này cho bên thứ 3.
  • Việc xác lập đại diện ngoài tố tụng theo ủy quyền

  • Đại diện ngoài tố tụng theo ủy quyền: được xác lập bằng Hợp đồng ủy quyền theo quy định của BLDS (Điều 581). Hợp đồng ủy quyền có thể bằng văn bản hoặc bằng lời nói, có thể có công chứng, chứng thực hoặc không, tùy từng trường hợp cụ thể và tuỳ từng yêu cầu của mỗi bên.
  • Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên đại diện (bên được ủy quyền) có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên được đại diện (bên ủy quyền), còn bên được đại diện chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
  • Việc ủy quyền lại phải được bên ủy quyền đồng ý, hình thức phải phù hợp với hợp đồng ủy quyền chính và không vượt quá phạm vi.
  • Một số trường hợp đại diện ngoài tố tụng

  • Luật sư  đại diện pháp lý ngoài tố tụng bao gồm: Đại diện thường xuyên, đại diện theo vụ việc bao gồm:
  • Thay mặt Quý khách hàng thực hiện công việc theo ủy quyền trong việc; đàm phán và thực hiện các giao dịch dân sự với đối tác;
  • Thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước;
  • Đàm phán và thực hiện các giao dịch dân sự với đối tác;
  • Luật sư đại diện trong việc đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng;
  • Luật sư đại diện pháp lý thương lượng, hoà giải, giải quyết tranh chấp nội bộ liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của doanh nghiệp;
  • Luật sư đại diện thực hiện bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, tham gia tố tụng tại Toà án hoặc Trọng tài;
  • Luật sư đại diện thực hiện hỗ trợ thi hành quyết định của Toà án, phán quyết Trọng tài cũng như các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Luật sư đại diện Pháp lý dàn xếp, thương lượng, hoà giải, giải quyết tranh chấp trong và ngoài tố tụng cho cá nhân, tổ chức, Doanh nghiệp trong các quan hệ pháp luật hình sự, dân sự, thừa kế, nhà đất
  • Tham vấn các yêu cầu hệ thống pháp chế doanh nghiệp...
  • Trân trọng.
  • LS TRẦN MINH HÙNG - ĐOÀN LS TPHCM- VPLS GIA ĐÌNH
Đại diện ngoài Tố tụng
♦ Quan Hệ Dân Sự:
Mua bán, tặng cho, thừa kế, cho thuê, cho vay, cho mượn tài sản, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký quỹ và các giao dịch dân sự khác.
 
♦ Quan Hệ KD - Thương Mại:

Phương pháp giải quyết:

Thu hồi công nợ khó đòi, chậm trả sau bán hàng là công việc rất khó và cũng rất “nhạy cảm”, do vậy người đi thu nợ ngoài việc nắm rất rõ về tính chất pháp lý của hồ sơ công nợ, còn phải có nghiệp vụ, những kỹ năng xử lý và thu hồi nợ .

 

Tùy theo tính chất của mỗi vụ việc, căn cứ từng hồ sơ cụ thể, để có thể đưa ra những phương án xử lý, thu hồi nợ phù hợp. Bởi vậy cho nên sẽ có rất nhiều phương pháp và hướng giải quyết khác nhau trong công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ sẽ áp dụng hai phương pháp giải quyết cơ bản sau:

- Phương pháp hòa giải, thỏa thuận: Là phương thức mà các luật sư, chuyên viên pháp lý sẽ trực tiếp đến đàm phán, thương thảo, thuyết phục bên phía khách nợ để họ đưa ra kế hoạch thanh toán khoản nợ.

  • Khái niệm và đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng uỷ quyền lại, uỷ quyền cho người thứ ba.

Uỷ quyền lại là bên được ủy quyền ủy quyền người thứ ba thay mặt mình thực hiện công việc đã được ủy quyền. Việc ủy quyền lại phải được sự đồng ý của người ủy quyền; hình thức ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu và không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

Trong thực tế không phải bao giờ những cá nhân, pháp nhân được đã được ủy quyền cũng có thể trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân sự. Việc các chủ thể không trực tiếp tham gia hoặc khi đã tham gia vào một một quan hệ nhất định, nhưng không có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ hộ người ủy quyền cho mình ban đầu có nhiều lý do khác nhau.