Luật sư giỏi chuyên giải quyết lấn ranh đất

XỬ LÝ KHI HÀNG XÓM LẤN SANG ĐẤT NHÀ MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

 

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi về vấn đề xử lý khi hàng xóm lấn sang đất nhà mình muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: gia đình tôi có một miếng đất vườn 8,5 công. Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rõ ràng. Gia đình tôi canh tác đã khoảng 9 năm nay. Giờ tôi bán cho người khác để đi nơi khác làm ăn. Tuy nhiên, ông đất kế bên đã dời cột mốc ranh giới giữa đất của tôi và ông ta. Ông lấn sang đất của chúng tôi khoảng 5m dọc theo ranh giới. Đồng thời ông ta cũng dời phần cột mốc đất ông với phần đất liền kề với người kia nữa với diện tích đúng với diện tích mà ông ta lấn sang đất tôi (tức ông ta nói phần đất ông ta giáp với ông nọ không phải đất của ổng, còn ông nọ thì nói đất của ông nọ không tới đó, tức cuối cùng có một phần đất hoang giữa a mảnh đất của 2 ổng). Tôi đã có nhờ địa chính xã đo lại. Khi đo lại, diện tích của ổng thì bằng diện tích trong bằng khoáng. Còn diện tích đất của tôi thì bị thiếu. Nên địa chính xã nói sẽ đo lại bằng máy trong vài ngày nữa. Nhưng theo tôi được biết, đo bằng máy thường diện tích không đúng với diện tích trong giấy (đo bằng dây). Vậy Luật sư cho tôi hỏi:
1. Nếu khi đo lại bằng máy, diện tích 2 miếng đất của tôi và ông đó cũng khác trong giấy thì sẽ như thế nào?
2. Có cách nào để tôi được công nhân diện tích đúng như trong giấy và đúng với cột mốc như cũ hay không?
3. Chúng tôi có nên khởi kiện? (vì hiện tại chắc chắn không hòa giải được). Nếu khởi kiện thì cơ hội thắng của chúng tôi lớn hơn 50 % không? Có những yếu tố nào là lợi thế của chúng tôi?

Rất mong nhận được giải đáp từ quý luật sư! Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, VPLS GIA ĐÌNH trả lời bạn như sau:

Nội dung tư vấn về vấn đề xử lý khi hàng xóm lấn sang đất nhà mình:

1. Nếu khi đo lại bằng máy, diện tích 2 miếng đất của tôi và ông đó cũng khác trong giấy thì sẽ như thế nào?

     Khoản 5 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định như sau:

     “5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

     Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”

LS HÙNG CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ BÁO CHÍ

     Điểm c Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

     “1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

     c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;”

     Theo đó, diện tích đất thực tế khác với diện tích ghi trên sổ đỏ của gia đình bạn do cách đo đạc thủ công trước kia, đồng thời ranh giới thửa đất không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy chứng nhận và không có tranh chấp với những người sử dụng đất thì xác lập theo số liệu thực tế.

     Trường hợp diện tích đo đạc thực tế lớn hơn diện tích ghi trong sổ đỏ và ranh giới thửa đất có thay đổi mà không có tranh chấp thì được xem xét cấp sổ đỏ cho phần đất chênh lệch.

     Trường hợp diện tích đo đạc thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trong sổ đỏ và ranh giới thửa đất có thay đổi không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất được ghi trong sổ đỏ.

Xử lý khi hàng xóm lấn sang đất nhà mình

Xử lý khi hàng xóm lấn sang đất nhà mình

2. Xử lý khi hàng xóm lấn sang đất nhà mình như thế nào? 

     Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định:

     “Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

     1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”

     Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:

     “1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

     2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

     Theo quy định của pháp luật, một trong những hành vi pháp luật đất đai nghiêm cấm người sử dụng đất thực hiện là lấn, chiếm, hủy hoại đất. Lấn đất là hành vi chuyển dịch ranh giới thửa đất nhằm mục đích mở rộng diện tích. chiếm đất là hành vi sử dụng đất không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc hết thời hạn sử dụng đất nhưng không trả lại.

      Như thông tin bạn trình bày, hàng xóm lấn sang đất nhà bạn 5m đất và làm sai lệch ranh giới đất nhà bạn. Trước hết, bạn có thể thỏa thuận với gia đình hàng xóm và yêu cầu trả lại đất cho gia đình bạn. Nếu không thỏa thuận được bạn có thể làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết

      Về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bạn có thể tham khảo:     Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề xử lý khi hàng xóm lấn sang đất nhà mình. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ 0972238006 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

                    Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài VOV, Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Đài Bình Dương... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái, Bào chữa Vụ Chủ tịch Huyện Đông Hòa, Phú Yên, Bảo vệ vụ đứng tên dùm nhà đất 165 tỷ, nhiều vụ án hành chính .… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

1. Bản án về tranh chấp ranh giới giữa các bất động sản liền kề số 140/2021/DSPT

- Cấp xét xử: Phúc thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ

- Trích dẫn nội dung: “Năm 1987, nguyên đơn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Phạm Văn B, nguyên đơn được UBND tỉnh Cần Thơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 10/7/1997 có diện tích 416m2. Khi đo đạc diện tích đất của nguyên đơn giảm còn 362,2m2. Nguyên đơn phát hiện bị đơn ông Lê Đình T và bà Lý Thị Y lấn chiếm đất của nguyên đơn có diện tích 53,8m2. Nay nguyên đơn yêu cầu buộc bị đơn trả lại cho nguyên đơn phần đất có diện tích 53,8m2 tọa lạc tại quận B, thành phố Cần Thơ. Và khởi kiện bổ sung yêu cầu bị đơn trả phần đất diện tích 9,5m2. Phần đất này nằm ngoài đất của nguyên đơn, hiện nay bị đơn đang sử dụng. Nguyên đơn yêu cầu Tòa án công nhận phần đất 9,5m2 là của nguyên đơn. Năm 2009, bị đơn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Nguyễn Văn T diện tích 2.199,3m2, bị đơn sử dụng đúng diện tích. Nguyên đơn sử dụng diện tích tăng lên 161m2, vị trí đất nguyên đơn sử dụng được cấp sai vị trí, sai hình dáng thửa đất sử dụng thực tế so với diện tích đất theo giấy chứng nhận. Năm 1997 chưa có lộ giới nhưng nguyên đơn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 10/7/1997 là không đúng với quá trình sử dụng đất của nguyên đơn từ năm 1997 đến nay. Bị đơn không lấn chiếm đất nên không đồng ý trả lại đất cho nguyên đơn.”

16 Án lệ về giải quyết tranh chấp đất đai cần đọc, tìm hiểu trước khi khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tính phức tạp, gay gắt của tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại ở khía cạnh tranh chấp dân sự mà còn có thể dẫn đến các vụ án hình sự, thậm chí còn mang tính chính trị, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Vì vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung rất quan trọng và không thể thiếu của pháp luật đất đai.
Tranh chấp về đất đai chiếm một số lượng lớn trong tranh chấp được giải quyết tại Tòa án, nguyên nhân do thực tiễn việc quản lý đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ không thống nhất, quan điểm về quản lý cũng như những biến cố lịch sử càng làm quan hệ đất đai phức tạp. Pháp luật về đất đai giữa các thời kỳ cũng có nhiều sự thay đổi liên tục dẫn tới hệ thông pháp luật đất đai rườm rà, rắc rối, mâu thuẫn nên việc áp dụng pháp luật đất đai trong xét xử rất khó khăn, phức tạp.


 
 

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?

Cho hỏi thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?

Hiện nay, không có khái niệm về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai mà chỉ có khái niệm về thời hiệu khởi kiện và tranh chấp đất đai.

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề như thế nào?

 

Giải quyết tranh chấp đất đai là một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp mà có thể kéo dài rất lâu. Trong số các trường hợp tranh chấp đất đai thì tranh chấp liên quan đến ranh giới liền kề diễn ra rất phổ biến trong đời sống xã hội. Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích, làm rõ hơn quá trình giải quyết tranh chấp đất đai hai ranh giới liền kề.

1. Ranh giới đất đai là gì?

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ (khoản 1 Điều 3 Luật đất đai năm 2013)

Ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa; được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính.

Tôi có tranh chấp ranh giới đất với hàng xóm, tôi muốn hỏi về cách xác định ranh giới đất thế nào? "Nguyên Hạnh"
 

Ban Biên tập xin giải đáp thác mắc của chị như sau:

1. Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề

Tại Điều 175 Bộ Luật Dân sự 2015 của Việt Nam quy định về ranh giới giữa các bất động sản liền kề như sau:

– Việc xác định ranh giới sẽ dựa trên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.