Luật Sư Tranh Tụng

 Tư vấn luật về chiến lược giải quyết tranh chấp; phân tích và đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu của các bên trong tranh chấp.

- Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp; đại diện cho khách hàng trong việc đàm phán giải quyết tranh chấp với đối tác.

- Tham gia điều tra, thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ, tài liệu; tư vấn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ xuất trình trước tòa án, trọng tài.

- Tư vấn về thủ tục và quy trình liên quan đến thi hành án; nhận đại diện trong thủ tục thi hành án dân sự.

- Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án/việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.

- Bào chữa cho người bị nghi là tội phạm trong vụ án hình sự.

- Cử luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình.
 

“Luật sư chuyên tranh tụng” được hiểu là các chủ thể thực hiện chức năng bào chữa bao gồm: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bào chữa, bị đơn dân sự; người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyền lợi của họ.

Nói đến người hành nghề luật là phải nói đến các luật sư, dù là luật sư hành nghề chuyên sâu về tranh tụng hay tư vấn thì luật sư luôn phải là một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào mình tham gia. Trên thực tế có hay không một luật sư như vậy? Với ngành nghề khác thì không chắc nhưng với nghề luật sư thì điều kiện tiên quyết phải là như vậy bởi những đặc thù của nghề này.

Một luật sư tư vấn tranh tụng giỏi không phải tự nhiên mà có, họ phải rèn luyện kỹ năng, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm trong nhiều năm với quyết tâm cao và lòng yêu nghề. Bên cạnh đó, luật sư tranh tụng tại toà án cần rất nhiều kỹ năng để thực hiện tốt thiên chức của mình. Ngoài đòi hỏi kiến thức chuyên ngành tốt, luật sư tranh tụng cần phải có kỹ năng đối đáp, phản biện và đặc biệt là phải có “độ nhạy” trước các tình huống pháp lý phát sinh tại phiên toà.

Sự tham gia của luật sư trong tố tụng hình sự hay tố tụng dân sự không chỉ giúp bị can, bị cáo, người được bảo vệ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm.

Luật sư giỏi tranh tụng đóng một vị trí rất quan trọng, giúp đỡ cho bị cáo, các đương sự hiểu đúng, hiểu đủ quyền và nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tránh bị các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của mình cũng như hiểu được phiên bản án quyết định của các cơ quan tố tụng tuyên đối với đương sự đã đúng pháp luật hay chưa tranh khiếu kiện, khiếu nại kéo dài làm ảnh hưởng đến thời gian kinh tế cho các bị cáo, đương sự..
Trân trọng.

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Để bảo đảm quyền con người, quyền công dân đồng thời thúc đẩy quá trình tố tụng hình sự được thực hiện một cách nhanh chóng, khách quan, dân chủ; bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa luật tố tụng hình sự đã quy định quyền bào chữa cho bị can. Có thể hiểu “Quyền bào chữa trong TTHS là tổng hoà các hành vi tố tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của các cơ quan tiến hành tố tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự”. Bị can có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Trong phạm vi tìm hiểu này người viết chỉ bàn luận đến quyền tự bào chữa của bị can.

Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự khoản 1 Điều 49 . Quyền tự bào chữa của bị can được thực hiện thông qua các quyền sau:

Tại sao cần luật sư tranh tụng?

Phương thức tranh tụng là phương thức có ưu điểm nhất trong việc vừa có thể tìm ra sự thật khách quan của vụ án vừa có thể bảo vệ hữu hiệu quyền con người của người buộc tội và chống oan sai. Theo đó, tranh tụng được xác định cả trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị buộc tội, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều được quyền tham gia vào quá trình tranh tụng.

Bản chất của hoạt động tranh tụng là sự tranh luận qua lại giữa hai bên buộc tội và bào chữa để tìm ra sự thật của vụ án. Chính vì vậy, tranh tụng chỉ đặt ra giữa bên buộc tội gồm: Cơ quan điều tra trực tiếp nhất là Điều tra viên và Viện kiểm sát, trực tiếp nhất là Kiểm sát viên và bên bào chữa gồm bị can, bị cáo và/hoặc người bào chữa.

Quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng

  •  

Theo Điều 22, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

 

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
 
 

Căn cứ pháp lý của phòng vệ chính đáng

TRANH TỤNG (GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP)

Lĩnh vực giải quyết tranh chấp bao gồm tranh tụng tại tòa tư pháp và/hoặc giải quyết thông qua trọng tài hoặc hòa giải thương mại.

Phạm vi dịch vụ của chúng tôi bao gồm :
  • Làm tư vấn, người đại diện theo ủy quyền và/hoặc luật sư của khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp, bao gồm tư vấn và thực hiện chiến thuật tranh tụng;
  • Tham dự buổi làm việc của các bên, và/hoặc phiên xét xử, cuộc họp hòa giải do tòa án, trọng tài viên triệu tập hay hòa giải viên tổ chức; và
  • Trong lĩnh vực trọng tài và hòa giải thương mại, các dịch vụ của chúng tôi bao gồm soạn thảo các điều khoản trọng tài / hòa giải trong các hợp đồng thương mại, đại diện cho các khách hàng trong nước và quốc tế với tư cách là nguyên đơn và bị đơn trong tố tụng trọng tài và thủ tục tố tụng trọng tài đặc biệt, đóng vai trò là trọng tài viên hoặc tổ chức trọng tài, và khi cần thiết, tư vấn về việc thi hành phán quyết trọng tài và kết quả hòa giải thành theo pháp luật của Việt Nam.