Luật sư tư vấn cách chia lợi nhuận khi góp vốn làm ăn với hộ kinh doanh ?

 
1. Cách chia lợi nhuận khi góp vốn làm ăn với hộ kinh doanh ?
Thưa luật sư! Em và một người bạn chung vốn làm ăn.Thuê nhà làm và hợp đồng thuê nhà là 14 tháng. Làm chỉ được 2 tháng thì bạn em nói không muốn làm nữa. Em thì không có đủ tiền để trả lại cho bạn em ngay lúc đó, nhưng bạn em nói rằng để đó rồi làm trả lại cho nó sau cũng được. Em yên tâm, và bắt đầu từ ngày đó làm được đồng nào là em dành lại đến tháng nào em cũng mang trả lại cho bạn em.
Đến 7 tháng sau đó thì em trả hết phần vốn cho bạn em. Kể cả tiền lời vì vốn của cô ấy vay ngân hàng. Chỉ 7 tháng đầu của hợp đồng thuê nhà là em trả xong nợ cho bạn em. Còn lại 7 tháng sau thì em nói với bạn em là : "Tôi vẫn bán như vậy, nhưng tháng nào tôi cũng sẽ chia 1/2 tiền lợi nhuận với bạn, nhưng đến hết hợp đồng thuê nhà thì thôi, sau đó tôi sẽ không chia nữa" . Bạn em đồng ý. Nhưng sau khi bạn em lấy tiền lợi nhuận của 7 tháng sau của hợp đồng nhà như lời em nói thì bạn em đòi chia tiếp còn không thì đòi em bán cơ sở kinh doanh ra để chia cho bạn em. Giấy phép kinh doanh là em đứng tên. Xin cho hỏi trong trường hợp này em phải làm sao?
Xin cảm ơn luật sư.
 
Luật sư Gia Đình trả lời:
Theo quy định tại Điều 401 của Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội về hình thức hợp đồng dân sự thì:
"1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Trong trường hợp của bạn, theo căn cứ trên thì hợp đồng về chia lợi nhuận kinh doanh của hai bạn được thực hiện dưới dạng lời nói. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể nào bắt buộc việc thỏa thuận chia lợi nhuận này phải thực hiện dưới dạng văn bản, do đó hợp đồng này là hợp pháp.
Mặt khác, bạn của bạn đã đồng ý thực hiện lời đề nghị bạn đưa ra. Tuy nhiên, sau khi người bạn của bạn lấy tiền lợi nhuận của 7 tháng sau của hợp đồng nhà như lthông tin bạn cung cấp thì người bạn này tiếp tục đòi chia lợi nhuận như vậy là vi phạm nguyên tắc thực hiện hợp đồng và không thực hiện đúng thoả thuận theo quy định tài Điều 412 của Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội, cụ thể việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
2. Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;
3. Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác."
Hơn nữa, hình thức kinh doanh mà bạn đề cập ở đây là hộ kinh doanh, theo quy định tại Điều 67 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp thì:
"1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại."
Căn cứ theo quy định trên, hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ. Trường hợp của bạn, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ duy nhất bạn đứng tên, điều đó có nghĩa hình thức kinh doanh của bạn là hộ kinh doanh do bạn làm chủ sở hữu. Theo đó, bạn là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh cá thể, quyết định việc đăng ký kinh doanh, thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt tồn tại của hộ. Và đương nhiên, chủ hộ kinh doanh sẽ là đối tượng duy nhất có quyền hưởng mọi lợi nhuận do công việc kinh doanh của hộ kinh doanh tạo ra, là người duy nhất chịu mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và cũng là người duy nhất chịu mọi rủi ro đối với hoạt động của hộ kinh doanh. Vì thế, việc người bạn của bạn chưa thực hiện đúng thỏa thuận và bạn này không có tên trong hộ kinh doanh thì việc bạn kia yêu cầu bán cơ sở kinh doanh làkhông có cơ sở pháp lý.
 
2. Cá nhân góp vốn bằng tiền mặt hay chuyển khoản
Câu hỏi:
Tôi là cá nhân, góp vốn vào công ty TNHH để triển khai kinh doanh dự án mới. Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi có bắt buộc phải góp vốn thông qua chuyển khoản không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6 (Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 về việc thanh toán bằng tiền mặt) về giao dịch tài chính của doanh nghiệp:
- Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, hoặc chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.
Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt) quy định chi tiết hơn về Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác như sau:
- Các doanh nghiệp không được dùng tiền mặt (tiền kim loại, tiền giấy do Ngân hàng Nhà nước phát hành) nhằm thanh toán khi thực hiện những giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
- Khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng những hình thức sau:
+ Thanh toán bằng Séc;
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
+ Những hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo như quy định hiện hành.
- Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền mặt) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”
Như vậy, quy định cấm không được góp vốn vào doanh nghiệp bằng tiền mặt chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp góp vốn chứ không áp dụng đối với cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp. Cá nhân khi góp vốn vào các doanh nghiệp không có quy định bắt buộc góp vốn phải qua tài khoản ngân hàng. Theo đó, bạn là cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp thì có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc qua ngân hàng, tuy nhiên để đảm bảo tính minh bạch, khách quan thì nên góp vốn qua ngân hàng.
 
3. Góp vốn điều lệ sai hình thức bị xử phạt như thế nào?
Công ty của tôi (Công ty TNHH 2TV) là doanh nghiệp FDI với một nhà đầu nước ngoài chiếm 40% vốn điều lệ. Tại thời điểm thành lập (2018), nhà đầu tư nước ngoài đã góp vốn điều lệ thông qua tài khoản vốn mở tại ngân hàng thương mại, nhưng 2 nhà đầu tư Việt Nam lại chỉ nộp tiền mặt vào công ty bằng phiếu thu (sau đó nộp vào tài khoản ngân hàng của công ty để phục vụ hoạt động của công ty). Cho tôi hỏi, việc góp vốn như vậy có vi phạm quy định của pháp luật không?
Luật sư Gia Đình trả lời:
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt và Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt thì:
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, việc không được góp vốn bằng tiền mặt chỉ bắt buộc với nhà đầu tư là doanh nghiệp.
Như vậy xét trường hợp công ty bạn, nếu hai nhà đầu tư Việt Nam là cá nhân khi góp vốn vào các doanh nghiệp thì có thể góp bằng tiền mặt, không có quy định bắt buộc góp vốn phải qua tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên nếu hai nhà đầu tư Việt Nam là doanh nghiệp thì việc góp vốn bằng tiền mặt là vi phạm quy định về góp vốn như đã đề cập đến ở trên.
Trường hợp này công ty bạn sẽ bị xử phạt theo Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, cụ thể là sẽ bị phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt.
Để tránh tình trạng bị xử phạt trong thời hạn góp vốn là 90 ngày theo quy định tại khoản 2, Điều 48, Luật Doanh nghiệp 2014 thì nhà đầu tư Việt Nam là doanh nghiệp nên rút lại khoản tiền đã góp bằng tiền mặt sau đó chuyển khoản vào tài khoản vốn của công ty theo đúng quy định để tránh tình trạng bị xử phạt theo quy định trên.
 
4. Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn có bị phạt tù?
Vừa qua, nhiều người ở khu vực tôi ở bức xúc về việc một chủ hụi ôm tiền bỏ trốn. Hiện nay, người này bỏ đi khỏi địa phương, không liên lạc được. Chúng tôi phải làm sao? Hành vi của chủ hụi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Luật sư Gia Đình trả lời:
 
Theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 thì họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.
Căn cứ khoản 2 điều 25 Nghị định số 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường thì chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.
Trường hợp của bạn, chủ hụi sau khi nhận tiền hụi từ các thành viên mà có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, ở đây có dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do đó, bạn có thể trình báo với cơ quan công an nơi người chủ hụi cư trú cuối cùng để được xác minh, giải quyết theo thẩm quyền.
 
6. Hành vi lừa dối trong góp vốn kinh doanh xử lý như thế nào?
Góp vốn là sự đóng góp tiền hoặc tài sản của hai hay nhiều đối tác để tạo nên số vốn nhất định. Khi góp vốn kinh doanh, bạn sẽ chịu ảnh hưởng giữa lợi ích chung và riêng. Chính vì vậy, nếu không cẩn thận, bạn sẽ gặp phải các nguy cơ như: không sinh lãi, thâm hụt hay thậm chí bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy, Luật pháp có quy định ra sao đối với hành vi lừa dối trong góp vốn kinh doanh?
1. Hành vi lừa dối
Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các đối tác và phụ thuộc vào kết quả thực tế của việc kinh doanh mới có thể xác định hành vi lừa dối. Cụ thể như sau:
a) Hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản
Thực tế hoạt động kinh doanh có xảy ra, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện góp vốn kinh doanh chung, đối tác dựa vào tín nhiệm để nhận được tiền từ bạn.
Thủ đoạn như: bỏ trốn, tráo đổi, không có khả năng hoàn trả…
b) Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trong trường hợp này, ngay từ đầu, đối tượng tạo ra một vỏ bọc về việc kinh doanh, mặc dù không có bất cứ hoạt động kinh doanh nào để được tin tưởng chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn hành vi trong góp vốn kinh doanh như: Gian dối, ngụy tạo thông tin, chứng từ trước khi chiếm đoạt tài sản.
2. Truy cứu trách nhiệm đối với hành vi lừa dối trong góp vốn kinh doanh
Tùy thuộc vào hành vi lừa dối và mức độ nguy hiểm của hành vi lừa dối để làm cơ sở truy cứu những tội danh sau:
a) Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Điều 175 Bộ luật hình sự, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, đối với hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm và có thể còn phải chịu áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề đến 05 năm hoặc bị tịch thu tài sản.
b) Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điều 174 Bộ luật hình sự, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
……
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
……
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, Hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 2 triệu sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp trên thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù với mức cao nhất là chung thân và có thể áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung như: Phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề đến 05 hoặc tịch thu tài sản.
3. Tố cáo Hành vi lừa dối trong góp vốn kinh doanh
Để được điều tra làm rõ và truy cứu trách nhiệm đối với hành vi lừa dối, bạn cần làm đơn tố cáo đến cơ quan công an địa phương.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thu thập những chứng cứ liên quan đến hành vi này để phối hợp cùng cơ quan điều tra, làm rõ sự việc.
Trên cơ sở đơn tố giác gửi đến, cơ quan Công an tiến hành điều tra, xác minh xác định vụ việc có dấu hiệu hình sự hay không; có thì sẽ tiến hành khởi tố vụ án.
 
 
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 
 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn!.

Hình ảnh văn phòng bào chữa