Luật sư tư vấn cách tính án phí khi khởi kiện

Cách tính án phí trong tố tụng dân sự?

Trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án, án phí là một trong các yếu tố mà đương sự cần phải biết và có nghĩa vụ nộp theo quy định của pháp luật|

 

 

Trong việc giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án, án phí là một trong các yếu tố mà đương sự cần phải biết và có nghĩa vụ nộp theo quy định của pháp luật. Mặc dù không phải là yếu tố hay tình tiết để giải quyết tranh chấp trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, án phí lại đóng một vai trò quyết định đến việc Tòa án có giải quyết vụ án dân sự hay không. Pháp luật có quy định rất rõ về mức đóng án phí dân sự, trong đó có quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Nghị quyết số 326 Của Ủy Ban thường vụ Quốc hội.

Án phí dân sự là gì?

Án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi vụ án dân sự được tòa án giải quyết. Các đương sự phải chịu mức án phí theo quy định của pháp luật đối với từng loại vụ việc, trên cơ sở lợi ích và mức độ lỗi của họ trong quan hệ pháp luật Tòa án giải quyết.

Án phí dân sự gồm: Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch, không có giá ngạch, án phí dân sự phúc thẩm giải quyết vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

                                

Mức đóng án phí dân sự được quy định như thế nào?

 

 

Án phí dân sự

Mức Thu

1

Án phí dân sự sơ thẩm

 

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không cógiá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

Mức Thu

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

1.4

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch

Mức Thu

a

Từ 60.000.000 đồng trở xuống

3.000.000 đồng

b

Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% của giá trị tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

1.5

Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch

Mức Thu

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 2.000.000.000 đồng

44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

2

Án phí dân sự phúc thẩm

Mức Thu

2.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động

300.000 đồng

2.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại

2.000.000 đồng

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14, ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu , nộp, quản lý và sử dụng  án phí và lệ phí Tòa án (Sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 326) thì: Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 26 của Nghị quyết số 326 thì: “Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.”. Như vậy, khi các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì về nguyên tắc án phí mỗi bên phải chịu là ½ trên tống số án phí mà hai bên phải sau sau khi được giảm 50%. Tại khoản 7 Điều 26 của Nghị quyết số 326 cũng có quy định: “Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp”

 

1. Án phí ly hôn quy định thế nào?

- Giải quyết ly hôn có tranh chấp về tài sản thuộc phạm vi giải quyết của tòa án, đối với tranh chấp liên quan đến hôn nhân, gia đình đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến phân chia tài sản khi ly hôn là một trong những loại tranh chấp phải nộp án phí theo quy định.

- Vậy mức án phí ly hôn đối với tranh chấp tài sản khi ly hôn được quy định như thế nào? Ai là người phải nộp án phí khi ly hôn? Mức án phí cụ thể là bao nhiêu? Trường hợp nào được miễn hoặc giảm mức án phí? Bên cạnh đó các tranh chấp phân chia tài sản, các vấn đề liên quan đến việc xác định tài sản chung, riêng thì án phí cũng là những vấn đề được các cặp vợ chồng khi ly hôn rất quan tâm bởi nó quyết định rất nhiều đến quyết định có yêu cầu Tòa án phân chia tài sản hay các bên tự thỏa thuận phân chia.

- Pháp luật hiện hành đã có các quy định cụ thể về vấn đề nêu trên, nếu cần trợ giúp, tư vấn để được giải đáp cụ thể quý khách có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được bộ phận tư vấn pháp luật dân sự của chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề này.

1. Các loại án phí trong vụ án

1.1. Các loại án phí trong vụ án hành chính

Tại Điều 30 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về các loại án phí trong vụ án hành chính như sau:

- Án phí hành chính sơ thẩm.

- Án phí hành chính phúc thẩm.

- Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.

- Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ chịu án phí:

Tại Điểm a, Khoản 7, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể như sau:

“7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch…”