Luật sư tư vấn luật thừa kế tại tphcm

Luật sư tư vấn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc


+   Tranh chấp liên quan đế  hình thức và nội dung của di chúc đã lập;


+   Tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;


+   Tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

 

+   Tranh chấp về cách phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng;


+   Tranh chấp về giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;


+   Các tranh chấp liên quan đến vấn đề lập di chúc chung của vợ chồng;


+   Tranh chấp liên quan hiệu lực pháp luật của di chúc.

 

Các tranh chấp về thừa kế theo pháp luật

+   Tranh chấp đối với các trường hợp thừa kế theo pháp luật;

+   Tranh chấp liên quan đến xác định người thừa kế theo pháp luật;

+   Tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị;

+   Tranh chấp về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế;

+   Tranh chấp về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.

 

Quy trình thực hiện của luật sư tham gia tố tụng trong vụ việc tranh chấp liên quan đến Thừa kế được tiến hành theo các bước như sau:

 

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp về thừa kế thực tế khi đương sự yêu cầu.

 

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về thừa kế.

 

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án.

 

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh chấp liên quan đến thừa kế.

 

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về thừa kế.

 

Ngoài hình thức tư vấn giải quyết trực tiếp tại văn phòng và qua Email tư vấn, Để giải quyết những vướng mắc về tranh chấp thừa kế và rất nhiều thắc mắc liên quan đến di sản, tài sản thừa kế khác một cách nhanh chóng và kịp thời - Bạn có thể kết nối trực tiếp với Tổng đài tư vấn luật và giải quyết tranh chấp thừa kế trực tuyến để được tư vấn nhanh chóng.

Điều 651 bộ luật dân sự 2015 có quy định về hàng thừa kế như sau:

 

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

...

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau".

 

Chiểu theo quy định trên, trường hợp chia thừa kế theo pháp luật thì chị và bố mẹ chồng (nếu mẹ còn sống) thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và cả 03 người sẽ ngang nhau khi chia di sản thừa kế. Vậy, di sản thừa kế của chồng sẽ được chia thành 03 phần bằng nhau.

 

Tuy nhiên, nếu thửa đất trên là tài sản chung hợp nhất của anh chị (tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân) thì chị sẽ được hưởng 2/3 diện tích thửa đất, bố và mẹ chồng được hưởng 1/3 diện tích thửa đất trên. Bởi, nếu là tài sản chung hợp nhất thì chị đã có 1/2 tổng diện tích thửa đất.

 

Điều 66 luật hôn nhân và gia đình 2014 giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết như sau:

"2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế".

 

Ví dụ: thửa đất rộng 300m2, nếu thừa đất là tài sản riêng của chồng thì mỗi người sẽ hưởng 100m2. Nếu thửa đất là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng chị thì tài sản của chị là 150m2, phần di sản chồng để lại là 150m2,. Theo đó, bố mẹ chồng sẽ hưởng 100m2 còn chị sẽ hưởng thừa kế 50m2, tổng cộng phần đất chị có quyền sử dụng là 200m2.

 

Thứ hai, việc phân chia di sản thừa kế trừ đi những chi phí sau đây quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự 2015 về thứ tự ưu tiên thanh toán. Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

 

Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán

 

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

 

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

 

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

 

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

 

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

 

5. Tiền công lao động.

 

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

 

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

 

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

 

9. Tiền phạt.

 

10. Các chi phí khác.

 

Được biết là sau khi chồng chị qua đời chị là người trực tiếp sử dụng và cải tạo mảnh đất nên khi chia di sản thừa kế sẽ phải trừ đi chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng, chi phí cho việc bảo quản di sản và có thể có các chi phí khác.

 

Nếu các bên tranh chấp và không thể tự thỏa thuận phân chia khối di sản thừa kế trên thì chị có thể nộp đơn tại TAND quận, huyện nơi bị đơn cư trú để được thụ lý và giải quyết. Khi bản án dân sự có hiệu lực pháp luật thì các quyền lợi của chị sẽ được đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG

LS TRẦN MINH HÙNG - TRƯỞNG VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH TRẢ LỜI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TPHCM (HTV9)

 

Hình ảnh văn phòng bào chữa