Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn nhanh tại quận 5, quận 10

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 33Bộ luật tố tụng dân sự 2015quy định thì thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp quận/ huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc cuối cùng.

Thứ hai, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con sau khi Ly hôn. Nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, việc quyết định người trực tiếp nuôi con căn cứ vào việc vợ hay chồng đáp ứng được điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Như vậy, con chị sinh năm 2012, tính đến thời điểm hiện tại nếu cháu đủ 07 tuổi, tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của cháu, còn nếu cháu chưa đủ 07 tuổi thì giữa chị và chồng có quyền ngang nhau trong việc giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Do đó, bạn cần chứng minh bạn có điều kiện chăm sóc con tốt hơn chồng bạn thì bạn mới có thể chắc chắn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Xét về điều kiện nuôi con thì chị cũng hơn hẳn chồng chị: Hiện tại, chị có việc làm, có thu nhập hàng tháng là 7 triệu/tháng. Gia đình chị thuộc căn bản, cha mẹ đều là công chức nhà nước đã về hưu, hiện cũng đang sinh sống trong Tp. Hồ chí Minh. Nhà cửa ổn định. Còn chồng chị thu nhập trên 10 triệu một tháng, nhưng thường xuyên bỏ bê vợ con đi nhậu. Xét trên mặt vật chất và tinh thần thì chị có đủ điều kiện nuôi con hơn chồng chị.

Thứ ba, việc chồng chị không ký vào đơn ly hôn thì việc chị gửi đơn cũng có hiệu lực vì chị đang khởi kiện ly hôn đơn phương.

Hồ sơ xin ly hôn:

- Đơn xin ly hôn theo mẫu;

- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

- CMND + Hộ khẩu của chị;

- CMND + Hộ khẩu của chồng chị;

- Giấy khai sinh của con chung;

- Giấy tờ về tài sản có tranh chấp.

Thứ tư, căn cứNghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thì án phí xin ly hôn của chị được chia thành hai trường hợp:

Nếu không tranh chấp về tài sản thì lệ phí là: 300.000 đồng

Nếu có tranh chấp về tài sản, mức án phí sẽ được xác định như sau:

II

Án phí dân sự

 

1

Án phí dân sự sơ thẩm

 

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.2

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch

3.000.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

 

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

2. Ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

2.1. Thủ tục ly hôn đơn phương

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương. Mời bạn tham khảo hồ sơ ly hôn qua bài viết đã nêu ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn (vợ anh) đang cư trú, làm việc.

Bước 3: Nhận Thông báo thụ lý đơn;

Bước 4: Nộp tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Bước 5: Tòa án triệu tập hòa giải và giải quyết vụ việc.

Bước 6: Nhận quyết định/ bản án của Tòa án về việc ly hôn.

2.2. Việc giành quyền nuôi con khi ly hôn

Theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

2.3. Ly hôn thì có phải bồi thường tuổi thanh xuân không?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật không có quy định về bồi thường tuổi thanh xuân. Do vậy, không đặt ra vấn đề bồi thường đối với trường hợp này....

 

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG PHÁT BIỂU TẠI HỘI NGHỊ


Hình ảnh văn phòng bào chữa