Luật sư tư vấn tòa án giải quyết ly hôn cho việt kiều

Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;"

Khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

"3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này."

Như vậy, trong trường hợp này Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của chị H có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương cho anh T.

Cũng Theo như thông tin thì chị H đang ở Nhật Bản, nhưng anh T lại không biết địa chỉ cụ thể của chị H nên Tòa án không thể cấp, tống đạt giấy tờ sang cho chị H để thực hiện thủ tục ly hôn được. Vì vậy, anh T phải yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Bằng những biện pháp tìm kiếm mà không khai thác được thông tin địa chỉ của chị H thì Tòa án sẽ phải ủy thác tư pháp sang Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Nhật Bản để thực hiện việc tìm kiếm. Cụ thể, Khoản 1 Điều 13 Luật tương trợ tư pháp 2007 quy định:

"1. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang ở nước được yêu cầu;

b) Triệu tập người làm chứng, người giám định đang ở nước được yêu cầu;

c) Thu thập, cung cấp chứng cứ ở nước được yêu cầu để giải quyết vụ việc dân sự tại Việt Nam;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam."

Sau khi áp dụng biệt pháp thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, sẽ có 02 trường hợp xảy ra:

- Trường hợp Tòa án đã dùng biện pháp thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú mà vẫn không có thông tin gì. Thì sau 02 năm kể từ ngày có tin tức cuối cùng của chị H, anh nộp đơn yêu cầu tuyên bố một người là mất tích kèm theo hồ sơ xin ly hôn đến Tòa án nhân dân nơi chị H cư trú cuối cùng để làm thủ tục tuyên bố chị H mất tích và giải quyết ly hôn.

- Trường hợp xác minh được chị H đang ở Nhật Bản, anh T nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi chị H cư trú cuối cùng để giải quyết ly hôn….


LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN CHO VIỆT KIỀUN TRÊN HTV


Hình ảnh văn phòng bào chữa