Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Hợp Đồng Đặt Cọc

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật sư Gia Đình, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Công ty BĐS và người chuyển nhượng hợp đồng đặt cọc cho bạn đã giao kết hợp đồng đặt cọc với nhau, Điều 328 BLDS 2015 quy định về đặt cọc như sau:

"Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Người đã chuyển nhượng hợp đồng đặt cọc cho bạn vẫn còn đứng tên trên hợp đồng với công ty bất động sản nên khi công ty giao sổ thì công ty sẽ giao cho người đang đứng tên trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Như vây, nếu trên hợp đồng chuyển nhượng vẫn ghi tên người đã chuyển nhượng thì người này mới là người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ không phải bạn. Sau khi người này được cấp GCNQSDĐ thì người này mới có quyền chuyển nhượng lại mảnh đất này cho bạn thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực. Nếu bạn muốn nhận chuyển nhượng trực tiếp mảnh đất sang cho mình thì bạn sẽ phải thỏa thuận với người đã chuyển nhượng hợp đồng cho mình và công ty BĐS về việc hủy hợp đồng cũ giữa công ty với người này và lập hợp đồng mới giữa bạn với công ty BĐS. Trường hợp này người đã chuyển nhượng hợp đồng cho bạn sẽ bị mất khoản tiền cọc và có thể bị phạt vi phạm hợp đồng  (nếu có).

 

Trân trọng

Phòng luật sư tư vấn pháp luật Dân sự

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc:

 

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

 

“Điều 328. Đặt cọc

 

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.