Luật sư tư vấn về doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2014 đưa ra một điều khoản chung quy định về vai trò, vị trí, trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, khác với Luật Doanh nghiệp 2005, các quy định về Người đại diện theo pháp luật nằm rải rác trong các điều khoản và tùy vào từng loại hình doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định loại hình Công ty TNHH và Công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, trong khi Luật Doanh nghiệp 2005 quy định doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp đối với công ty hợp danh các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Quy định này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, các doanh nghiệp muốn đồng thời có nhiều hơn một người đại diện để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh của mình, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà một người không thể đảm nhận vai trò quản lý. Đồng thời quy định này cũng đảm bảo quyền tự do kinh doanh, để cho doanh nghiệp tự quyết định số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thiết nghĩ quy định này là không cần thiết. Bởi lẽ, bản chất người đại diện theo pháp luật chỉ là người đại diện cho pháp nhân trong các giao dịch với bên thứ ba và cơ quan nhà nước. Còn vấn đề quản lý các mảng của doanh nghiệp có thể do doanh nghiệp tự phân công, bổ nhiệm theo nhu cầu của doanh nghiệp mình mà không nhất thiết người quản lý phải là người đại diện theo pháp luật. Hoặc người đại diện cũng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện công việc cho mình khi vắng mặt hoặc ủy quyền thực hiện một phần trong số các nhiệm vụ, trách nhiệm của người đại diện theo cơ chế ủy quyền mà không nhất thiết phải song song tồn tại hơn một người đại diện trong một doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định chung chung công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có nhiều người đại diện và cơ chế hoạt động của từng người do Điều lệ quy định, vậy các đối tác sẽ căn cứ vào đâu để biết người đại diện cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng với mình có đúng thẩm quyền hay không, trường hợp Điều lệ thay đổi về việc phân quyền thì bên thứ ba cũng không thể biết được nếu doanh nghiệp không thông báo trung thực.

Luật Doanh nghiệp 2014 bỏ quy định “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác”, trừ trường hợp đối với Giám đốc của Doanh nghiệp Nhà nước (Khoản 8 Điều 100). Quy định này hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ quy định trong luật cũ là hoàn toàn không có cơ sở, hạn chế quyền tự do kinh doanh của cá nhân, và không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, khi mà một cá nhân có nhu cầu kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã dự liệu các trường hợp Điều lệ công ty không quy định chức danh người đại diện theo pháp luật thì mặc nhiên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ là (1) Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch công ty đối với Công ty TNHH1TV do tổ chức làm chủ sở hữu; (2) Chủ tịch HĐQT đối với công ty cổ phần...

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH TPHCM (HTV7-HTV9)

LS TRẦN MINH HÙNG TRẢ LỜI TRÊN TRUYỀN HÌNH HTV


Hình ảnh văn phòng bào chữa