Những rủi ro pháp lý doanh nghiệp thường gặp khi không thuê luật sư

Nội dung tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp:

  • Tư vấn, soạn thảo Điều lệ, Quy chế quản trị, Nghị quyết, Quyết định của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và các văn bản quan trọng khác đòi hỏi cao về tính pháp lý.
  • Tư vấn pháp luật về: thuế, lao động, quản trị doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh…
  • Soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng hợp tác đầu tư, Hợp đồng liên doanh liên kết, Hợp đồng chuyển giao công nghệ…
  • Tư vấn huy động vốn: vay vốn ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hợp tác đầu tư…
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến tiền lương, bảo hiểm, tai nạn lao động…
  • Tư vấn các thủ tục hành chính như: Đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy phép, đăng ký nhãn hiệu…
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp, khiếu kiện giữa Công ty với cá nhân, tổ chức khác.
  • Tư vấn giải pháp đòi nợ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.
  • Các vấn đề pháp lý phát sinh khác trong quá trình kinh doanh.

Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên:

  • Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm
  • Tư vấn trực tiếp, tư vấn gián tiếp qua email, điện thoại, văn bản tư vấn.
  • Công việc tư vấn được thực hiện thường xuyên hàng tháng và/hoặc thời điểm theo yêu cầu của khách hàng
  • Chi phí tùy thuộc vào phạm vi, khối lượng công việc luật sư sẽ đảm nhiệm

NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Rủi ro rất đa dạng và cũng thường xuyên biến đổi, “tiến hóa” theo sự thay đổi và tiến hóa của môi trường kinh doanh. Có nhiều cách thức phân chia các dạng rủi ro tùy theo lĩnh vực, nguồn gốc, tính chất, chức năng, phạm vi, đối tượng tác động, tần suất xuất hiện, mức độ tác hại…

Và bản thân mỗi dạng rủi ro cũng có thể chồng lấn, bao trùm hoặc trùng khớp với các dạng khác trong nhiều trường hợp. Tuy vậy, có thể khái quát một số dạng rủi ro thường gặp trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam như sau:

Rủi ro tài chính:

Là những rủi ro trong lĩnh vực quản lý tài chính như rủi ro tín dụng, tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, đầu tư, tài sản, công nợ, dòng tiền… Giai đoạn vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam khốn đốn vì rủi ro lãi suất và đầu tư (lãi suất vay vọt lên quá cao, đầu tư kém hiệu quả); trong khi đó các ngân hàng thì lại lao đao vì rủi ro tín dụng (nợ xấu). Rủi ro về tỷ giá cũng khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lao đao khi ký hợp đồng mua hàng bằng ngoại tệ xong thì tỷ giá tăng cao bất ngờ. Rủi ro tài chính có thể xem là rủi ro bao trùm lên mọi rủi ro vì hệ quả cuối cùng của những rủi ro, dù là phi tài chính, ít nhiều đều kéo theo những thiệt hại về tài chính.

Rủi ro chính sách:

Là những rủi ro liên quan đến chính sách nhà nước. Một chính sách thay đổi hoặc mới ra đời có thể đem lại cơ hội cho nhóm doanh nghiệp này, nhưng lại gây thiệt hại nặng nề cho nhóm doanh nghiệp khác. Chẳng hạn thay đổi chính sách từ bảo hộ sang không bảo hộ có thể gây khó khăn cho những doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu, đang cần sự bảo hộ của nhà nước. Chính sách mở cửa hay đóng cửa đối với doanh nghiệp nước ngoài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Một chính sách thuế thay đổi có thể làm nhiều chủ doanh nghiệp “rụng rời tay chân”.

Rủi ro chiến lược:

Là những rủi ro liên quan đến việc hoạch định và thực thi chiến lược. Một chiến lược được lựa chọn theo cảm tính, thiếu phân tích kỹ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến thất bại. Chiến lược đa ngành của nhiều doanh nghiệp vừa qua là ví dụ rõ nét về rủi ro chiến lược khi doanh nghiệp vội vàng tham gia vào ngành mới không dựa trên năng lực lõi của mình. Ngay cả một chiến lược được hoạch định đúng cũng có rủi ro thất bại trong quá trình thực thi. Ngoài ra, trên đường đi của một chiến lược dài hạn, có thể có những biến động sâu sắc mà nếu doanh nghiệp không có bước điều chỉnh thích hợp, rủi ro thất bại là không thể tránh khỏi.

Rủi ro thương hiệu:

Là những rủi ro liên quan đến hình ảnh, uy tín thương hiệu. Một công ty có những hoạt động bất chính, lừa dối người tiêu dùng, hay gây tác hại về sức khỏe, môi trường chắc chắn sẽ làm xấu hình ảnh thương hiệu, dẫn đến bị khách hàng tẩy chay, có thể trở thành thua lỗ, thậm chí phá sản. Hoặc công ty khác, bỏ công xây dựng thương hiệu nhưng không bảo hộ, bị đối thủ bắt chước, làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng… cũng sẽ đi đến phá sản thương hiệu.

Rủi ro công nghệ:

Là những rủi ro liên quan đến công nghệ, kỹ thuật. Một nhà máy sản xuất cáp đồng được đầu tư khá lớn, nhưng vừa hoàn thành đã phải hoạt động cầm chừng, rồi phải đóng cửa vì khách hàng đã chuyển sang dùng cáp quang theo xu hướng mới. Điện thoại bàn gần như sắp chết với sự phát triển của công nghệ điện thoại di động có mức phí thuê bao và sử dụng ngày càng rẻ.

Rủi ro pháp lý:

Là những rủi ro liên quan đến pháp luật. Doanh nghiệp có thể vô tình hay cố ý vi phạm luật pháp. Luật pháp cũng có thể thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Nếu không cập nhật thông tin pháp luật và sớm nhận diện những rủi ro liên quan đến pháp lý, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật hoặc mất sức cạnh tranh khi buộc phải tuân thủ pháp luật.

Rủi ro nhân lực:

Là những rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực doanh nghiệp. Nhân tài và những cán bộ chủ chốt có thể bỏ doanh nghiệp ra đi vì một lý do nào đó. Chất xám của doanh nghiệp (thường kèm theo bí quyết công nghệ, bí mật kinh doanh) có thể “chảy” về đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, doanh nghiệp có thể vô tình thu nhận những kẻ phá hoại vào làm việc tại doanh nghiệp. Một tổng giám đốc hay quản lý cấp cao thiếu năng lực, kém đạo đức có khả năng đưa một doanh nghiệp từ chỗ làm ăn hiệu quả trở thành lụn bại, phá sản. Đó là chưa kể những rủi ro khác liên quan đến đình công, bãi công, thiếu hụt hay dư thừa nguồn nhân lực… Rủi ro về nhân lực có thể xếp ngang hàng với những rủi ro về tài chính, kinh doanh, vì có tác hại không hề thua kém.

Rủi ro vận hành:

Là những rủi ro liên quan đến năng lực quản lý, vận hành doanh nghiệp. Đó là những rủi ro về hệ thống quản lý, các quá trình hoạt động, các chính sách, quy định, quy chế, quy trình tác nghiệp, cung cách quản lý, điều hành…, và cả việc sử dụng con người trong hệ thống vận hành. Một hệ thống quản lý lỏng lẻo có thể tạo nhiều lỗ hổng, gây thất thoát tài sản, tiền bạc; một quy trình vận hành bất hợp lý hoặc thiếu kiểm soát chặt chẽ có thể làm phát sinh những sai phạm dẫn đến hư hỏng, thiệt hại. Việc bố trí nhân lực không đúng người, đúng việc không chỉ làm giảm hiệu suất làm việc mà còn gây cản trở, khó khăn, thậm chí nguy hại cho quá trình phát triển doanh nghiệp.

Rủi ro thị trường:

Là những rủi ro liên quan đến sự vận động, thay đổi của thị trường, bao gồm cả sản phẩm, khách hàng, người tiêu dùng, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh… Những thay đổi về xu hướng tiêu dùng có thể gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Các cách thức cạnh tranh mới từ phía đối thủ có thể đe dọa trực tiếp đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp (ví dụ, doanh nghiệp “dội bom” thông điệp “cà phê chỉ làm từ cà phê” có thể gây khó khăn cho những doanh nghiệp pha trộn cà phê với bột bắp, bột đậu…).

Rủi ro hợp đồng:

Là những rủi ro liên quan đến việc ký kết các hợp đồng hợp tác, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán… Những điều khoản thiếu rõ ràng, không chặt chẽ, hoặc bị “cài bẫy” có thể gây bất lợi, dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp khi có tranh chấp.

Rủi ro bảo mật:

Đó là những rủi ro liên quan đến thông tin. Bí quyết công nghệ, bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ, hoặc rò rỉ. Ở mức độ thông thường, doanh nghiệp có thể bị đối thủ cạnh tranh “bắt bài”; còn ở mức độ nghiêm trọng, toàn bộ một kế hoạch hay chiến lược có thể bị phá sản.

Ngoài ra, còn nhiều dạng rủi ro khác có thể kể đến như rủi ro thảm họa (thiên tai, cháy nổ, tai nạn, chiến tranh, bạo động…), rủi ro quan hệ, rủi ro truyền thông, rủi ro trong ứng dụng công nghệ thông tin…

Hầu hết những dạng rủi ro này, doanh nghiệp Việt Nam rất thường gặp phải và buộc phải xử lý chuyện đã rồi. Nếu biết cách quản lý rủi ro, doanh nghiệp có nhiều khả năng tránh khỏi, vô hiệu hóa, giảm thiểu tác động tiêu cực, hoặc chí ít cũng chủ động đón nhận và ứng phó theo cách thức hợp lý nhất.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

LS TRẦN MINH HÙNG TRƯỞNG VĂN PHÒNG TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.


Hình ảnh văn phòng bào chữa