Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động





Thứ nhất, về việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng với chồng chị

Căn cứ khoản 10 Điều 36 Bộ luật Lao động quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Đồng thời, khoản 1 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế

  1. Thay đổi cơ cấu, công nghệ tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động gồm các trường hợp sau đây:
  2. a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
  3. b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
  4. c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.”

Trường hợp công ty cho chồng chị nghỉ việc với lý do “công ty đó chuyển mô hình sang công ty cổ phần nên giảm bớt nhân lực” là hoàn toàn có căn cứ pháp luật.

Căn cứ Điều 22 Bộ luật Lao động quy định hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Trong đó, hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Theo đó, hợp đồng lao động của chồng chị là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Khi chồng chị bị công ty đó đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chồng chị có quyền được công ty thông báo trước ít nhất 45 ngày theo khoản 2 Điều 38..

Về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2012.

 Theo đó, nếu việc thay đổi cơ cấu ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật, trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp này, nếu công ty không giải quyết được việc làm mới cho chồng chị mà phải cho chồng chị thôi việc thì công ty đó phải trả trợ cấp mất việc làm (theo quy định tại Điều 49 BLLĐ năm 2012) cho chồng chị, ngoài ra chồng chị còn được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 BLLĐ năm 2012.

+Về trợ cấp mất việc làm

Công ty đó phải trả trợ cấp mất việc làm cho chồng chị, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian chồng chị đã làm việc thực tế cho công ty trừ đi thời gian chồng chị đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được công ty đó chi trả trợ cấp thôi việc.

+Về trợ cấp thôi việc

Công ty đó có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho chồng chị, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian chồng chị đã làm việc thực tế cho công ty trừ đi thời gian chồng chị đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được công ty chi trả trợ cấp thôi việc.

Vì chị không cung cấp thông tin cụ thể về số tiền lương của chồng chị nên chúng tôi không thể tư vấn khoản trợ cấp cụ thể mà chồng chị được hưởng trong trường hợp này.

Thứ hai, về Bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ Luật BHXH 2014, người lao động (NLĐ) đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  2. Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.
  3. Đã nộp hồ sơ hưởng TCTN tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.
  4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
Trân trọng.

Hình ảnh văn phòng bào chữa