Thừa kế có người nước ngoài

Tôi và ba người chị em khác muốn bán tài sản này để chia đều cho 10 người nhưng anh tôi không chịu. Śáu người ̣ch̉ị em còn lại không màng đến tài sản này nhưng nếu tòa sử và được chia phần họ vẫn nhận. Nói tóm lại 6 người này không hợp tác trong vấn đề thưa kiện. Nhứ̃ng ́chi ̉tiết tôi muốn biết là:

1- Là người Việt kiều tôi có thể khởi kiện không?

2- Nếu chỉ ba người ̣đứng tên kiện, tòa có sử không?

3- Nếu được tòa sử, tôi nên làm những gì? Xin cám ơn và chúc VP nhiều may mắn.

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền khởi kiện.

Căn cứ quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

"Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình."

Và Điều 465 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 465. Quyền, nghĩa vụ tố tụng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài

1. Người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.

Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài theo ủy quyền có quyền khởi kiện đến Tòa án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức nước ngoài ủy quyền bị xâm phạm hoặc có tranh chấp.

2. Khi tham gia tố tụng dân sự, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam.

3. Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân sự tương ứng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài mà Tòa án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng dân sự đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài của cơ quan, tổ chức Việt Nam.

Theo đó, tranh chấp về quan hệ dân sự phát sinh tại Việt Nam, những người có quyền lợi liên quan là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án Việt Nam. Bạn có thể trực tiếp khởi kiện hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện vệc khởi kiện yêu cầu giải quết tranh chấp.

Thứ hai, về người khởi kiện

Chỉ cần một trong những người thừa kế đứng ra khởi kiện thì Toà án sẽ thụ lý và giải quyết vụ án.

Thứ ba, sau khi nộp đơn khởi kiện và Toà án thụ lý vụ án, bạn tiến hành các thủ tục cần thiết theo thông báo của Toà án.

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH TPHCM

Thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản (Nhà, đất, tiền…) và quyền tài sản (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ…) hoặc các nghĩa vụ (Nợ nần) từ người đã chết sang một cá nhân người khác. Có hai hình thức phân chia tài sản là phân chia tài sản theo di chúc và phân chia tài sản theo pháp luật về thừa kế. Trong xã hội ngày nay, khi đời sống vật chất không ngừng được nâng cao thì vấn đề thừa kế được đặt ra như một vấn đề quan trọng, thiết yếu phải giải quyết khi cha mẹ về già.. Theo tập tục cha ông để lại, cha mẹ thường có ý nguyện để lại tài sản cho con cái, người đã phụng dưỡng mình.Tuy nhiên, khi cha mẹ mất đi thì lại xảy ra các tranh chấp về thừa kế rất phức tạp giữa những người được hưởng thừa kế với nhau( giữa anh chị em chẳng hạn). Thực tế đã chỉ ra rằng các vụ tranh chấp về tài sản thừa kế trong những năm qua không ngừng tăng cao (đặc biệt là tại các thành phố và đô thị phát triển). Nắm bắt được xu hướng của thời đại, nhằm đảm bảo các truyền thống đạo đức của ông cha ta để lại cũng như tình cảm anh/chị/em trong gia đình được bền lâu và gắn kết, Luật sư với đội ngũ luật sư và cộng sự có sự kết hợp năng động của sức trẻ và bản lĩnh kinh nghiệm đã và đang hỗ trợ, tư vấn luật, trực tiếp giải quyết cho nhiều khách hàng về mặt pháp luật về thừa kế như thủ tục lập di chúc, việc chia di sản thừa kế sao cho phù hợp để vừa đảm bảo về mặt pháp luật cũng như đảm bảo mặt tình cảm gia đình, truyền thống đạo đức của ông cha ta. Các loại hình dịch vụ mà Luật sư có thể chăm sóc khách hàng một cách ưu việt nhất có thể kể đến như sau: