Thuận tình ly hôn cần những giấy tờ gì?

1. Thuận tình ly hôn cần những gì ?

Thưa Luật sư, tôi và chồng kết hôn từ năm 2012 và đã có một con chung sinh năm 2013. Hiện giờ, chúng tôi thuận tình ly hôn thì thủ tục cần những gì và phải nộp ở đâu? Tôi nghe nói là cần giấy xác nhận của địa phương vậy không cần xác nhận có được không?

Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!

Trả lời:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:

"Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

Như vậy, cả hai vợ chồng bạn được xem là thuận tình ly hôn khi hai bên thật sư tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được với nhau về vấn nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Về thủ tục thuận tình ly hôn bao gồm:

Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ thuận tình ly hôn gồm có:

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);

- Chứng minh nhân dân của vợ chồng (Bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của các con (Bản sao có chứng thực);

- Sổ hộ khẩu gia đình (Bản sao có chứng thực);

- Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn theo mẫu.

Hồ sơ thuận tình ly hôn được nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi làm việc của một trong hai bên.

Thứ ba, về án phí sơ thẩm, cụ thể như sau:

I

Án phí dân sự

1

Án phí dân sự sơ thẩm

1.1

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch

300.000 đồng

1.3

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

a

Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b

Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

đ

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

e

Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Có thể hiểu đơn giản mức án phí ly hôn thuận tình là: 300.000 đồng nếu không tranh chấp tài sản. Nếu có tranh chấp tài sản thì mức án phí sẽ đóng thêm giao động từ 3 đến 5% giá trị tài sản tran chấp (bao gồm cả lệ phí thẩm định giá). 

 

2. Thuận tình ly hôn có thể nộp đơn tại nơi tạm trú được hay không?

Kính thưa luật sư, nếu vợ chồng đồng thuận ly hôn thì có thể nộp đơn tại nơi tạm trú được không? Em cảm ơn luật sư!

 

Trả lời:

Điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ việc thuận tình ly hôn như sau:

"h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;"

Điều 12 Luật cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định:

"1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú."

Theo quy định trên thì các bên thuận tình ly hôn có thể nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên đang cư trú, làm việc. Mà nơi cư trú bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, vợ chồng thuận tình ly hôn có thể nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tạm trú của một trong hai bên vợ chồng.

3. Thủ tục yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn?

Thưa luật sư, chồng tôi có quan hệ tình cảm với gái Karaoke năm 2012 đến nay. Cả nửa tháng nay cô gái ấy đòi chồng tôi ly hôn vợ (trước đây tôi có tức giận đã đơn phương ly hôn, tòa có gọi 2 lần nhưng chồng tôi không chịu ly hôn, sau đó tôi có rút đơn về theo yêu cầu của con tôi), cô ấy bỏ đi, chồng tôi đi tìm và đề nghị tôi cho cô ấy vào trang trại chúng tôi ở để phụ giúp anh ấy, tôi không đồng ý, tôi bảo đã có người làm, tôi không cần cô ấy ở đấy vì nơi đó của con tôi.

Anh ấy đã yêu cầu tôi thôi khỏi ly hôn, chỉ cần tôi làm thỏa thuận ly hôn ra phường chứng để cô ấy có thể ở trong nhà mà không lo tôi thưa kiện đi tù. Còn giấy kết hôn của chúng tôi vẫn cứ giữ nguyên. Tôi xin hỏi: Vậy là sao? Anh ấy muốn gì khi có tờ giấy này? Xin cảm ơn Luật sư.

 

Trả lời:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Điều 52 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

 

“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”

Theo quy định của pháp luật, thỏa thuận ly hôn không phải là căn cứ xác định quan hệ vợ chồng. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Việc chồng bạn yêu cầu bạn làm thỏa thuận ly hôn ra phường chứng, đó chính là bước đầu tiên trong thủ tục thuận tình ly hôn. Thỏa thuận này chính là đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Pháp luật khuyến khích hòa giải cấp cơ sở, do đó người yêu cầu vẫn có quyền nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn ra UBND cấp xã, phường. Thủ tục này là không bắt buộc, người yêu cầu có thể nộp trực tiếp tại Tòa án cùng với đơn xin ly hôn.

Việc chồng bạn yêu cầu bạn như vậy có thể chồng bạn chưa hoàn toàn muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân về mặt pháp luật với bạn. Và chồng bạn cho rằng sau khi có sự xác nhận này của UBND cấp xã thì việc chồng bạn nếu sau này có hành vi chung sống như vợ chồng với người kia thì bạn không có quyền tố cáo chồng bạn về hành vi xâm phạm chế độ một vợ một chồng.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc hòa giải ở cấp cơ sở là không bắt buộc, cho tới khi chưa có bản án của Tòa án tuyên vợ chồng bạn ly hôn, hoặc văn bản công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng bạn thì thời gian này xem như vợ chồng bạn vẫn đang trong quan hệ hôn nhân, mọi hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc chấp hành hình phạt tù dựa vào mức độ vi phạm.

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Tham khảo thêm một số văn bản pháp lý điều chỉnh vấn đề trên:

Nghị định 126/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình

 

4. Tư vấn giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn?

Xin chào luật sư. Em lấy chồng đến nay được gần hai năm, vẫn chưa có con và chỉ ở với nhau được một năm. Một năm nay vợ chồng em đang sống ly thân. Lý do em sống ly thân đó là chồng em không biết chăm lo cho gia đình, tuy có chịu khó làm ăn nhưng được bao nhiêu đều mang đi chơi lô, chơi đề. Không những thế những món đồ kỷ niệm khi em về nhà chồng cũng bị anh lấy đem bán và để đồ giả vào đấy.

Nhưng lý do em muốn ly hôn đó là, anh bị yếu sinh lý. Sự ham muốn của người đàn ông hầu như không có, dẫn đến cuộc sống vợ chồng không có hạnh phúc. Em cũng muốn đưa chồng đi khám để chữa trị nhưng vì tiền bạc không có, những thứ có giá trị cũng không còn. Em buồn chán và bỏ đi, và ép mình làm việc thật nhiều để không có thời gian suy nghĩ. Ban đầu gia đình bên chồng cũng gọi về bảo sẽ cố gắng chữa trị nhưng em cương quyết không về. Thật sự mà nói mới chỉ mến nhau thấy cũng chịu khó làm ăn nên em đồng ý cưới, thú thật mà nói bây giờ tình cảm của em dành cho chồng chỉ là tình cảm bạn bè thôi. Em cũng đã nói với anh sẽ ly hôn, mặc dù không đồng ý nhưng anh nói nếu em vẫn nhất quyết ly hôn thì cũng sẽ chấp nhận.

Em đang không biết phải trình bày thế nào để dễ hiểu hơn trong đơn ly hôn, em cũng đã xem mẫu nhưng em xin nhờ luật sư tư vấn giúp em về thủ tục cũng như cách thức trình bày một cách tốt nhất?

Em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành. Trường hợp hai vợ chồng bạn thuận tình ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết.

Về thủ tục thuận tình ly hôn thì bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ chồng bạn đang cư trú, hoặc nơi làm việc của một trong hai bên, bao gồm những giấy tờ như sau:

Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của bạn. Trong đơn bạn cần trình bày các vấn đề sau:

+ Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?

+ Về con chung (nếu có): Cháu tên gì? Sinh ngày tháng năm nào? Nay xin ly hôn bạn có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi cháu không, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha cháu như thế nào)?

+ Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? Có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn bạn muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?

+ Về nợ chung: Có nợ ai không? Có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Bạn muốn giải quyết như thế nào?

- Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con);

- Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của người chồng;

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

- Các giấy tờ chứng minh về tài sản, ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe ô tô, giấy đăng ký xe máy, sổ tiết kiệm và các giấy tờ chứng minh tài sản khác nếu có.

 

5. Thuận tình ly hôn nộp đơn ở đâu?

Thưa Luật sư, vợ chồng em đã cưới nhau được gần 2 năm rồi và đã có một bé trai 20 tháng tuổi. Cuộc sống vợ chồng em không hạnh phúc kể từ khi kết hôn tới giờ. Nay vợ chồng em thuận tình ly hôn và hai bên cũng ký vào đơn ly hôn rồi ạ.

 

Vậy em phải nộp đơn ở đâu? Vì chồng em quê ở Nghệ An nhưng nay đã chuyển về Bắc Giang nơi quê em. Hai vợ chồng em đang làm việc cùng một công ty tại Bình Dương và chưa có cư trú tạm vắng ở phường đang ở tại Bình Dương.

Xin cho em hỏi là em có được quyền nuôi con không? Và nếu thuận tình ly hôn không có tài sản chung thì mất bao lâu có thể giải quyết xong ạ?

Xin cảm ơn!

 

Trả lời:

- Về nơi nộp đơn thuận tình ly hôn:

Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của vợ chồng bạn là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang cư trú hoặc chồng bạn đang cư trú nếu cả hai vợ chồng đều đồng ý ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

- Về quyền nuôi con:

Theo như bạn trình bày thì hai bạn thuận tình nên việc nuôi con do 2 bạn thỏa thuận. Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Như vậy, nếu không thỏa thuận được thì bạn sẽ có quyền trực tiếp nuôi con do con bạn mới được 20 tháng tuổi, trừ trường hợp bạn không có đủ khả năng, đủ điều kiện để nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.

- Về thời gian giải quyết:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;

- Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

- Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Trong trường hợp hoà giải tại tòa án thiếu một trong các điều kiện trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.


LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN HTV

Nếu hai bên thay đổi ý kiến, thỏa thuận không ly hôn nữa thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.


LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN ANTV


Hình ảnh văn phòng bào chữa