Tư vấn công chứng di chúc, ủy quyền, mua bán

Tư vấn, soạn thảo, làm chứng, chứng thực di chúc

Để đảm bảo Di chúc có hiệu lực pháp luật sau khi Người để lại di chúc chết thì khi lập di chúc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Nội dung di chúc và Hình thức di chúc. Nhằm đáp ứng nhu cầu của Quý khách, Chúng tôi xin giới thiệu và cung cấp dịch vụ Tư vấn, Soạn thảo, Làm chứng Di chúc bao gồm:

- Tư vấn các quyền của người lập di chúc - Người để lại di sản;

- Tư vấn hình thức di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

- Soạn thảo di chúc thể hiện ý chí của Người để lại di sản thừa kế - Luật sư làm chứng, chứng thực Di chúc sau khi được lập.

- Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc.

- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan tới hiệu lực của di chúc và người nhận di sản.

- Tư vấn chia di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc.

- Tư vấn khai nhận di sản, từ chối nhận di sản thừa kế.....

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

2. Mẫu Di chúc mới nhất theo luật dân sự

VPLS GIA ĐÌNH cung cấp mẫu Di chúc mới nhất theo cơ sở của Bộ Luật Dân sự 2015 để quý khách hàng tham khảo và áp dụng thực tiễn:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DI CHÚC

Tôi là : .....................................................

Sinh năm : .....................................................

Hộ khẩu : .....................................................

CMND số : .......................................... ngày cấp: ..............

Nơi cấp : Công an ...........................................................

Hôm nay, ngày .... tháng .......... năm .............tại ................, tôi đang trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, sức khoẻ tốt lập di chúc chung này để lại di sản cho con như sau:

1/ Các con và di sản thừa kế

- Tôi và chồng/vợ tôi là ông/bà ... có ......... (...........) người con là: Ông/bà ... sinh năm: ............), ông/bà ... (sinh năm: .......).

- Tôi có một ngôi nhà và đất tại ... theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do UBND............cấp ngày .............., hồ sơ gốc số: ....................... Nhà đất này có đặc điểm như sau:

a/ Nhà ở:

- Địa chỉ: ............................................................

- Tổng diện tích sử dụng: ...................m2 (................................. mét vuông)

- Diện tích xây dựng: ...................... m2 (................................... mét vuông)

- Kết cấu nhà: ..................................

- Số tầng: .......................

b/ Đất ở:

- Thửa đất số: ...........................

- Tờ bản đồ số: ........................

- Diện tích: ............................... m2 (.................................. mét vuông)

- Hình thức sử dụng:

+ Riêng: .............................. m2 (............................................. mét vuông)

+ Chung: ................... m2 (.......................... mét vuông)

(Sau đây gọi tắt là Bất động sản)

2/ Phân chia di sản:

Tôi tự nguyện lập bản di chúc này để phân chia Bất động sản nêu trên như sau:

........................................................................................

.........................................................................................

........................................................................................

.........................................................................................

Tôi lập di chúc này trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo, bản di chúc có ..... trang, được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Quy định pháp luật về việc gửi giữ di chúc?

Chào Luật sư, xin hỏi: Tôi năm nay đã hơn 60 tuổi. Tôi muốn làm di chúc để lại tài sản cho các con. Tuy nhiên, tôi không muốn các bên biết về vấn đề này để các con có thể tu chí làm ăn. Chỉ đến khi tôi chết mọi người mới biết đến bản di chúc. Như vậy có được không, tôi có thể làm di chúc để gửi ai? Và có cần thủ tục không?
Tôi cảm ơn !

Luật sư trả lời:

Điều 641 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 641. Gửi giữ di chúc

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.

3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:

a) Giữ bí mật nội dung di chúc;

b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

Như vậy, anh có thể gửi di chúc của mình cho một cá nhân hoặc tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ. Nghĩa vụ của người giữ bản di chúc đó là giữ bí mật nội dung di chúc và giữ gìn bản di chúc. Khi người lập di chúc chết thì người giữ bản di chúc phải giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc.

Trong trường hợp anh muốn lựa chọn nơi nhận di chúc là tổ chức hành nghề công chứng, thì công chứng viên sẽ thực hiện thủ tục nhận lưu giữ di chúc theo quy định tại Điều 60 Luật công chứng 2014 như sau:

Điều 60. Nhận lưu giữ di chúc

1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.

2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.

3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

4. Di chúc như thế nào là hợp lệ?

Năm 1996 tôi được cô họ bên chồng viết cho giấy thừa kế một đám ruộng 3500m2. lúc đó chồng của bà cô đã chết. bà có 5 người con. khi viết giấy thừa kế thì con trai của bà cô cũng có mặt và ký vào giấy thừa kế. sau đó giấy được con trai bà đi xác nhận của chính quyền địa phương. hiện tôi đã được nhà nước cấp sổ đỏ năm 2018.
Tuy nhiên hiện tại con gái thứ 2 của bà cô đã khởi kiện và đòi lại mảnh đất trên. vậy tôi có phải trả lại ruộng không? giấy thừa kế đó có hợp pháp không?

Luật sư tư vấn:

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định di chúc hợp pháp khi có các điều kiện sau:

"Điều 652. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực."

Tuy nhiên trong trường hợp này không thể coi là di chúc được chứng thực vì di chúc này không do người lập di chúc trực tiếp đến chứng thực mà do con trai bà thực hiện thay. Di chúc này chỉ có thể phát sinh hiệu lực nếu như đáp ứng đầy đủ điều kiện trên và nội dung di chúc phải đảm bảo:

Điều 631. Nội dung của di chúc

1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.

Do những thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi không thể khẳng định di chúc này có hợp pháp hay không. Bạn có thể đối chiếu những quy định trên để biết được điều này. Trường hợp di chúc không hợp lệ thì người con gái của bà có thể khởi kiện để yêu cầu chia tài sản.

5. Tư vấn chuyển nhượng sổ tiết kiệm khi không để lại di chúc?

Thưa luật sư, xin Luật sư cho em hỏi là: Khi chồng em mất không để lại di chúc. Sổ tiết kiệm giờ em đi rút, mà ngân hàng bảo xin giấy công chứng ở phường. Luật sư cho em hỏi là. Thủ tục chuyển nhượng như thế nào ạ? Chuyển nhượng sổ tiết kiệm này em làm ngoài quê có được không ạ. Giờ em làm ở Sài Gòn, quê em ngoài miền Bắc ạ?
- Quyen Lai

Luật sư trả lời:

Chương XIII, Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ sở hữu tài sản có 3 quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Trong đó, quyền định đoạt được coi là quyền năng cơ bản nhất, bao gồm các quyền quy định tại Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015: quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Thứ nhất, Tài sản thừa kế không để lại di chúc: (chồng bạn)

Do chồng bạn đã mất nên tài sản của chồng bạn cụ thể là sổ tiết kiệm ngân hàng được để lại cho người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật. Câu hỏi bạn đưa ra nêu rõ trước khi mất chồng bạn không để lại di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác nên việc thừa kế theo quy định của Pháp luật hiện hành như sau:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Đối chiếu với quy định trên thì sổ tiết kiệm của chồng bạn sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, gồm: Vợ (bạn), bố đẻ, mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (nếu có), con đẻ, con nuôi (nếu có).

Như vậy bạn là vợ sẽ được hưởng thừa kế toàn bộ theo hàng thừa kế thứ nhất đối với tài sản là sổ tiết kiệm của vợ bạn nếu như không còn bố mẹ đẻ của vợ bạn, các con của 2 vợ chồng. Còn nếu như có các người trên thì bạn chỉ được hưởng phần thừa kế bằng với họ chứ không được toàn bộ

Thứ hai, thủ tục để chuyển quyền sở hữu/sử dụng sổ tiết kiệm ngân hàng của chồng bạn sang cho vợ là bạn như sau:

a. Trước hết là thủ tục chuyển quyền sở hữu cho những người đồng thừa kế:(nếu như hàng thừa kế thứ nhất có đầy đủ người)

Luật công chứng 2014 quy định có hai hình thức để nhận di sản thừa kế là: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế Căn cứ theo Điều 57 quy định :

"Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác"

Về khai nhận di sản thừa kế căn cứ theo Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định:

"Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản".

Văn bản thoả thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Như vậy, những người đủ điều kiện thừa kế sổ tiết kiệm này cần phải tiến hành các bước sau:

- Công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

- Nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ sau đây:

+ Phiếu yêu cầu công chứng khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản theo mẫu;

+ Dự thảo văn bản khai nhận/văn bản thỏa thuận phân chia di sản (nếu có);

+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

+ Bản sao giấy tờ về tài sản: sổ tiết kiệm …;

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến sổ tiết kiệm.

+ Bản sao như nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

- Công chứng viên sẽ tiến hành niêm yết thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế đối với di sản do chị bạn để lại. Việc niêm yết được thực hiện tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi thường trú trước đây của chị bạn; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của chị bạn.

- Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót người được hưởng di sản, bỏ sót di sản, di sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì cơ quan công chứng sẽ tiến hành các thủ tục tiếp theo để khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản do chị bạn để lại.

- Những người đồng thừa kế lập và ký văn bản khai nhận/văn bản thỏa thuận phân chia di sản; hoặc có thể nhờ cơ quan công chứng soạn thảo theo mẫu. Nếu là văn bản khai nhận thừa kế (trường hợp mẹ bạn là người duy nhất được nhận di sản) thì mẹ bạn có quyền nhận di sản đó để thực hiện việc đăng ký chủ sử dụng/ sở hữu tài sản.

6. Di chúc lập trong tình trạng sức khỏe yếu có hiệu lực pháp lý không?

Thưa luật sư, xin hỏi: năm 2016, mẹ tôi có lập di chúc cho tôi toàn bộ tài sản của bà. Tôi là con trai cả, sau tôi là 2 em gái đều đã thành niên. Việc lập di chúc có sự chứng kiến của bố tôi và 3 anh em. Nội dung trong di chúc ghi rõ mẹ tôi đều đồng ý cho tôi toàn bộ tài sản.
Tuy nhiên trong di chúc do sức khỏe mẹ tôi quá yếu không có khả năng kí và điểm chỉ (không mất khả năng nhận thức) mà chỉ có xác nhận của ủy ban nhân dân xã. Vậy di chúc của mẹ tôi có hiệu lực không ?
Cảm ơn.

Luật sư tư vấn

*Di chúc có hiệu lực không ?

Theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp:

"1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."

Như vậy, tại thời điểm mẹ bạn lập di chúc dù sức khỏe mẹ bạn yếu, không có khả năng ký và điểm chỉ, nhưng không mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì mẹ bạn có quyền được lập di chúc. Đồng thời việc lập di chúc được xuất phát từ chính nguyện vọng, mong muốn của mẹ bạn mà không phải do bị ép buộc, đe dọa.

Đối với người bị hạn chế về thể chất, nhằm bảo đảm quyền lợi của người lập di chúc, pháp luật đã quy định tại Khoản 2 Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015:

"2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng."

Đồng thời pháp luật cũng quy định cụ thể hơn về người làm chứng cho việc lập di chúc tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015

"Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi."

Trong trường hợp của bạn, tại thời điểm mẹ bạn lập di chúc có sự chứng kiến của bố bạn, bạn và 2 em bạn. Bởi vì bạn là người thừa kế theo di chúc, bố bạn là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì nghiễm nhiên 2 em bạn là người làm chứng cho việc lập di chúc. Một trong hai em của bạn phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã. Đồng thời, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã sẽ chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Như vậy, di chúc có hiệu lực kể từ thời điểm thời điểm mở thừa kế -thời điểm người lập di chúc chết và nó là di chúc hợp pháp và là di chúc cuối cùng mà người lập di chúc để lại trước khi chết.

* Những trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.




LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN HTV


Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Truyền hình Quốc Hội... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet,  VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

 


Hình ảnh văn phòng bào chữa