Đã chia di sản nhưng xuất hiện người thừa kế mới thì giải quyết như thế nào?

Đã chia di sản nhưng xuất hiện người thừa kế mới thì giải quyết như thế nào?

Em xin chào Luật sư chuyên thừa kế, Em có một tình huống pháp luật này, mong được các anh chị tư vấn giúp em cách giải quyết. Anh A và anh trai được thừa hưởng căn nhà do cha để lại. Việc thừa kế đã được khai nhận. Anh A và anh trai được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản. Anh C mua lại toàn phần quyền của người anh để được toàn quyền sở hữu căn nhà . anh C đem căn nhà đó tặng cho con của mình là B. Ít lâu sau thì có D tự dưng xuất hiện tự xưng là thừa kế theo di chúc của người cha của A. Theo di chúc, người này được thừa hưởng toàn bộ căn nhà. D kiện A ra toà yêu cầu buộc B trả giao nhà lại cho mình? Toà án sẽ phải xử lý như thế nào trong trường hợp di chúc có giá trị. Em xin chân thành cảm ơn ạ!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới VPLS GIA ĐÌNH, HÃNG LUẬT CHUYÊN THỪA KẾ NHÀ ĐẤT, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định  về các trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

 

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

 

a) Không có di chúc;

 

b) Di chúc không hợp pháp;

 

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

 

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

 

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

 

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

 

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

 

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

 

Như vậy, trường hợp nếu di chúc là hợp pháp và trong di chúc đã định đoạt toàn bộ tài sản thì sẽ chia thừa kế theo di chúc  mà không chia thừa kế theo pháp luật. Trường hợp chưa hết thời hiệu thừa kế thì có thể phân chia lại thừa kế theo di chúc hợp pháp mà người để lại di sản đã lập.

 

Trường hợp trên, nếu di chúc không vô hiệu và có hiệu lực toàn bộ thì di sản của bố A sẽ được phân chia theo di chúc. Tuy nhiên Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 về các trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định như sau:

 

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

 

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

 

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

 

Theo đó, nếu mẹ A còn sống, A hoặc anh trai A thuộc các trường hợp tại điểm b khoản 1 sẽ được một suất bằng 2/3 một suất phân chia theo quy định. Nếu không có thành  viên trong trường hợp này thì toàn bộ tài sản sẽ được chia theo di chúc của bố A để lại.

 

Trường hợp này, nếu di chúc là hợp pháp thì giao dịch giữa A và anh trai A sẽ vô hiệu do anh trai A không được phép định đoạt quyền sử dụng đất. Anh trai A sẽ phải trả lại số tiền đã nhận từ hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất với Anh A.

Trân trọng.

 

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH TPHCM


Hình ảnh văn phòng bào chữa