Luật sư tư vấn hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. VPLS GIA ĐÌNH sẽ trình bày cụ thể nội dung pháp lý về hàng thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự 2015.

Điều 651 bộ luật dân sự 2005 quy định có 3 hàng thừa kế, bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Hàng thừa kế thứ nhất

Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng: 

Vợ, chồng sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu vào thời điểm một bên chết mà quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Đặc biệt cần lưu ý đối với các trường hợp cụ thể tại điều 655 bộ luật dân sự 2015, như sau: 

Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản. 

Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/8/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này vợ, chồng được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và cha mẹ nuôi và con nuôi: 

Cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó. Do vậy, cha mẹ của người con trong giá thú hoặc ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của con mình và ngược lại.

Đối với quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ là hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu việc nhận nuôi được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Hàng thừa kế thứ hai

Để xác định hàng thừa kế thứ hai cần làm rõ các khái niệm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và anh chị em ruột.

Cụ thể ông nội, bà nội là người đã sinh ra cha của một người; ông ngoại, bà ngoại là người đã sinh ra mẹ của người đó. Anh, chị, em ruột là những người có cùng ít nhất cha hoặc mẹ. Quan hệ này chỉ được xác định trên quan hệ huyết thống.

Hàng thừa kế thứ ba

Cụ nội là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nôi của một người. Tương tụ cụ ngoại là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó.

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một người là những anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó.

Từ việc xác định rõ các khái niệm trên việc xác định hàng thừa kế sẽ trở lên rõ ràng, đơn giản.

Nguyên tắc và trình tự hưởng di sản đối với các hàng thừa kế.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu không coa ai là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.

 

  Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế của chúng tôi gồm:

1. Lĩnh vực tư vấn về thừa kê – Luật sư tư vấn về thừa kế

– Tư vấn để khách hàng lựa chọn được phương án xử lý tốt nhất trong trường hợp di sản không có người thừa kế;

– Tư vấn và giải thích các quy định của pháp luật về thời hiệu thừa kế, cách xác định thời hiệu thừa kế, cách chia di sản thừa kế;

– Tư vấn các quy định của pháp luật về các chế định về thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, những trường hợp được hưởng di sản thế vị;

– Tư vấn quy định của pháp luật về quyền thừa kế, cá nhân nào có quyền lập di chúc, di chúc hợp pháp và di chúc không hợp pháp ;

– Tư vấn cách xác định ai là người thừa kế, những cá nhân, tổ chức nào được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật;

– Tư vấn quy định của pháp luật về, địa điểm, thời điểm mở thừa kế;

– Tư vấn việc xác định các loại tài sản được xem là di sản của người chết để lại;

– Tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho quý khách hàng các vấn đề pháp lý khác có liên quan theo từng yêu cầu, từng vụ việc thực tế của khách hàng theo quy định của pháp luật.

2. Lý do khách hàng nên chọn dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế của chúng tôi:

Thứ nhất:  luật sư giải quyết các tranh chấp về thừa kế của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật về thừa kế, giải quyết nhiều vụ án thừa kế khó gặp bế tắc tại thành phố hồ chí minh.

Thứ hai: Dịch vụ pháp lý của chúng tôi mang lại không nhưng uy tín – chuyên nghiệp mà còn phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Điều này rất phù hợp với giá cả mà một số dịch vụ luật sư khác mang lại. Ngoài ra tùy từng đối tượng, hoàn cảnh mà chúng tôi có sự cân nhắc tính toán khi đưa mức phí: Ví dụ như: tư vấn miễn phí cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cũng như dịch vụ ưu đãi cho những khách hàng có sử dụng dịch vụ pháp lý thường xuyên của chúng tôi

Luật sư giải quyết tranh chấp về thừa kế

II. Luật sư giải quyết các tranh chấp về thừa kế – các dạng tranh chấp về thừa kế.

1. Các tranh chấp thừa kế.

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của luật sư là phải có kỹ năng nhận diện, phân loại được các tranh chấp về thừa kế. Việc phân loại này có ý nghĩa giúp luật sư xác định được đầy đủ các chứng cứ cần thu thập. Ngoài ra còn giúp cho luật sư xác định đúng luật nội dung áp dụng, xây dựng có hiệu quả các phương án hòa giải nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự, có thể phân thành bốn loại tranh chấp về thừa kế như sau:

Loại tranh chấp thứ nhất: tranh chấp về chia di sản thừa kế, tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu chia di sản thừa kế của các đương sự trong vụ án thừa kế;

Tranh chấp thứ hai: tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của một hoặc một số người;

Tranh chấp thứ ba:  tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế. Tranh chấp này phát sinh từ yêu cầu bác bỏ, quyền thừa kế của đương sự;

Tranh chấp thứ tư: Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Luật sư cần phải có kỹ năng xác định được các dạng tranh chấp về thừa kế, nhận diện được yêu cầu của khách hàng là vấn đề gì, nhằm giải quyết đúng đắn vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.

2. Luật sư gặp và trao đổi với khách hàng – giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

Trong tham gia giải quyết các tranh chấp về thừa kế, tiếp xúc và trao đổi với khách hàng là một bước đầu rất quan trọng. Luật sư phải vận dụng hết các kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe khách hàng trình bày, sau đó mới xác định được yêu cầu của khách hàng là gì?. Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng luật sư sẻ trao đổi với khách hàng về những tình tiết của tranh chấp mà khách hàng chưa trình bày hoặc trình bày chưa rõ, còn thiếu sót.

Ví dụ: khi khách hàng đến gặp luật sư chúng tôi yêu cầu chia dĩ sản thừa kế thì luật sư chúng tôi sẻ đặt những câu hỏi để làm rõ một số vấn đề như: nguồn gốc nhà đất, nhà, đất, tọa lạc ở đâu, diện tích, chiều dài, chiều rộng…

Trên cơ cở các tài liệu khách hàng cung cấp luật sư chúng tôi sẻ phân tích các tài liệu, chứng cứ khách hàng cung cấp, đối chiếu các tình tiết của tranh chấp về thừa kế để tìm ra phương án tốt nhất cho khách hàng.

Tùy khách hàng là những đối tượng như thế nào chúng tôi sẻ có những cách tiếp xúc trao đổi khác nhau: khách hàng là người khởi kiện thì chúng tôi sẻ trao đổi khác so với khách hàng là người bị kiện.

II. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án  thừa kế – giải quyết tranh chấp về thừa kế.

Hồ sơ khởi kiện vụ án thừa kế gồm các tài liệu như sau:

Đơn khởi kiện vụ án thừa kế: Đơn khởi kiện ngoài điều kiện đáp ứng đầy đủ các nội dung và hình thức thì phải đáp ứng quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015 bao gồm:

– Tóm tắt các tình tiết về người để lại thừa kế, thời điểm mở thừa kế;

– Tóm tắt quá trình giải quyết các tranh chấp về thừa kế;

– Ngày tháng năm làm đơn, yêu cầu tòa án giải quyết những vấn đề gì.

Các giấy tờ tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện vụ án thừa kế bào gồm:

– Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh của người khởi kiện;

– giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện theo pháp luật khởi kiện vụ án thừa kế;

– giấy tờ chứng minh về quan hệ huyết thống giữa người khởi kiện và người để lại di sản thừa kế;

– giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

Thứ tự hàng thừa kế –  giải quyết tranh chấp về thừa kế

III. Luật sư tham gia phiên tòa giải quyết tranh chấp về thừa kế.

Các bước chuẩn bị cho tham gia phiên tòa giải quyết các tranh chấp về thừa kế.

Bước 1: Thu thập cung cấp chứng cứ.

Thu thập chứng cứ để chứng minh người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, để xác định chính xác người để lại di sản thừa kế, người có quyền hưởng di sản thừa kế cần phải thu thập các chứng cứ sau:

– Tổng số người để lại di sản thừa kế, người thừa kế trong vụ án;

– Có người thừa kế nào chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế hay không?

– Tại thời điểm mở thừa kế có người thừa kế nào đã thành thai nhưng thời điểm tranh chấp chưa sinh ra hay không?

– Có người thừa kế nào chết sau sau thời điểm mở thừa kế nhưng chết trước khi thụ lý, giải quyết vụ án thừa kế không?

– Có người thừa kế nào là con nuôi thực tế không?

Ví dụ: Ông A có 3 người thừa kế theo pháp luật là bà B vợ Ông A và hai người con đêu đã thành niên và có khả năng lao động là anh c và chị D. Trước khi chết ông A lập di chúc định đoạt tài sản của ông cho anh D và Chị C. Tuy bà B không được hưởng nhưng theo quy đinh tại Điều 644 BLDS 2015 thì bà B là người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

– Có người thừa kế nào bị mất năng lục hành vi dân sự, hạn chế năng lục hành vi dân sự hay không?

– Có người thừa kế nào tự chối nhận di sản thừa kế hay không?

– Có diện thừa kế nào là con riêng hoặc bố dượng, mẹ kế không? giữa họ có mối quan hệ chăm sóc không?

Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ.

Nghiên cứu hồ sơ vụ án về thừa kế là tổng hợp các hoạt động phân tích, so sánh, đối chiều từ đó đưa ra kết luận các vấn đề nội dung và tố tụng của vụ án

Đầu tiên luật sư tôi sẻ áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu đơn khởi kiện; bản tự khai; biên bản lấy lời khai; biên bản đối chất; biên bản hòa giải và các tài liệu chứng cứ khác có liên quan đến nội dung vụ án.

Về nội dung của vụ án luật sư chúng tôi sẻ tập trung nghiên cứu các vấn đề như: nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, tính chất, mức độ tranh chấp, hoàn cảnh, điều kiện của từng đương sự trong vụ án; tâm tự nguyện vọng của từng người. Từ đó luật sư chúng tôi mới hiểu đầy đủ nội dung của vụ án.

Về vấn đề tố tụng luật sư chúng tôi sẻ bắt đầu nghiên cứu các tài liệu sau: quyền khởi kiện vụ án thừa kế của nguyên đơn, thẩm quyền của tòa án ( theo vụ viêc, theo cấp và theo lãnh thổ); thời hiệu khởi kiện vụ án về thừa kế; sau đó nghiên cứu các vấn đề khác như đương sự, trình tự thủ tục thu thập chứng cứ, hòa giải của vụ án…

Bước 3: Xây dựng phương án hỏi và chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cho khách hàng tại phiên tòa.

Đây là công việc rất quan trọng của luật sư chúng tôi việc giải quyết vụ án cũng như kết quả vụ án tại tòa có được làm rõ hay không phụ thuộc vào kế hoạch hỏi của luật sư , luật sư nên hỏi cái gì và không nên hỏi cái gì? phải xác định được mục đích của việc hỏi? hỏi những ai? và hỏi những câu hỏi nào.

Ví dụ: hỏi để làm rõ trong vụ án về thừa kế A là thời điểm mở thừa kế, người thừa kế là con nuôi thực tế, về việc từ chối nhận di sản thừa kế; nhưng trọng vụ án thùa kế B thì vấn đề cần hỏi là xoay quanh vấn đề di sản thừa kế.

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG LS GIỎI CHUYÊN GIA BÀO CHỮA VÀ TƯ VẤN LUẬT TRÊN HTV, VTV, THVL…

LS TRẦN MINH HÙNG LS GIỎI CHUYÊN GIA BÀO CHỮA VÀ TƯ VẤN LUẬT TRÊN HTV, VTV, THVL
 


Hình ảnh văn phòng bào chữa