Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự là bảo đảm quyền con người

Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự là bảo đảm quyền con người
 

Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự là một trong những nội dung thể hiện bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự. Điều đó thể hiện như thế nào cùng theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự là bảo đảm quyền con người

Cơ sở pháp lý: 

- Hiến pháp năm 2013

- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

1. Tranh tụng là gì?

Tranh tụng là các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyển bình đẳng với nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập.

2. Nguyên tắc tranh tụng

Nguyên tắc tranh tụng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới không chỉ ở những nước có mô hình tố tụng tranh tụng (như Anh, Hoa Kỳ, Ca-na-đa...) mà còn ở những nước có mô hình tố tụng kết hợp giữa mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn và mô hình tố tụng hình sự tranh tụng (như Me-xi-cô, Thái Lan...).

Ở Việt Nam, tranh tụng lần đầu tiên được nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về “Một sổ nhiệm vụ trọng tầm công tác tư pháp trong thời gian tới”, trong đó xác định: “Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”. Tiếp theo đó, tranh tụng được Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ghi nhận với yêu cầu cao hơn: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.

3. Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng là bảo đảm quyền con người

3.1. Nội dung nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự

Hiến pháp năm 2013 bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (khoản 5 Điều 103). Cụ thể hóa Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” vào hệ thống các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự (Điều 26) với các nội dung như sau:

- Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tổ, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

- Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, trường hợp vắng mặt phải vi lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.

- Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

- Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm bắt đầu từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, điều tra, truy tố và kéo dài đến tận các giai đoạn xét xử, tác động về cơ bản đến toàn bộ các giai đoạn của tố tụng hình sự.

3.2. Về chủ thể tranh tụng

Về chủ thể tranh tụng: Việc xác định chủ thể tranh tụng dựa trên sự phân chia các chức năng của tố tụng hình sự thành ba chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử. Như vậy, chủ thể của tranh tụng sẽ gồm bên buộc tội (Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên) và bên kia gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa. Tòa án chủ yếu làm nhiệm vụ phán quyết vụ án trên cơ sở ý kiến của cả bên buộc tội và gỡ tội.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng có nhiều quy định nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc bảo đảm tranh tụng đã được Hiến pháp quy định. Trước hết là các quy định về bảo đảm quyền tự bào chữa, bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa của bị can, bị cáo. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá; Tự bào chữa, nhờ người bào chữa (các điểu 58, 59, 60, 61). Bị can có quyển đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu... (Điều 60). Bị cáo có quyền để nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ hên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa; đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý (Điều 61). Người bào chữa có quyền thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đổ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá (Điều 73).

Đối với Viện kiểm sát, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có nhiều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên và thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố để bảo đảm việc tranh tụng của các bên. Cụ thể là Viện kiểm sát phải thực hành quyền công tố ngay từ khi Cơ quan điều tra tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo vê' tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm (Điều 145). Yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp cần thiết quy định tại Điều 165. Kiểm sát viên phải tiến hành hỏi cung khi bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật (Điều 183). Kiểm sát viên phải có mặt khi Cơ quan điều tra tiến hành đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, khám xét và thực nghiệm điều tra (các điều 189,190,191, 193 và 204). Trong giai đoạn truy tố, khi cần thiết, Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố (Điều 236). Trong lời luận tội của Kiểm sát viên phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội đối với bị cáo. Khi tranh tụng, Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

Về vai trò của Tòa án trong tranh tụng, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án nhằm rà soát, sàng lọc các chứng cứ buộc tội được thu thập không hợp pháp trước khi mở phiên tòa và triệu tập các chủ thể tố tụng cần có mặt tại phiên tòa, bảo đảm việc tranh tụng liên quan đánh giá chứng cứ được thực hiện ngay trước khi mở phiên tòa (Điều 279). Bộ luật cũng quy định sự có mặt của Điều tra viên tại phiên tòa với tư cách là người đã điều tra vụ án để góp phần làm rõ những chứng cứ hoặc những vấn đề có liên quan đến vụ án, làm rõ trách nhiệm của Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án để bảo đảm có cơ sở vững chắc khi định tội và quyết định hình phạt, về thủ tục tố tụng, trên cơ sở quan điểm coi tranh tụng không chỉ thể hiện ở phần tranh luận mà còn được thể hiện ngay trong phần xét hỏi, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã nhập thủ tục xét hỏi với thủ tục tranh luận tại phiên tòa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 thành một mục “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa” (Mục V Chương XXI).

Đây là một điểm nhấn rất rõ về kỹ thuật lập pháp, phản ánh bản chất của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Trong phiên tòa, chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Một quy định khác có ý nghĩa quan trọng đối với tranh tụng là khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáo khác, hỏi người làm chứng, hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vẫn đề có hên quan đến bị cáo. Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do (Điều 322). Trong nội dung bản án phải phân tích lý do mà Hội đổng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng (Điều 260).

Ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng có những quy định liên quan đến tranh tụng (các điều 353, 354, 362, 383, 384, 386...) nhằm bảo đảm cho nguyên tắc này được thực hiện đầy đủ trong quá trình xét xử vụ án hình sự.


Hình ảnh văn phòng bào chữa