Bị lừa tiền thì tố cáo ở đâu?

1. Bị lừa tiền thì tố cáo ở đâu?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em muốn tố cáo hành vi lừa tiền của công dân, thì viết đơn tố cáo gửi ở Công an phường nơi ở của bị cáo trước hay gửi công an quận nơi ở của bị cáo?
Nhờ luật sư chỉ giúp ạ. Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Thưa bạn, Do bạn không nói rõ số tiền Bạn bị lừa là bao nhiêu và đối tượng là ai. Nên Tôi giả sử số tiền Bạn bị lừa là trên 2 triệu, thì trong trường hợp này, Bạn có quyền Tố giác hành vi lừa đảo của người đó đến một trong các cơ quan theo quy định tại điều 6 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC như sau:

"Điều 6. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm bao gồm:

a) Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân;

b) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân;

c) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

d) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự Trung ương;

đ) Bộ đội Biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý mà tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thuộc quyền hạn điều tra của cơ quan mình thì tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đó.

Tuy nhiên, để thời gian giải quyết được nhanh thì Bạn nên Tố giác hành vi này đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền là nơi hành vi lừa đảo được thực hiện, ví dụ nếu lừa ở nới người đó cứ trú thì Cơ quan điều tra cấp huyện hoặc tỉnh nơi cứ trú của ngườ đó, tùy vào số tiền bị chiếm đoạt, theo quy định tại khoản 4 điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự:

Điều 163. Thẩm quyền điều tra

4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người ?

Thưa Luật sư! Gia đình tôi có quen 1 người bạn rất thân. Cách đây khoảng 1 tháng, cậu ta có nhờ vợ chồng tôi đứng ra mượn giúp 9 triệu đồng tiền mặt, sau đó mượn xe máy và giấy tờ của tôi nói sáng mai trả, nhưng cậu ta mang đi cầm cố 10 triệu đồng. Cậu ta lại mượn 1 chiếc xe khác màu xanh của em chồng tôi (em con nhà chú ruột), cầm cố 4 triệu.
Cách đây mấy hôm, có người xuống nhà tôi, người đó là chủ nhà nơi anh ta trọ, báo rằng anh ta đã bỏ trốn, nợ tiền nhà 10 triệu và mượn CMTND cầm cố của ông chủ nhà 25 triệu (tại hiệu cầm đồ) và còn rất nhiều người nữa. Ước tính số tiền cậu ta chiếm đoạt gần vài trăm triệu, giờ gọi cậu ta chặn số của chúng tôi, còn lấy số khác vẫn gọi được nhưng không nghe máy. Trong trường hợp này chúng tôi phải làm thế nào vì chúng tôi cho vay không có giấy tờ gì cả? Ngoài ra, khi cậu ta bỏ trốn, có nhờ chúng tôi giữ giùm 1 chiếc máy bắn cá và 1 máy xèng nói rằng đồ của cậu ta nhờ gửi nhà chúng tôi. Lúc sự việc vỡ lỡ, có người lại bảo với chúng tôi là đó không phải của anh ta, giờ chúng tôi không biết tin ai và liệu chúng tôi bán máy bắn cá và xèng để lấy tiền trả nợ và nhổ xe ra thì có phạm pháp không ?
Xin chân thành cảm ơn!
 

Trả lời:

Vấn đề 1:

Người bạn kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiểm đoạt tài sản theo điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Bạn đã cho người kia vay tiền, việc vay mượn tiền không lập thành văn bản tuy nhiên, ở đây có thể xác định giữa các bên đã xác lập một hợp đồng vay tiền bằng lời nói. Giao dịch dân sự không được lập thành văn bản trong trường hợp này vẫn được pháp luật thừa nhận.

Trong trường hợp này, bạn và những người bị hại có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án, cùng các chứng cứ, lời khai của những người bị hại.

Vấn đề 2

Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật, dù những tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người bạn kia hay của người khác thì bạn cũng không có quyền định đoạt số tài sản đó.

Theo Bộ luật dân sự 2015, Bên giữ tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Khởi kiện hành vi bị lừa tiền để chạy việc ?

Kính chào luật sư Minh Khuê. Tôi có một vấn đề cần sự giúp đỡ của luật sư. Tôi lên vùng cao làm giáo viên dạy học từ năm 2010 và xây dựng gia đình chồng tôi cũng cùng quê, hai vợ chồng công tác đã nhiều năm và đủ điều kiện để luân chuyển công tác về quê. Năm 2015 do quen biết từ người này qua người khác nên tôi đã gặp một chị, chị ấy hứa có thể giúp chạy việc cho cả 2 vợ chồng về quê được chị ấy cũng hứa chạy việc cho 5 người nữa.
7 người chúng tôi đã cùng nhau làm hồ sơ và đem hồ sơ, đem tiền về cho chị ấy, do chị ấy nói là quen biết nhiều, chị ấy cũng là một phó hiệu trưởng trường mầm non nên chúng tôi ai nấy đều rất tin tưởng mang tiền, hồ sơ nhờ chị ấy chạy việc cho mà không làm bất cứ một giấy tờ gì cả 1 năm trôi qua nhưng công việc của chúng tôi chưa ai nhận được quyết định luân chuyển công tác nào. Chị ấy cứ hứa tháng này qua tháng khác đến giờ chúng tôi biết là chị ấy không giúp chúng tôi nên 2 vợ chồng tôi xin lại số tiền thì chị ấy cũng lại hẹn ngày này qua ngày khác sẽ trả. Giờ tôi cảm thấy rất hoang mang và lo lắng nếu chị đó không trả số tiền đó thì chúng tôi có thể kiện không? có đòi lại được số tiền đó không ? Vì lúc đưa tiền vì tin tưởng nên chúng tôi không làm giấy tờ gì cả liệu 7 người chúng tôi có thể làm chứng cho nhau được không ?
Xin các luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn!

Trả lời:

Vợ chồng bạn và 5 người khác đã đưa tiền cho một người để người đó chạy việc cho mình, tuy nhiên sau một khoảng thời gian khá dài mà người đó vẫn không thể chạy việc được cho bạn và cũng không trả lại tiền cho bạn, ban đầu giao dịch giữa các bên cũng không thỏa thuận về thời gian phải hoàn thành việc.

Do thời gian đã lâu mà người đó không thực hiện được công việc như thỏa thuận nên vợ chồng bạn có quyền đòi lại số tiền đó, nếu đòi nhiều lần không được thì bạn có thể khởi kiện tại tòa án cùng với 5 người còn lại. Mặc dù không có giấy tờ về việc giao nhận tiền nhưng bạn và những người khác có thể chứng minh bằng các cuộc điện thoại, email, tin nhắn, những người làm chứng khác...

Theo Điều 26 và Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì hồ sơ khởi kiện nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

Nếu bạn hoặc những người còn lại không có bất cứ chứng cứ nào để chứng minh rằng mình đã đưa tiền cho người đó và người đó chối cãi, không thừa nhận thì việc điều tra sẽ khó khăn hơn. Chúng tôi không thể chắc chắn rằng bạn và những người còn lại có đòi lại được tiền của mình hay không mà phải phụ thuộc vào quá trình điều tra để tòa án xét xử.

Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý việc đưa tiền chạy việc còn có thể cấu thành nên tội phạm do đó bạn nên cân nhắc việc khởi kiện hay không khởi kiện.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

4. Thắc mắc về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Xin chào Luật sư! Con trai tôi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 3 người và tổng số tiền chiếm đoạt là: 2.900.000 VNĐ. Con tôi không có tiền án tiền sự, gia đình có người có công với Cách mạng, đã bồi thường khắc phục hậu quả cho người bị hại, thành khẩn khai báo với cơ quan chức năng, không có tổ chức, không có chủ định sẽ chiếm đoạt tài sản (Chỉ vì con tôi nhận làm việc trên mạng. Những người khác đều làm tốt nhưng chỉ có 3 trường hợp này do cung cấp thông tin không chính xác nên con tôi không làm được, và cũng không thấy họ đòi lại tiền. Sau đó thấy công an gọi vì có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản).
Cán bộ cơ quan điều tra đã gọi cho tôi nói là nếu xử phạt hành chính là 50 triệu đồng thì sẽ không phải đi tù nữa. Cho tôi hỏi nếu xử phạt hành chính thì mức tiền phạt thì có phải là 50 triệu đồng không?
Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo thông tin bác cung cấp, thì con trai bác phạm tội Chiếm giữ trái phép tài sản, không phải tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Con trai bác không có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng. Tuy không chủ ý chiếm đoạt tiền, nhưng con bác phải có trách nhiệm trả lại tiền cho khách kể cả khi khách không đòi lại.

Theo điều 176 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung nam 2017 quy định:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, chỉ khi số tiền chiếm giữ trái phép đạt mười triệu đồng thì mới cấu thành tội Chiếm giữ trái phép tài sản. Con trai bác chỉ mới chiếm giữ 2.900.000đ, do vậy chưa phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ phải nộp phạt vi phạm hành chính.

* Căn cứ điểm e Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội quy định con trai bác sẽ bị phạt từ 2000.000đ đến 5000.000đ đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, đồng thời bị tịch thu tang vật.

Như vậy, việc cán bộ cơ quan điều tra tuyên bố xử phạt 50.000.000đ là sai, vì vốn dĩ con trai bác không phải đi tù, và chỉ phải nộp phạt từ 2-5 triệu đồng.

5. Xin hỏi về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Xin chào luật sư, Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi một việc là bạn tôi làm việc tại sở giáo dục, trong thời gian làm việc, bạn tôi hứa xin việc cho nhiều người và nhận số tiền của họ tổng số tiền là hơn 1 tỷ đồng, đến giờ bạn tôi vẫn không xin được việc cho họ và cũng không trả lại số tiền đó. Sau đó họ đưa đơn tố cáo lên công an và anh ta đã khắc phục trả lại số tiền cho họ, và họ đã đồng ý rút đơn về. Thế anh ta có bị đi tù nữa không và cho tôi hỏi nếu bị đi tù thì trong bao nhiêu năm ạ?
Mong luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Còn đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 . Đối với tội phạm này, không nhất thiết phải có yêu cầu của bên bị hại mới bị khởi tố vụ án hình sự mà các cơ quan có thẩm quyền có thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can ngay cả khi người bị hại đã rút đơn khởi kiện. Về việc bạn của bạn đã trả lại số tiền trên cho bị hại chỉ được xem là biện pháp khắc phục hậu quả - là một trong những căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g)97 (được bãi bỏ)

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b)98 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b)99 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản….


LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN LUẬT YTREEN HTV, VTV, VTC, THVL, THCT, VOV...
 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

                    Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Hình ảnh văn phòng bào chữa