Luật sư tư vấn Virus Corona Covid-19 có vi phạm hợp đồng?

Dịch Corona Covid-19 Có áp dụng được điều kiện bất khả kháng hay không?

  1. Theo luật Việt Nam, với những hợp đồng có ngành nghề chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, hoặc những hợp đồng quốc tế do dịch bệnh mà không thể thực hiện đúng theo thỏa thuận, có thể dựa vào yếu tố bất khả kháng để miễn trừ nghĩa vụ hợp đồng không thưa luật sư?

COVID-19 có tác động mạnh tới nền kinh tế của Việt Nam cũng như tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh nhà đầu tư đến từ vùng dịch không thể quy trở lại Việt Nam hoạt động bình thường hoặc bị cách ly trong khoảng một thời gian nhất định. Hệ luỵ của vấn đề này chính là những giao dịch, thoả thuận thương mại giữa các đối tác không thể thực hiện được. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp pháp lý thời hậu dịch.

Vì vậy, tìm hiểu những quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này là hết sức quan trọng, cụ thể là pháp lý liên quan đến sự kiện bất khả kháng. Dịch bệnh như thế này có được coi là sự kiện bất khả kháng trong giao dịch thương mại được quy định trong Luật Việt Nam hay không?

Theo khoản 1 Điều 156 BLDS  2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. 

Theo đó, sự kiện bất khả kháng phải hội tụ 3 điều kiện:

+ Yếu tố khách quan (1):

Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như: thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sóng thần,…), chiến tranh hay cũng thể là do con người gây ra…

+ Không lường trước được (2):

Là những sự kiện xảy ra hoàn toàn độc lập không theo ý chí của các bên và các bên hoàn toàn không nghĩ nó có thể xảy ra.

+ Không thể thực hiện được (3):

Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Vì vậy, cần phải phân tích xem dịch Covid 19 có hội tủ đủ 03 yếu tố nêu trên không để được coi là sự kiện bất khả kháng.

Trong bối cảnh hiện tại thì việc cơ quan chức năng đưa ra lệnh không cho hoạt động, cách ly bao gồm các hoạt động lưu thông hàng hoá, người, dịch vụ giữa các vùng nhất định chịu ảnh hưởng hoặc có nguy cơ chịu ảnh hưởng của dịch được coi là đáp ứng quy định về Yếu tố khách quan (1) và không thể lường trước được (2) bởi đây là quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó có khả năng dẫn đến yếu tố thứ ba là giao dịch thương mại “Không thể thực hiện được (3).

Trong sự kiện Covid 19 có lẽ yếu tố (1) và (2) là tương đối rõ ràng và không cần phải tranh cãi. Tuy nhiên, yếu tố Không thể thực hiện được (3) sẽ là điều làm nảy sinh tranh chấp pháp lý chủ yếu bởi các bên phải chứng minh được là không thể khắc phục được tình hình mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng của mình.

Trong trường hợp dịch Covid 19 được coi là sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm.

  1. Những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh nên ứng phó thế nào? Xin luật sư cho biết quan điểm cá nhân?

Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông sẽ chịu ảnh hưởng nặng từ dịch corona. Theo chiều ngược lại doanh nghiệp Việt Nam có mối quan hệ thương mại với các nước này cũng chịu ảnh hưởng tương tự.

Như đã phân tích ở trên thì điều quan trọng nhất trong trường hợp có nghĩa vụ theo hợp đồng không thể thực hiện được phải chứng minh được là đáp ứng đủ 03 điều kiện về bất khả kháng theo quy định của pháp luật, trong đó đặc biệt lưu ý tới yếu tố khá định tính và nặng về khả năng thu thập bằng chứng đó là “Không thể thực hiện được”.

Theo đó, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng cần tiến hành các bước sau đây để đảm bảo quyền lợi của mình:

+ Thông báo với bên đối tác về những khó khăn trong thực hiện hợp đồng:

Bên không thực hiện được phần nghĩa vụ theo hợp đồng cần nhanh chóng thông báo cho bên còn lại của hợp đồng về ảnh hưởng của sự kiện được coi là bất khả kháng đối với việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình để giảm bớt tối đa nhất những thiệt hại sẽ phát sinh.

+ Đàm phán lại hợp đồng:

Đàm phán lại hợp đồng đối với phần nghĩa vụ có thể không thực hiện được do dịch Covid 19. Đây nên là phương án được ưu tiên đầu tiên trước khi tính đến yếu tố pháp lý.

+ Thu thập chứng cứ bổ sung cho yếu tố thứ 3 quan trọng và dễ gây tranh cãi “Không thể thực hiện được”:

 

Doanh nghiệp cần lưu lại các bằng chứng thể hiện được rằng doanh nghiệp đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể thực hiện được phần nghĩa vụ của doanh nghiệp theo hợp đồng. Việc lưu giữ bằng chứng này là hết sức quan trọng để xác định yếu tố “Không thể thực hiện được” của trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

+ Lưu ý về hợp đồng thương mại trong tương lai liên quan đến sự kiện bất khả kháng:

Pháp luật Việt Nam hiện nay còn quy định chung chung về các sự kiện được coi là bất khả kháng. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng các bên cần có điều khoản quy định, định nghĩa rõ về sự kiện bất khả kháng và nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.

LS TRẦN MINH HÙNG TRƯỞNG VPLS GIA ĐÌNH CHUYÊN GIA TƯ VẤN TRÊN HTV, VTV, THVL...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Thời gian qua, do sự lây lan của dịch bệnh covid-19 đã tác động tiêu cực đến một số hoạt động kinh doanh. Trong đó, có hoạt động kinh doanh của các đơn vị rạp chiếu phim. Vậy việc kiện đòi trả lại mặt bằng trong trường hợp này có được hay không? Tìm hiểu trong bài viết sau:

Dịch bệnh covid-19 có kiện đòi chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng được không? 

Thưa luật sư, vừa qua tôi có đọc được một số thông tin về việc đơn vị rạp chiếu phim do tình hình dịch bệnh covid-19 không thể kinh doanh đã khởi kiện Tòa án yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê mặt bằng. Vậy về khía cạnh pháp lý, việc kiện đòi chấm dứt này có hợp pháp hay không? Và nếu hợp pháp hậu quả pháp lý sẽ như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Nguyễn

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

DN nào được vay tiền để trả lương ngừng việc cho NLĐ theo Nghị quyết 42?

"Theo tôi được biết theo Nghị quyết 42/NQ-CP thì doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vay để phục hồi sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch. Vậy cho tôi hỏi, doanh nghiệp cần điều kiện gì để được vay ưu đãi? - Đây là câu hỏi của chị Thúy Hạnh đến từ Thanh Hóa.

Theo nội dung tại Nghị quyết 42 của Chính phủ thì người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc. 

Do tác động của các lệnh hạn chế tụ tập đông người, giãn cách xã hội để phòng ngừa dịch Covid – 19, nhiều doanh nghiệp, cửa hàng gặp khó khăn khi doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng nhưng vẫn phải chịu các chi phí mặt bằng đắt đỏ. Do đó, nhiều tranh chấp về hợp đồng thuê mặt bằng phát sinh. Bài viết nãy sẽ phân tích vấn đề tranh chấp khá “nhạy cảm” về hợp đồng thuê mặt bằng trong mùa Covid – 19.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê mặt bằng

Tranh chấp về việc đòi nhà cho thuê phát sinh khi quan hệ quy định trong hợp đồng thuê nhà bị vi phạm bởi bên thuê nhà, ví dụ vi phạm về nghĩa vụ trả tiền, nghĩa vụ trả lại nhà thuê, vi phạm mục đích sử dụng, nghĩa vụ bảo quản tài sản, …“Hợp đồng thuê nhà” được hiểu là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê nhà ở giao nhà ở cho bên thuê để sử dụng (có thời hạn hoặc không có thời hạn) và nhận tiền thuê, còn bên thuê nhà ở được sử dụng nhà ở đó để ở và phải trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Khởi kiện đòi nhà do bên thuê không trả lại nhà khi hết thời hạn hợp đồng thuê

Vì dịch Covid-19, người thuê nhà có được chấm dứt hợp đồng?

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay nhiều người thuê nhà để kinh doanh đang lao đao vì phải đóng cửa ngừng kinh doanh, trong khi tiền nhà hàng tháng vẫn phải trả. Trong trường hợp này, người thuê có được miễn tiền thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?

Vì dịch, người thuê nhà có được miễn tiền, trả nhà không?

Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự, hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa một bên giao tài sản để bên kia sử dụng trong một khoảng thời gian và một bên trả tiền thuê. Trong đó, các vấn đề như giá thuê, chấm dứt hợp đồng, bồi thường thiệt hại… đều do hai bên thỏa thuận và ghi vào hợp đồng.

Vì dịch Covid-19, người thuê nhà có được chấm dứt hợp đồng?

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện nay nhiều người thuê nhà để kinh doanh đang lao đao vì phải đóng cửa ngừng kinh doanh, trong khi tiền nhà hàng tháng vẫn phải trả. Trong trường hợp này, người thuê có được miễn tiền thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?

Vì dịch, người thuê nhà có được miễn tiền, trả nhà không?

Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự, hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa một bên giao tài sản để bên kia sử dụng trong một khoảng thời gian và một bên trả tiền thuê. Trong đó, các vấn đề như giá thuê, chấm dứt hợp đồng, bồi thường thiệt hại… đều do hai bên thỏa thuận và ghi vào hợp đồng.