Luật Sư Bào Chữa

  • Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra.

Khoản 4 Ðiều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Ðiều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.

1. Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự trước đây

Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, trộm cắp tài sản được quy định là tội phạm trong Sắc luật số 03 năm 1976 cũng như được quy định trong 2 pháp lệnh năm 1970 là Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hai tội trộm cắp tài sản thuộc hai chương khác nhau là tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và tội trộm cắp tài sản của công dân thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu của công dân. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, hai tội phạm này đã được nhập thành tội danh chung là tội trộm cắp tài sản thuộc nhóm tội chiếm đoạt của các tội xâm phạm sở hữu.

Hai dấu hiệu cho phép phân biệt hành vi trộm cắp tài sản với các hành vi khác xâm phạm sở hữu là các dấu hiệu phản ánh đặc điểm của hành vi chiếm đoạt và đặc điểm của đối tượng bị chiếm đoạt.

Về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trước ngày 01/01/2018

24/08/2021 21:18

 

(kiemsat.vn)
Hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được tách thành những tội danh cụ thể tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Nghị quyết số 41/2017/QH14 của Quốc hội đã hướng dẫn căn cứ xác định tội danh trong trường hợp tội phạm xảy ra trước ngày 01/01/2018 mà ngày sau đó mới phát hiện. Tuy nhiên, hướng dẫn này chưa phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 nên cần được xem xét sửa đổi.

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.