Luật Sư Bào Chữa

 

Bạn cần làm gì khi công an triêu tập hoặc mời đến làm việc?

Khi bị cơ quan công an mời làm việc hoặc bị triệu tập, tạm giữ, người dân thường rơi vào trạng thái lo sợ, mất bình tĩnh, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú… Trong trường hợp không phạm tội quả tang, trường hợp khẩn cấp hay quyết định truy nã thì phía công an cũng có thể yêu cầu người dân đến và hợp tác thông qua giấy mời và giấy triệu tập. Đây là hai loại giấy có bản chất khác nhau.
 

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC BẮT NGƯỜI MÀ PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH

Bắt người là một biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.

Luật tư vấn cung cấp đến quý khách hàng những trường hợp được bắt người theo quy định của pháp luật 

Cơ sở pháp lý


- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

1. Có được lục soát người khi nghi ngờ người khác ăn trộm không?

Căn cứ theo Điều 192 Bộ Luật tố tụng Hình sự 2015, việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu,... chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.”

Như vậy, không được tự ý khám xét hay lục soát người khác khi nghi ngờ ăn trộm mà không có căn cứ để xác định trong người họ có phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TRANH TỤNG CHO DOANH NGHIỆP 

Nếu doanh nghiệp bạn đang cần ngay một luật sư tranh tụng, chúng tôi cũng sẵn sàng cung cấp đội ngũ luật sư, cố vấn pháp luật hàng đầu đến các doanh nghiệp, tổ chức để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh đa dạng, cấp bách, liên quan đến dân sự, hình sự và kinh doanh thương mại. Chúng tôi hỗ trợ các giải pháp, xử lý vấn đề và đàm phán thương mại, hòa giải ngoài tố tụng hoặc tại Tòa án, Trọng tài. Đặc biệt các doanh nghiệp phải rất lưu tâm khi pháp nhân thương mại có thể bị truy tố hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự 2015. 

DỊCH VỤ LUẬT SƯ RIÊNG 

Giấy mời và giấy triệu tập của Công an khác nhau như thế nào?

Việc triệu tập chỉ có thể xảy ra khi có vụ án, tức là có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xác định rõ ai là bị can, ai là người biết sự việc.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong quá trình điều tra, Công an cũng có thể yêu cầu người dân đến và hợp tác thông qua giấy mời hoặc giấy triệu tập. Giấy mời và giấy triệu tập là hai loại giấy có bản chất khác nhau.

 

Giấy mời là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan Công an, Tòa án hay nói chung là các cơ quan tiến hành tố tụng mời những người có liên quan hoặc biết về vụ việc đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ việc. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc công dân khi nhận được giấy mời của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan công an nói riêng thì bắt buộc phải có mặt theo yêu cầu.

Tội buôn lậu được quy định, hướng dẫn tại Điều 188 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật hình sự 2015;

Bên cạnh tư vấn để khách hàng nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến pháp luật hình sự, tố tụng hình sự. Chúng tôi còn nhận tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi trong vụ án hình sự. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Chúng tôi sẽ tư vấn và thực hiện việc bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp cho quý khách.

 

1.     LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ

Tư vấn về các quy định của pháp luật cụ thể về từng loại tội phạm và định khung hình phạt đối với những tội phạm cụ thể;

Tư vấn các vấn đề pháp lý về hình sự:

Các vấn đề về các quy định về các tình tiết để được xem xét giảm nhẹ hay tăng nặng khung hình phạt, chuyển khung hình phạt, các trường hợp chuyển hóa tội phạm;

Vụ án tranh chấp kinh tế, thương mại là gì?

Vụ án kinh tế là Các tranh chấp kinh tế mà một hoặc các bên tranh chấp khởi kiện ở Tòa án. Vụ án kinh tế bao gồm: các vụ án về tranh chấp hợp đồng kinh tế, các vụ án về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các vụ án về tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, các vụ án về các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

Khi nào bị truy cứu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

  • Đã bị phạt hành chính trước đó nay lại tái phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội: Cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cướp giật tài sản; cưỡng đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Tư vấn bào chữa tội ma túy cho bị cáo:
– Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
 Tội sản xuất trái phép chất ma túy
 Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
 Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
 Tội mua bán trái phép chất ma túy