Luật Sư Chuyên Bào Chữa Hình Sự, Thương Mại, Thừa Kế, Nhà Đất...

Vụ án tranh chấp kinh tế, thương mại là gì?

Vụ án kinh tế là Các tranh chấp kinh tế mà một hoặc các bên tranh chấp khởi kiện ở Tòa án. Vụ án kinh tế bao gồm: các vụ án về tranh chấp hợp đồng kinh tế, các vụ án về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các vụ án về tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, các vụ án về các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

Các vụ án liên quan tới kinh tế, thương mại đang ngày càng chiếm tỉ lệ lớn. Các cá nhân, tổ chức không thể tham gia một cách trọn vẹn mà cần có đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm tham gia tư vấn, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hộp pháp.

Luật sư chuyên bào chữa vụ án tranh chấp kinh tế, thương mại

 Với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm tham gia các án kinh tế, thương mại lớn, Công ty Luật DRAGON mang tới cho quý khách hàng sự yên tâm tốt nhất khi giải quyết các vụ việc liên quan tới kinh tế, thương mại như: tranh chấp hợp đồng; khởi kiên bồi thường hợp đồng, thu hồi công nợ, các vụ án liên quan tới tiền tệ – hoạt động doanh nghiệp; tham nhũng…

Nội dung các vụ án tranh chấp kinh tế, thương mại:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thư­ơng mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau hoặc một hay các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

 

  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

 Thủ tục khởi kiên các vụ án tranh chấp kinh tế, thương mại:

- Hợp đồng kinh tế hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh tế.

- Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có). 

- Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như: cầm cố, thế chấp, tài sản (nếu có).

- Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng như giao nhận hàng , các biên bản nghiệm thu, các chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn đọng;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp.

 - Các tài liệu giao dịch khác (nếu thấy cần thiết);

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao) …

1. Người bào chữa hay bào chữa viên là thuật ngữ chỉ về những người có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm hoạt động tố tụng thay mặt thân chủ tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự để biện hộ, bảo vệ cho thân chủ của mình để chống lại sự buộc tội, truy tố hoặc một sự tố cáo, giúp làm giảm trách nhiệm hình sự cho thân chủ của họ đồng thời cũng có thể giúp cơ quan có chức năng làm sáng tỏ các tình tiết vụ án, họ có quyền tranh tụng với các chủ thể khác trong quá trình xử lý vụ án hình sự.

Việc bào chữa thông qua sự trợ giúp của người bào chữa là hình thức phổ biến và chủ đạo. Thông thường người bào chữa trước khi ra tố tụng có thể được cơ quan công quyền cho gặp thân chủ là để tư vấn, hướng dẫn cho họ, chuẩn bị cho họ kiến thức pháp luật, điều kiện tâm lý để tham gia tố tụng.

2. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Quyền bào chữa gắn liền thiết thân với việc hành nghề của Luật sư.

Người bào chữa thông thường không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án, họ tham gia tố tụng là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng cũng không thể đồng nhất người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi của đương sự quy định. Nếu bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ chưa nhờ người bào chữa, nay mới nhờ người bào chữa hoặc tuy đã có nhờ người bào chữa nhưng nay nhờ người bào chữa khác thì cần phải xem xét người được nhờ bào chữa đó có quan hệ thân thích với người nào đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án hay không

Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật thì người bào chữa có thể là:

3. Luật sư, là một người theo nghề luật có kiến thức về pháp luật. Trong thực tiễn hiện nay, người bào chữa trong tố tụng hình sự chù yếu là luật sư

Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo

Trợ giúp viên pháp lý khi được yêu cầu, khi được Trung tâm phân công và được cơ quan tiến hành tố tụng cho phép thì họ tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa

Bào chữa viên nhân dân. Chức danh bào chữa viên nhân dân ở Việt Nam ra đời trên cơ sở sắc lệnh sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949, Nghị định số 01/NĐ ngày 12/01/1950 của Bộ tư pháp quy định rõ tiêu chuẩn bào chữa viên nhân dân. Trong suốt thời gian dài (1949–1987) bào chữa viên nhân dân đã đóng một vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự.

Người bào chữa trong tố tụng hình sự, có thể là một trong bốn chủ thể nêu trên. Kể từ khi được các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, thì từ thời điểm đó, người bào chữa có các quyền, nghĩa vụ tố tụng theo luật định.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong số các chủ thể tham gia tố tụng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự được ngang hàng chung với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người phiên dịch và người bào chữa nói chung (luật sư nói riêng) chưa được thừa nhận là một chức danh tư pháp độc lập.

4. Nói đến Luật sư bào chữa:

Thực tế với sự hiểu biết pháp luật của người dân thì nhắc đến Luật sư là nghĩ đến việc bảo vệ pháp luật, bào chữa cho thân chủ. Tuy nhiên, Luật sư tại Việt Nam hay ở các nước trên thế giới nói chung đều mang sứ mệnh tư vấn pháp lý, bảo vệ, bào chữa, cung cấp dịch vụ pháp lý khác. Vì vậy có thể hiểu như sau:

- Luật sư bào chữa: Là người bào chữa cho các bị can, bị cáo trong vụ án hình sự

- Luật sư bảo vệ quyền lợi: Là người bảo vệ quyền, lợi ích cho thân chủ/ đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động... hoặc bên bị hại trong vụ án hình sự.

- Luật sư tư vấn pháp lý: Là người tham gia với tư cách là bên tư vấn về mặt pháp luật cho thân chủ trong vụ việc nhất định hoặc định kỳ

- Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý khác: Là người có thể thay mặt khách hàng để tiến hành một số dịch vụ nhất định như đại diện cho khách hàng xử lý vụ việc với bên thứ 3, với cơ quan nhà nước, hoặc có thể luật sư làm chứng trong các giao dịch dân sự nhất định.


Trân trọng.

   
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình  
        
  


Hình ảnh văn phòng bào chữa