Luật sư chuyên bào chữa tại tòa án tphcm

Một trong những thay đổi đáng chú ý của BLHS 2015 so với BLHS 1999 là BLHS 2015 đã bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) mới bên cạnh các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS đã được quy định trong BLHS hiện hành.

Điều này vừa thể hiện tính nhân đạo vừa thể hiện tính nghiêm khắc hơn của pháp luật đối với những người có hành vi phạm tội.
 
Điều 51 Bộ luật Hình sự quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao gồm:
 
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
 
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
 
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
 
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
 
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
 
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
 
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
 
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
 
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
 
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
 
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
 
m) Phạm tội do lạc hậu;
 
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
 
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
 
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
 
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
 
r) Người phạm tội tự thú;
 
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
 
t, Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
 
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
 
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
 
x, Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng;
 
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
 
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
 
Đây được xem là một điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 so với Bộ luật Hình sự 1999.
 
Điều 52 Bộ Luật hình sự 2015 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm:
 
a) Phạm tội có tổ chức;
 
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
 
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
 
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
 
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
 
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
 
 
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
 
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
 
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
 
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
 
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
 
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
 
n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
 
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
 
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
 
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
 
Như vậy về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, Bộ luật Hình sự 2015, kế thừa và giữ nguyên các tình tiết tăng nặng  của Bộ luật hình sự hiện hành, thay cụm từ “trẻ em” thành “người dưới 16 tuổi”, “người già” thành “người đủ 70 tuổi trở lên”.
Trân trọng.
LS TRẦN MINH HÙNG
LS TRẦN MINH HÙNG
 
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Trong các vụ án hình sự, vai trò của luật sưa bào chữa là vô cùng quan trọng. việc có mặt của Luật sư bào chữa trong các gia đoạn điều tra, truy tố và xét xử giúp cho vụ án được sáng tỏ. Với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực pháp lý,  luật sư hình sự của VPLS GIA ĐÌNH luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng.

Vai trò của Luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra, truy tố

Giai đoạn điều tra, truy tố là giai đoạn tố tụng huộc thẩm quyền của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Luật sư tham gia trong giai đoạn này với vai trò:

Trong xã hội ngày nay, các vụ án hình sự liên quan đến tội cố ý gây thương tích là không hề ít, mà ngày càng một gia tăng tróng mặt. Chính vì vậy chúng tôi cho ra đời dịch vụ luật sư giỏi tham gia bào chữa các vụ án cố ý gây thương tích. Một phần giải quyết những mâu thuẫn xã hội đồng thời thao gỡ những rủi do về mặt pháp lý hình sự cho mọi khách hàng trên các tỉnh thành Việt Nam.

Vào google tìm kiếm từ khóa thuê luật sư bào chữa vụ án cố ý gây thương tích hay từ khóa luật sư tham gia bao chữa tội cố ý gây thương tích tại Hà Nội. Hoặc từ khóa Luật sư giỏi tham gia bào chữa tội cố ý gây thương tích thì chưa đầy 1s google trả cho người dùng 40 triệu kết quả tìm kiếm. Chứng tỏ một điều xã hội ngày nay các vụ án dạng này rất phổ biến.

A. Các dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm

1) Khách thể của tội hiếp dâm

Tội hiếp dâm xâm phạm vào nhân phẩm, danh dự của người khác, quyền tự do tình dục của người khác

2) Mặt khách quan của tội hiếp dâm

Hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu với người bị hại trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hoặc bằng thủ đoạn khác.

Cấu thành tội phạm tội hiếp dâm đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi giao cấu với nạn nhân. Nhưng không đòi hỏi hành vi giao cấu phải đã kết thúc về mặt sinh lý. Hành vi giao cấu là trái với ý muốn của người bị hại : người bị hại không chấp nhận sự giao cấu hoặc hành vi giao cấu xảy ra không có ý muốn của người bị hại, vì họ đang trong tình trạng không thể biểu lộ ý chí được.

Hành vi giao cấu với người bị hại trái ý muốn của họ được thực hiện bằng một trong những thủ đoạn sau:

Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bị can, bị cáo có quyền yêu cầu luật sư bào chữa, luật sư tư vấn trường hợp liên quan đến Quyền tham gia tố tụng của Luật sư trong giai đoạn điều tra như sau:

Câu hỏi: Xin hỏi khi bị cơ quan điều tra triệu tập thì em có quyền giữ im lặng cho tới khi luật sư đến không ạ? Nếu không thì đến khi nào luật sư mới có quyền tham gia vào quá trình tố tụng ạ? xin cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới VPLS GIA ĐÌNH, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau: 

Đối với đối tượng là người bị bắt, người bị tạm giữ 

Cần xác định rõ người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang; đầu thú, tự thú hoặc bị bắt do truy nã. Theo đó, luật sư khi nhận tư vấn cho những đối tượng này cần xác định rõ một số chi tiết như sau: Một là, khách hàng bị bắt vì lý do gì, cơ quan nào bắt, hành vi mà khách hàng đã thực hiện là gì, những ai biết sự việc. Hai là, hỏi rõ người nhà của người bị tạm giữ xem có chứng cứ, tài liệu gì liên quan đến việc thực hiện hành vi dẫn đến đối tượng bị bắt và tạm giữ không? đá Sau khi nghe người thân của người bị tạm giữ trình bày, luật sư cân phác thảo sơ bộ một số phương án liên quan đến khách hàng đang bị tạm giữ và có những định hướng cơ bản ban đầu: (1) Nếu qua lời khai của người thân người bị tạm giữ mà nhận thấy hành vi đó của người bị tạm giữ chưa đủ yếu tổ cấu thành tội phạm, luật sư cần định hướng cho người nhà họ về việc cần làm đơn gửi đến cơ quan đang giữ người và tới VKS kiểm sát vụ việc đó. (2) Luật sư cần trao đổi với gia đình người dang bị tạm giữ về việc xuất trình tài liệu, chứng cứ có lợi cho họ với CQĐT. (3) Luật sư sẽ trao đổi với các CQĐT, VKS vẽ việc để nghị không xử lý hình sự (nếu thấy không đủ yếu tố cấu thành tội phạm), đồng thời để nghị hủy bỏ ngay biện pháp ngăn chặn tạm giữ đối với người đang bị tạm giữ.