Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Mua Bán Nhà Đất

QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/2004/HĐTP-DS
NGÀY 25-03-2004 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

 

 

Tại phiên toà ngày 25-03-2004 xét xử giám đốc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất ở giữa các đương sự :

Nguyên đơnÔng Trần Nam Vinh, sinh năm 1937

Bà Đỗ Thị Cải, sinh năm 1945.

Đều có hộ khẩu thường trú tại nhà số 34 Trần Cao Vân, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Tạm trú tại nhà số 818/27A1 Lê Lợi, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Vinh uỷ quyền cho bà Cải đại diện.

Bị đơn:

1. Bà Lê Hoàng Mai, sinh năm 1949

Ông Đỗ Quang, sinh năm 1949

Đều có hộ khẩu thường trú tại số 6 đường số 5, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.

Tạm trú tại số  34 Trần Cao Vân, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh

2. Ông Lê Văn Chỉnh, sinh năm 1935

Bà Phùng Thị Thuý Diễn, sinh năm 1935

 Đều có hộ khẩu thường trú tại nhà số 68/40C Trần Quang Khải, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Tạm trú tại số: 34 Trần Cao Vân, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1Ông Vũ Văn Đẳng, sinh năm 1955,

Bà Nguyễn Thị Vinh, sinh năm 1955

Tạm Trú tại số 34 Quang Trung, Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bà Vũ Thuý Huệ, sinh năm 1973

Trú tại nhà số 34 Trần Cao Vân, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

NHẬN THẤY:

Căn nhà số 34 Trần Cao Vân, quận 3, thành phố Hồ chí Minh trên diện tích 490m2 đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Bộ Nội thương (cũ) được phép sử dụng từ năm 1978. Năm 1980, Trạm liên lạc Văn phòng Bộ Nội thương phân cho gia đình ông Trần Nam Vinh sử dụng. Sau đó, vợ chồng ông Vinh ký hợp đồng thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà của Nhà nước. Năm 1989, ông Trần Nam Vinh được Công ty quản lý nhà cấp giấy phép sửa chữa, có nội dung:

- Tháo dỡ phần lợp lá cột gỗ ga ra để cải tạo thành diện tích ở;

- Xây tường gạch, cột gạch;

- Làm mới một vệ sinh, bếp và bệ bếp, nhà tắm; làm mới điện, nước; lợp mái bằng tôn tráng kẽm; sơn quét vôi, láng vữa xi măng toàn bộ sân

Trên hiện trạng diện tích cũ.

Ngày 06-12-1992 bà Cải, ông Vinh làm giấy tay sang nhượng quyền sử dụng phần nhà được cấp phép sửa chữa vào năm 1989 trên khuôn viên đất có diện tích 8,4m x 18m cho ông Lê Văn Chỉnh với giá 60 lượng vàng SJC, đồng thời hai bên thoả thuận: Sân đi chung, phần trước nhà ai người đó sử dụng, ông Chỉnh chịu trách nhiệm thanh toán tiền đất khi nhà 34 Trần Cao Vân, quận được hoá giá theo phần diện tích đất mà ông Chỉnh sang nhượng. Sau khi hoá giá, bà Cải làm thủ tục bán nhà cho bên ông Chỉnh, chi phí trước bạ ông Chỉnh chịu.Tiền đặt cọc 10 lượng vàng nếu bên bà Cải đổi ý thì bồi thường tiền cọc gấp đôi. Nếu bên ông Chỉnh đổi ý thì mất tiền cọc. Đến ngày 21-02-1993, ông Chỉnh đã giao đủ 60 lượng vàng cho bà Cải và dọn vào sử dụng nhà từ đó đến nay.

Đầu năm 1993, vợ chồng bà Cải làm giấy tay sang nhượng cho ông Vũ Văn Đằng một phần đất có diện tích 5,2m x 18m, vị trí nằm phía trong phần nhà đất đã chuyển nhượng cho ông Chỉnh với giá 227 chỉ vàng. Sau khi nhận phần đất này ông Đằng tự xây dựng một căn nhà cấp 4 với diện tích 5,2m x 14m, việc xây cất không có giấy phép.

Ngày 01-06-1993, ông Đằng lập giấy sang nhượng phần nhà đất nêu trên cho bà Lê Hoàng Mai với giá 36 lượng vàng.Việc sang nhượng này được vợ chồng bà Cải, ông Vinh đồng ý nên bà Mai đã ký “Giấy nhượng quyền sử dụng đất, trực tiếp với ông Vinh, bà Cải vào ngày 03-06-1993 (giấy nhượng quyền sử dụng đất ghi giá 227 chỉ vàng). Hai bên thoả thuận các điều kiện cụ thể như sau:

- Đường đi chung là 4msân nhà ai nhà đó sử dụng, cổng chung;

- Bà Mai không sang nhượng căn nhà tự xây cất trên nền nhà này cho bất cứ ai; mọi vấn đề liên quan đến việc xây cất căn nhà này bà Mai sẽ chịu trách nhiệm ; sau khi ông bà Vinh làm thủ tục hoá giá nhà, ông bà Vinh cũng có trách nhiệm hoá giá mảnh đất 5,2 m x 18m cho bà Mai; tiền hoá giá bà Mai chịu; phần chi phí và mọi thứ thuế (đất hoá giá và hợp thức hoá), bà Mai sẽ chịu. Vợ chồng bà Cải ký hợp đồng với bà Mai, nhưng ông Đằng nhận tiền. Bà Mai đã dọn vào ở từ khi mua đến nay.

Tháng 10-1997, ông Vinh, bà Cải nhận được “Thư mời đến thoả thuận lập và ký hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và chuyển quyền đất ở”. Sau đó, ông Vinh, bà Cải thảo sẵn “Hợp đồng chung tiền mua nhà hoá giá” và gửi cho ông Chỉnh, bà Mai.

Sau thảo luận, bà Cải và bà Mai ký hợp đồng chung tiền mua nhà ngày 4/5/1999 với nội dung chính là bên bà Cải nhường quyền lợi (được hưởng theo chính sách) cho bà Mai, cụ thể bà Mai phải chịu 1.157.877,6đ/m2 (thay vì l.440.000 đ).Thuế mua hoá giá bên bà Cải chịu thuế bán cho bà Mai, phần bà Mai chịu ; chi phí hợp thức hoá xây dựng căn hộ bà Mai đang sử dụng do bà Mai chịu; tiền mua nhà được nhận tại kho bạc và trả tại kho bạc, nơi trả tiền nhà (có biên nhận của ông Trần Nam Vinh); nếu bà Mai không trả tiền đất đang sử dụng tại khuôn viên 34 Trần Cao Vân thì coi như không sử dụng nữa ; đường đi ra cổng để 4m;...

Riêng ông Chỉnh không ký hợp đồng do bà Cải đưa mà lại thảo “Bản hợp đồng vay tiền để hoá giá nhà kiêm giấy nhận nợ”. Theo đó, ông Chỉnh sẽ cho bà Cải vay 161.067,130 đồng với lãi suất 2%/tháng để bà Cải nộp cho phần diện tích đất 8,4m x 18m của ông Chỉnh. Mọi chi phí hoá giá nhà, chuyển quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, thuế mua bán, trước bạ... do bên bà Cải chịu. Đề nghị của ông Chỉnh không được bà Cải đồng ý.

Sau đó vợ chồng bà Cải nộp tiền mua hoá giá toàn bộ nhà đất 34 Trần Cao Vân, quận 3 bằng tiền của bà Cải, ông Vinh và được Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ngày 12-01-2000. Tháng 04-2000, bà Cải bán phần nhà chính có diện tích đất là 192,8m2 (bà Cải đang sử dụng) cho bà Vũ Thuý Huệ. Bà Huệ đã ở từ đó đến nay.

Theo bà Cải, ông Vinh, thì sau khi có thông báo của Công ty quản lý nhà vào tháng 10-1997, bà đã có thiện chí để bà Mai, ông Chỉnh được hưởng phần chính sách mà ông bà được hưởng nhằm mua nhà hoá giá được nhanh, nhưng bà Mai, ông Chỉnh không thống nhất với bà về giá tiền đất phải thanh toán, về diện tích lối đi chung, khoản tiền thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do đó, đến ngày 25-05-1999 bà và Công ty quản lý nhà mới ký hợp đồng mua nhà đất nêu trên. Toàn bộ tiền mua nhà hoá giá do cá nhân bà đi vay mượn để đóng. Bà nhận thấy ông Chỉnh, bà Mai đã không thực hiện đúng thoả thuận ban đầu. Nay bà yêu cầu huỷ hợp đồng sang nhượng nhà đất giữa bà với ông Chỉnh và giữa bà với bà Mai, hoàn trả cho ông Chỉnh 60 lượng vàng, phần ông Chỉnh xây dựng thêm tự ông Chỉnh tháo dỡ, bà không đồng ý hoàn tiền cho ông Chỉnh theo chiết tính của cơ quan nhà đất. Bà đồng ý trả lại cho bà Mai 22,7 lượng vàng SJC, phần xây cất không phép của ông Đằng trước đó, (ông Đằng sang lại cho bà Mai) thì bà Mai tự tháo dỡ, bà không đồng ý hoàn tiền cho bà Mai theo như chiết tính của cơ quan Nhà đất.

Theo ông Lê Văn Chỉnh, thì sau khi nhận được bản thảo chung tiền mua nhà hoá giá của bà Cải, ông đã thảo hợp đồng vay tiền để hoá giá nhà gửi cho bà Cải nhưng không thấy bà Cải trả lời. Đến cuối năm 1999, bà Cải yêu cầu ông chừa đường đi cho bà Mai là 2m nhưng ông chỉ đồng ý chừa 1m, nếu muốn rộng hơn thì phải trả cho ông 9 chỉ/m2; Ông đã gặp bà Cải nhiều lần thương lượng nhưng không có kết quả. Nay ông yêu cầu công nhận hợp đồng mua bán nhà đất giữa ông và bà Cải đã ký vào năm 1992, ông sẽ trả cho bà Cải số tiền đất theo giá 1.440.000đ/m2 và đồng ý để 2m làm lối đi.

Theo bà Lê Hoàng Mai thì do bà Cải không thông báo cho bà Mai biết về giấy tờ hoá giá, số tiền phải đóng, thời gian đi đóng tiền, mà tự đóng tiền mua nhà một mình, nên bà Mai không thể đóng tiền đất cho Công ty quản lý nhà. Bà không có lỗi trong việc mua bán này. Nay ông Quang, bà Mai yêu cầu Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Mai với vợ chồng bà Cải và năm 1993, bà Mai sẽ trả tiền đất theo giá 1.440.000đ/m2, yêu cầu chừa 3m làm lối đi và đồng ý trả 1/2 số tiền đất của lối đi. Bà Mai không tranh chấp việc mua bán nhà giữa bà với ông Vũ Văn Đằng.

Theo bà Huệ người mua phần nhà đất thì nếu bà Cải giao toàn bộ phần đất phía trước nhà cho bà thì bà chấp nhận chừa 2m lối đi cho các hộ bên trong.

Theo ông Vũ Văn Đằng thì việc sang nhượng nhà và đất giữa ông và bà Mai ở thời điểm năm 1993. Sau đó, theo đề nghị của bà Cải, ông Vinh thì vợ chồng bà Cải sang nhượng phần nhà đất này trực tiếp sang cho bà Mai. Nay các bên tranh chấp với nhau nên Toà triệu tập ông đến Toà án làm thiệt hại cho ông, do đó ông yêu cầu bà Cải phải bồi thường cho ông 5 lượng vàng.

Tại Bản án sơ thẩm số 56/DSST ngày 29-08-2001 Toà án nhân dân quận 3 thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

1. Huỷ bỏ ''Hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng nhà'' được bà Đỗ Thị Cải và ông Lê Văn Chỉnh ký ngày 06-12-1992. Buộc bà Cải, ông Vinh hoàn trả ông Chỉnh 70 lượng vàng và ghi nhận sự tự nguyện của bà Cải, ông Vinh hoàn trả cho ông Chỉnh số tiền 57.403.673đ (là chi phí xây dựng phần nhà do ông Chỉnh xây dựng không có giấy phép trong nhà số 34 Trần Cao Vân, quận 3). Buộc gia đình ông Chỉnh phải giao trả toàn bộ diện tích nhà và đất đang sử đụng trong khuôn viên nhà số 34 Trần Cao Vân, quận 3 cho bà Cải, ông Vinh.

2. Bác yêu cầu của bà Cải, ông Vinh xin huỷ ''Giấy sang nhượng quyền sử dụng đất ký ngày 03-06-1993'' và ''Hợp đồng chung tiền mua nhà ký ngày 04-05-1999'' được ký kết giữa bà Cải, ông Vinh với bà Lê Hoàng Mai. Chấp nhận yêu cầu của bà Mai xin tiếp tục thực hiện việc sang nhượng diện tích đất 5m ´ 17,9m trong khuôn viên nhà số 34 Trần Cao Vân, quận 3 như sau: Bà Mai có nghĩa vụ giao số tiền mua đất là 128.880.000đ và tiền cho phần đất làm lối đi chung là 18.684.000đ, tổng cộng là 147.564.000đ cho phía bà Cải, ông Vinh ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. Bà Cải, ông Vinh có trách nhiệm làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất ở (diện tích 5m x 17,9m) nói trên cho bà Mai. Bà Mai được quyền liên hệ với các cơ quan chức năng để hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất ở đối với phần diện tích đất nói trên.

3. Buộc bà Cải, ông Vinh phải dành diện tích đất 3m x 8,65m (nằm ở phía trước phần nhà đất do ông Chỉnh sử dụng trước đây) làm lối đi sử dụng chung cho hai hộ gia đình bà Cải, ông Vinh và hộ bà Mai.

Việc giao trả vàng, tiền, nhà đất được các bên bà Cải, ông Vinh, ông Chỉnh, bà Mai thực hiện tại Đội Thi hành án quận 3 ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn có quyết định về án phí.

Ngày 30-08-2001, bà Cải có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án sơ thẩm nêu trên.

Ngày 17-9-2001 ông Chỉnh nhận được tống đạt bản án xét xử vắng mặt và có đơn kháng cáo.

Tại Bản án phúc thẩm số 2524/DSPT ngày 24-12-2001 , Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Huỷ Bản án sơ thẩm số 56/DSST ngày 29-08-2001 của Toà án nhân dân quận 3 đã xét xử vụ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà giữa vợ chồng ông Vinh, bà Cải với bà Mai và ông Chỉnh. Giao hồ sơ vụ kiện về Toà án nhân dân quận 3 xét xử lại với Hội đồng xét xử khác.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm (lần 2) số 38/DSST ngày 16-08-2002, Toà án nhân dân quận 3 quyết định:

1. Bác yêu cầu tiếp tục thực hiện ''Hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng nhà'' đề Ngày 06-12-1992 giữa ông Chỉnh với bà Cải, ông Vinh với ông Chỉnh.

2. Huỷ hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng nhà đề Ngày 06-12-1992 giữa bà Cải, ông Vinh với ông Chỉnh.

3. Ông Vinh, bà Cải phải trả cho ông Chỉnh 60 lượng vàng SJC và 57.403.673 đồng.

Ông Chỉnh cùng toàn bộ gia đình phải giao toàn bộ nhà đất cho ông Vinh, bà Cải.

4. Bác yêu cầu tiếp tục thực hiện ''Giấy nhượng quyền sử dụng đất'' đề ngày 03-06-1993 giữa bà Cải, ông Vinh với bà Mai.

5. Huỷ ''Giấy nhượng quyền sử dụng đất'' đề ngày 03-06-1993 giữa bà Cải, ông Vinh với bà Mai.

Huỷ giấy sang nhượng đất và nhà giữa ông Đằng với bà Mai.

6. Ông Vinh, bà Cải phải trả cho bà Mai 22,7 lượng vàng SJC và số tiền 56.064.775 đồng.

Bà Mai cùng toàn bộ gia đình phải giao toàn bộ nhà đất cho ông Vinh, bà Cải, Việc giao nhận tiền và giao nhận nhà giữa các bên được thực hiện ngay khi án có hiệu lực pháp luật tại Đội Thi hành án quận 3.

7. Bác yêu cầu của ông Đằng đòi bà Cải bồi thường 5 lượng vàng.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn có quyết định về án phí.

Ngày 27-08-2002 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân quận 3 có Quyết định số 02/QĐDS kháng nghị Bản án dân sự sơ thẩm và đề nghị Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bác yêu cầu của ông Trần Nam Vinh xin huỷ các hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng nhà, đất giữa vợ chồng ông Vinh với ông Chỉnh và bà Mai nêu trên; chấp nhận yêu cầu của ông Chỉnh, bà Mai tiếp tục thực hiện hợp đồng nêu trên để những người này có trách nhiệm đóng tiền hoá giá phần diện tích đất của mình đã sang nhượng với giá 1.440.000đ/m2.

Ngày 28-08-2002 ông Đỗ Quang và ông Chỉnh có đơn kháng cáo.

Tại Bản án phúc thẩm số 2091/DSPT ngày 20-11-2002 Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Y án sơ thẩm.

Sau khi xét xử phúc thẩm ông Chỉnh, bà Mai có đơn khiếu nại.

Tại Công văn số 1092/DS ngày 16-05-2003 Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao trả lời đơn khiếu nại của ông Lê Văn Chỉnh, bà Lê Hoàng Mai là không có căn cứ để kháng nghị Bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Công văn số 699/CV-KSXXDS ngày 28-03-2003 Vụ kiểm sát xét xử dân sự Viện Kiểm sát dân nhân dân tối cao trả lời Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là không có căn cứ kháng nghị Bản án phúc thẩm nêu trên theo trình tự giám đốc thẩm.

Tại Quyết định số 75/KN-VKSTC-V5 ngày 03-06-2003 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án phúc thẩm nêu trên và đề nghị Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao xử huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 38 ngày 16-08-2002 của Toà án nhân dân quận 3 và Bản án phúc thẩm dân sự số 2091 ngày 20-11-2002 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nêu trên, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại, với nhận định: ''Các hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất nêu trên chưa có sự đồng ý cho phép chuyển nhượng của cơ quan quản lý nhà đất tại thời điểm các bên ký hợp đồng. Do vậy, hợp đồng chuyển nhượng nhà giữa ông Vinh, bà Cải với ông Chỉnh và hợp đồng nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 03-06-1993 giữa ông Vinh, bà Cải với bà Mai (lập theo yêu cầu của ông Đằng) là chưa hợp pháp. Các bên ông Chỉnh, bà Mai, ông Vinh và bà Cải khi tham gia ký kết hợp đồng nêu trên đã biết rõ nhà 34 Trần Cao Vân là nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, hơn nữa đến năm 1997 là thời điểm các cơ quan chức năng thực hiện việc hoá giá nhà số 34 Trần Cao Vân giữa các bên bán nhà và bên mua nhà liên tục phát sinh các tranh chấp về việc nộp tiền hoá giá nhà, đất, tranh chấp về lối đi nên việc mua bán nhà số 34 Trần Cao Vân không thành do lỗi của các bên.

Bản án DSPT số 2091 ngày 20-11-2002 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xử huỷ các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất đề ngày 06-12-1992 giữa bà Cải, ông Vinh với ông Chỉnh, giấy nhượng quyền sử dụng đất đề ngày 03-6-1993 giữa bà Cải, ông Vinh với bà Mai và huỷ giấy sang nhượng đất giữa ông Vinh, bà Cải với ông Đằng vì vô hiệu là có cơ sở. Song lẽ ra Toà án cấp phúc thẩm chỉ cần buộc ông Vinh, bà Cải trả lại cho ông Chỉnh, bà Mai giá trị ban đầu khi mua bán mới đúng, nhưng lại chỉ buộc ông Vinh, bà Cải trả lại (nguyên số tiền ban đầu là không đảm bảo quyền lợi chính đáng của đương sự).

Tại Quyết định số 155/GĐT-DS ngày 26-08-2003 Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao quyết định: Giữ nguyên Bản án phúc thẩm số 2091/DSPT ngày 20-11-2002 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xử việc tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất giữa ông Vinh, bà Cải với bà Mai, ông Quang và ông Chỉnh, bà Diễn.

Tại Quyết định số 02/KN-VKSTC-V5 ngày 07-01-2004 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Bản án giám đốc thẩm số 155 ngày 26-08-2003 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xử huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 2091/DSPT ngày 20-11-2002 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án giám đốc thẩm nêu trên. Giao hồ sơ cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm với nhận định như sau:

“Căn nhà vợ chồng bà Cải, ông Vinh sang nhượng cho vợ chồng ông Chỉnh là nhà do vợ chồng ông Vinh bà Cải tự xây dựng trên đất công, được phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền. Theo thoả thuận, ông Chỉnh chịu trách nhiệm thanh toán tiền đất khi nhà 34 Trần Cao Vân được hoá giá theo phần diện tích đất mà ông Chỉnh sang nhượng. Việc các bên thoả thuận chuyển nhượng nhà, đất tại 34 Trần Cao Vân, quận 3 là hoàn toàn tự nguyện. Ông Vinh bà Cải đã nhận của ông Chỉnh 60 lạng vàng từ năm 1992; nhận của ông Đằng 22,7 lạng vàng năm 1993 và dùng số tiền đó để đi mua nhà khác. Do vậy, nếu Toà án các cấp tuyên huỷ hợp đồng vì vô hiệu thì cần phải xem xét đến lỗi của mỗi bên để buộc mỗi bên bồi thường thiệt hại theo mức độ lỗi của mình nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự. Bản án giám đốc thẩm số 155 ngày 26-08-2003 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao đã xác định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa vợ chồng ông Vinh, bà Cải với ông Chỉnh, giữa vợ chồng ông Vinh với ông Đằng, giữa ông Đằng với bà Mai bị vô hiệu và tuyên huỷ các hợp đồng nêu trên là đúng. Nhưng chỉ buộc các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận mà không xem xét đến lỗi của mỗi bên là chưa thoả đáng''.

Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giữ nguyên quan điểm như đã nêu trong Bản kháng nghị.

XÉT THẤY:

Hợp đồng sang nhượng quyền sử dụng nhà ngày 06-12-1992 giữa vợ chồng ông Vinh, bà Cải với ông Chỉnh và giấy nhượng quyền sử dụng đất ngày 03-06-1993 giữa vợ chồng ông Vinh với bà Mai đối với phần nhà, đất ở 34 Trần Cao Vân được giao kết tại thời điểm diện tích nhà, đất này còn thuộc quyền sở hữu và quản lý của Nhà nước. Vợ chồng ông Vinh chỉ là người được Nhà nước cho thuê nhà để ở và được phép sửa chữa lại ga ra để cải tạo thành diện tích ở, mà chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép cho thuê lại hoặc sang nhượng cho người khác. Các đương sự biết rõ việc này, nhưng vẫn giao kết hợp đồng. Vì thế, các hợp đồng sang nhượng nêu trên đều vô hiệu ngay từ khi giao kết. Toà án các cấp đã xác định các hợp đồng chuyển nhượng nêu trên bị vô hiệu là đúng pháp luật. Kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng khẳng định ''Bản án giám đốc thẩm số 155 ngày 26-08-2003 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao đã xác định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa vợ chồng ông Vinh bà Cải với ông Chỉnh, giữa vợ chồng ông Vinh với ông Đằng, giữa ông Đằng với bà Mai bị vô hiệu và tuyên huỷ các hợp đồng nêu trên là đúng''.

Hơn nữa, sau khi nhận được thông báo về việc hoá giá nhà, vợ chồng ông Vinh, bà Cải đã trao đổi, bàn bạc với ông Chỉnh, bà Mai về việc nộp tiền hoá giá nhà nhưng không thực hiện được do lỗi của phía ông Chỉnh, bà Mai. Cụ thể: ông Chỉnh không đồng ý với dự thảo ''Hợp đồng chung tiền mua nhà hoá giá'' do vợ chồng bà Cải, ông Vinh lập, mà ông Chỉnh tự lập hợp đồng cho bà Cải ''vay tiền để hoá giá nhà'' (kiêm giấy nhận nợ) số tiền là 161.067.000 đồng, lãi suất 2% tháng và mọi chi phí (hoá giá nhà, chuyển quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, các loại thuế trước bạ...) đều do ông bà Vinh chịu dẫn đến tranh chấp. Còn bà Mai sau khi thoả thuận đã ký hợp đồng chung tiền mua nhà đề ngày 04-05-1999, nhưng không thực hiện. Như vậy, ông Chỉnh, bà Mai đã không thực hiện điều kiện ghi trong các hợp đồng sang nhượng nêu trên. Do đó, vợ chồng bà Cải đã đóng toàn bộ tiền hoá giá nhà đất tại 34 Trần Cao Vân và đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ngày 12-01-2000. Toà án các cấp đã xem xét toàn diện các tình tiết của vụ án và xác định các hợp đồng chuyển nhượng nêu trên bị vô hiệu và đã giải quyết đúng pháp luật hậu quả của hợp đồng vô hiệu; đồng thời đã buộc vợ chồng ông Vinh thanh toán trị giá phần xây dựng không phép cho bà Mai là 56.064.775 đồng, và cho ông Chỉnh là 57.403.673 đồng là hợp tình, hợp lý. Quyết định giám đốc thẩm của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao giữ nguyên Bản án phúc thẩm nêu trên là đúng pháp luật . Do đó, không có căn cứ để chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 1 Điều 77 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Giữ nguyên Quyết định giám đốc thẩm số 155/GĐT-DS ngày 26-03-2003 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao xét xử việc tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất giữa nguyên đơn là ông Trần Nam Vinh, bà Đỗ Thị Cải và bị đơn là bà Lê Hoàng Mai, ông Đỗ Quang, ông Lê Văn Chỉnh, bà Phùng Thị Thuý Diễn. 
 

 

Căn cứ bác Kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao:

Toà án đã giải quyết đúng pháp luật hậu quả của hợp đồng vô hiệu.

Cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó;

Giải quyết tranh chấp đất đai và nhà ở

Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, buộc phải có một cơ chế pháp luật hoàn thiện nhằm giải quyết để đảm bảo sự công bằng cho toàn dân. Tùy vào mỗi dạng tranh chấp mà sẽ có những hướng giải quyết tranh chấp khác nhau như theo hướng giải quyết theo thủ tục hòa giải hay theo thủ tục khiếu nại, khiếu kiện hành chính hoặc thủ tục khởi kiện ra Tòa theo thủ tục tố tụng dân sự.

Vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai – Nhà ở cũng được quy định tại nhiều văn bản khác nhau như Luật đất đai, luật nhà ở, luật xây dựng, luật kinh doanh bất động sản, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính,…

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng giữa các bên mua bán nhà đất. Có nhiều cách giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất và một trong số đó là khởi kiện.
* Hợp đồng mua bán nhà đất là cách gọi phổ biến của người dân, theo pháp luật đất đai đây là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
3 cách giải quyết tranh chấp
Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết như sau:
- Thương lượng: Là việc hai bên tự đàm phán với nhau và đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.
- Hòa giải: Là cách giải quyết mà có người trung gian giúp các bên đưa ra phương án giải quyết tranh chấp.
- Khởi kiện: Là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án thông qua con đường khởi kiện.
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:
“Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì các bên được khởi kiện luôn tại Tòa án.
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng
Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm (hợp đồng chuyển nhượng,…).
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Trình tự, thủ tục khởi kiện
* Nộp đơn khởi kiện (nộp hồ sơ khởi kiện)
Lưu ý: Nơi nộp đơn khởi kiện dưới đây áp dụng cho tranh chấp hợp đồng giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
Căn cứ khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố:
+ Nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân.
+ Nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (theo điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
- Hình thức nộp: Người khởi kiện nộp theo 1 trong 3 hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án.
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
* Tòa án thụ lý
Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
* Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm
- Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tổ chức hòa giải, nếu các bên hòa giải không thành thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm (nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ).
- Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ.
Trên đây là hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất. Đây là quy định cơ bản về hồ sơ khởi kiện, nơi nộp đơn khởi kiện, thời gian chuẩn bị xét xử.
 
Căn cứ điều 191 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có tránh nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhân đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/2004/HĐTP-DS
NGÀY 25-03-2004 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

 

Tại phiên toà ngày 25-03-2004 xét xử giám đốc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất ở giữa các đương sự :

Nguyên đơn: Ông Trần Nam Vinh, sinh năm 1937

Bà Đỗ Thị Cải, sinh năm 1945.

Đều có hộ khẩu thường trú tại nhà số 34 Trần Cao Vân, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

I. Luật sư tư vấn luật đất đai giỏi 

Luật tư vấn đất đai luôn là vấn đề khá phức tạp, buộc phải có cơ quan pháp luật hoàn thiện nhằm giải quyết để đảm bảo sự công bằng cho mọi người. Để hiểu hơn các quy định về luật đất đai cũng như các văn phòng luật sư tư vấn đất đai giỏi tại Hà Nội hãy theo dõi ngay bài viết sau đây:

II. Luật sư chuyên tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm những gì?

Về cơ bản luật tư vấn đất đai gồm 2 dạng là:
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp của hai bên với nhau xem ai là người được sử dụng đất hợp pháp. Trong dạng tranh chấp này bao gồm các loại tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp về quyền sở hữu đất, tài sản gắn liền với đất trong hôn nhân, thừa kế…
  • Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường là khi chủ sở hữu có những giao dịch về dân sự về quyền sử dụng đất hoặc những tranh chấp liên quan tới việc bồi thường, giải phòng mặt bằng…

Tranh chấp trong hợp đồng mua bán nhà ở

Tư vấn giải quyết tranh chấp trong mua bán nhà:

Nhà ở là một trong những tài sản có giá trị lớn, dễ gây phát sinh tranh chấp nhất là trong quá trình mua bán. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về các vấn đề trong tranh chấp mua bán nhà ở và đặc biệt là vấn đề quyết tranh chấp trong hợp đồng trong mua bán nhà, sau đây chúng tôi xin đưa ra một số các ý kiến :

Đầu tiên khi tiến hành giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán, cần phải xác định lỗi trong hợp đồng mua bán để xác định hợp đồng vô hiệu ( Điều 122 Bộ luật dân sự 2015). Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Tranh chấp đất đai trong việc đòi quyền thừa kế, mua bán nhà đất hay các hợp đồng mua bán đều cần có luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai một cách chính xác rõ ràng cụ thể. Bất cứ cách giải quyết nào không căn cứ vào luật định cũng có thể mắc phải những sai lầm ảnh hưởng đến quyền lợi của cả hai bên

Những nguyên tắc cơ bản khi giải quyết tranh chấp đất đai

Nhiều người cho rằng việc kiện tụng liên quan đến tòa án là việc của người giàu, những người nhiều tiền nhiều của mới có thể kiện cáo. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm cụ thể là khi giải quyết các vấn đề tranh chấp đều cần dựa vào những quy định cụ thể sau:

Có nguy cơ mất trắng nhà đất khi mua phải nhà đất tranh chấp

Vừa qua tôi có mua một mảnh đất tại Quận Tân Bình, TP HCM. Khi tiến hành mua bán, người chủ đất có đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được Văn phòng đăng ký đất đai quận Tân Bình cấp, vì tin tưởng đất hợp pháp của người nên tôi đã đồng ý mua, chuyển khoản đặt cọc và một tuần sau đó tôi chuyển đủ tiền giá trị bán căn nhà. Hiện tại tôi đã kê khai và được đăng ký quyền sử dụng đất đối với mảnh đất nêu trên. Tuy nhiên vừa qua có thông báo của Tòa án quận Tân Bình triệu tập tôi tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, trong vụ án tranh chấp đất đai, chính là mảnh đất tôi vừa mua. Xin luật sư cho biết, trong trường hợp của tôi, nếu Tòa án xác định người bán mảnh đất này cho tôi không phải là chủ sở hữu hợp pháp thì tôi có phải trả lại mảnh đất này cho người chủ cũ hợp pháp hay không?

Tranh chấp đất đai trong việc đòi quyền thừa kế, mua bán nhà đất hay các hợp đồng mua bán đều cần có luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai một cách chính xác rõ ràng cụ thể. Bất cứ cách giải quyết nào không căn cứ vào luật định cũng có thể mắc phải những sai lầm ảnh hưởng đến quyền lợi của cả hai bên

Những nguyên tắc cơ bản khi giải quyết tranh chấp đất đai

Nhiều người cho rằng việc kiện tụng liên quan đến tòa án là việc của người giàu, những người nhiều tiền nhiều của mới có thể kiện cáo. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm cụ thể là khi giải quyết các vấn đề tranh chấp đều cần dựa vào những quy định cụ thể sau: