Luật sư chuyên về tư vấn giải quyết tranh chấp mua bán nhà

1. Xử lý tranh chấp mua bán nhà đất không có giấy tờ ?

Thưa luật sư, Tôi có vấn đề sau xin luật sư tư vấn: Trước năm 1996 gia đình tôi có mua một mảnh đất của 1 người hàng xóm, nhưng do chủ quan nên trong quá trình mua bán gia đình tôi và bên bán không có giấy tờ mua bán, và cũng không có diện tích sử dụng trong sổ đỏ.

Đến năm 1996 có người hỏi mua và gia đình tôi đồng ý bán với giá 2tr nhưng việc mua bán không xong, UBND xã không cho bán và nói đó là đất hành lang giao thông và không được bán. Tuy nhiên bên người mua đã xây ki ốt trên mảnh đất đó. Gia đình tôi đã viết đơn gửi lên UBND xã và được UBND xã gửi giấy triệu tập 2 gia đình đến giải quyết. Tronglần giải quyết đó, UBND xã giải quyết cho gđ đó được sử dụng ki ốt đó còn gđ tôi sử dụng đất và đóng thuế cho gia đình tôi. Nhưng trong quá trình giải quyết UBND xã chỉ lập 1 biên bản và gđ bên kia cầm biên bản đó.

Nhưng sau đó gia đình đó đã dùng mối quan hệ cộng thêm tiền đút lót để làm biên bản khác, khác với biên bản mà UBND xã đã lập trong lần giải quyết tranh chấp đó. Từ lần đó gia đình kia đã sử dụng diện tích đất đó mà không đóng cho gia đình tôi một khoản tiền thuế nào. Năm 2012 gia đình tôi có viết đơn gửi lên UBND xã để yêu cầu UBND xã tổ chức buổi giải quyết tranh chấp nhưng không được chấp nhận. Mới đây, ngày 20/1/2015 gia đình kia cho xe đổ đất trên mảnh đất đó, nhưng UBND xã đã can thiệp, không cho gia đình kia đổ vì đất còn tranh chấp. Gia đình tôi đã làm đơn để yêu cầu giải quyết. Đến ngày 22/1/2015 UBND xã gửi giấy triệu tập 2 gia đình để giải quyết. Ngày 23/1/2015 UBND xã tổ chức buổi giải quyết tranh chấp. UBND xã kết luận đất đó không thuộc diện sử dụng và sở hữu của gia đình nào hết và gửi đơn lên phòng TN MT huyện để về giải quyết.

Theo luật sư, UBND xã giải quyết như trên đã đúng chưa? Và gia đình tôi có khả năng lấy lại mảnh đất đó không? ? Nếu phòng TN MT huyện giải quyết theo hướng thu hồi lại đất đó và cho UBND xã đấu giá thì gia đình tôi sẽ mất vì gia đình tôi rất nghèo không có khả năng đấu giá.

Kính mong Luật sư giúp phân tích trường hợp trên và có những tư vấn giải quyết cho gia đình tôi. Có thể ký hợp đồng với công ty để giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn.

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN LUẬT TRÊN TRUYỀN HÌNH

Trả lời:

1.Thứ nhất về vấn đề UBND xã giải quyết như trên đã đúng chưa? Và gia đình tôi có khả năng lấy lại mảnh đất đó không ?

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai của Quốc hội, số 45/2013/QH13.:

“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy theo quy định trên do diện tích đất mà hai bên đang tranh chấp không có sự thay đổi về hiện trạng ranh giới và biên bản hòa giải không thành nên trong trường hợp này UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền lập biên bản hòa giải không thành và gửi tới các bên mà không có thẩm quyền ra kết luận trên.

2.Thứ hai về vấn đề gia đình tôi có khả năng lấy lại mảnh đất đó không? ? Nếu phòng TN MT huyện giải quyết theo hướng thu hồi lại đất đó và cho UBND xã đấu giá thì gia đình tôi sẽ mất vì gia đình tôi rất nghèo không có khả năng đấu giá.

Căn cứ khoản 1 Điều 100 Luật đất đai năm 2013:

“Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy do diện tích đất trên gia đình kia sử dụng tuy nhiên nếu bạn có một trong giấy tờ nêu trên thì bạn có thể được cấp giấy chứng nhận.

Trân trọng./.

2. Tranh chấp khi Việt kiều nhờ người khác đứng tên sở hữu nhà ?

Thưa luật sư, xin hỏi: "Tôi là Việt kiều mang quốc tịch Anh. Nhiều năm trước, tôi có đưa tiền cho một người bà con nhờ mua nhà ở Sóc Trăng, TP HCM và nhờ đứng tên chủ quyền, đồng thời có cho họ mượn một số tiền. Họ có viết giấy tay cam kết giữ giùm tài sản của tôi. ".
"Nay tôi về VN, yêu cầu họ trả nhà và tiền cho tôi thì họ làm khó dễ. Tôi có nhờ chính quyền địa phương can thiệp thì họ thừa nhận nhà mua và giữ giùm tôi, song buộc tôi phải cho tiền họ mới đi. Tôi không đồng ý và phải nhờ tòa án giải quyết. Xin hỏi tôi có lấy lại được tài sản của tôi không và nếu được, tôi có được đứng tên chủ quyền nhà của tôi?"
V.H.H. (Long Phú, Sóc Trăng)

Trả lời

- (1) Việc ông đưa tiền cho người bà con để nhờ mua giùm nhà và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, khi ông là Việt kiều chưa đủ điều kiện để mua nhà và đứng tên sở hữu nhà tại VN theo qui định, là giao dịch không phù hợp pháp luật. Về nguyên tắc, giao dịch này là vô hiệu. Tuy nhiên, việc xét xử của tòa án sẽ tùy từng trường hợp cụ thể.

Nếu hiện nay ông là Việt kiều vẫn chưa đủ điều kiện mua nhà tại VN, tòa án có thể tuyên giao dịch dân sự nêu trên vô hiệu toàn bộ, khi đó các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận - tức người bà con sẽ trả lại ông số tiền đã trao để mua nhà giùm trước đây và nhận căn nhà, nếu không có tiền trả thì căn nhà sẽ được bán để trả lại tiền cho ông.

Trường hợp ông là Việt kiều đã đủ điều kiện mua nhà, tòa án có thể tuyên giao dịch trên vô hiệu một phần, theo đó ông vẫn được chấp nhận là chủ sở hữu nhà đã mua trên thực tế và được làm thủ tục chuyển tên sở hữu căn nhà từ người bà con sang tên ông.

Việt kiều đủ điều kiện mua nhà thuộc các trường hợp sau: (a) về đầu tư lâu dài ở VN, người có công đóng góp với đất nước, (b) nhà hoạt động văn hóa, khoa học về hoạt động thường xuyên tại VN, (c) người được phép về sống ổn định ở VN; nếu không thuộc các diện trên đây nhưng về VN cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên thì được sở hữu một nhà ở/căn hộ tại VN.

- (2) Đối với quan hệ cho vay mượn tiền giữa ông và người bà con là giao dịch bình thường theo quy định pháp luật dân sự. Nếu người bà con không trả tiền cho ông, ông có quyền khởi kiện ra tòa án để đòi số tiền trên. Giấy tờ nhận tiền sẽ là bằng chứng về việc cho mượn tiền của ông.

3. Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà khi giá giao dịch tay cao hơn hợp đồng công chứng ?

Năm 2003, vợ chồng bà Trần Thị Ngọc Sương có mua căn nhà 552 Cách Mạng Tháng Tám, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương. Đến năm 2007, sau khi chồng bà đột ngột qua đời, bà phải đối mặt với khoản nợ lớn gần gấp ba lần số tiền mua căn nhà ban đầu.

Buộc phải trả số vàng chênh lệch

Theo hợp đồng mua bán nhà ở lập ngày 24-12-2003 giữa vợ chồng bà Sương với người bán (đã được Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình Dương chứng nhận), giá mua bán căn nhà trên là 546 triệu đồng. Hợp đồng ghi rõ: “Giá này là giá cố định, không thay đổi trong trường hợp giá thị trường lên, xuống. Bên mua có trách nhiệm thanh toán một lần sau khi ký hợp đồng. Sau khi thanh toán đủ, bên mua được giao nhà đất”. Đầu năm 2004, vợ chồng bà Sương đã nhận nhà và làm xong thủ tục sang tên.

Mọi chuyện trôi qua yên ả cho đến tháng 3-2007, tức hơn ba năm sau thời điểm hai bên mua bán nhà. Bấy giờ, chủ nhà cũ đã khởi kiện bà Sương ra tòa, yêu cầu phải trả nợ 92,5 lượng vàng thay cho người chồng đã chết. Theo nguyên đơn, trước đây chồng bà Sương mua nhà trên với giá 300 lượng vàng và chỉ mới trả được hơn 200 lượng vàng. Để chứng minh, nguyên đơn đưa ra giấy viết tay lập ngày 18-12-2003 (trước ngày đi công chứng hợp đồng mua bán nhà). Giấy này không ghi tên người nhận tiền, chỉ ghi “Gửi cho thầy số vàng 207,5 lượng vàng, còn lại 92,5 lượng vàng”. Chủ nhà cũ khẳng định đó là giấy của chồng bà Sương xác nhận việc nợ tiền mua nhà.

“Theo hợp đồng, giá mua bán chỉ hơn 500 triệu đồng, tương đương 80 lượng vàng ở thời điểm giao dịch. Vậy con số 300 lượng vàng lấy đâu ra?” – Từ các thắc mắc này, bà Sương không đồng ý trả nợ.

Thế nhưng cả hai bản án sơ thẩm tháng 7-2007 của TAND thị xã Thủ Dầu Một và phúc thẩm tháng 9-2007 của TAND tỉnh Bình Dương đều tuyên xử “bà Sương phải trả nốt 92,5 lượng vàng”. Hai tòa này đều căn cứ vào giấy tay nêu trên để cho rằng việc nợ nần “là có thật” và không đả động gì đến số tiền giao dịch ghi trên hợp đồng mua bán nhà được công chứng.

Xử vậy là sai?

Luật sư Nguyễn Thế Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định: “Cả hai cấp tòa đều xử sai luật”. Bởi theo khoản 1c Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự, những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp thì không phải chứng minh. Tòa án phải căn cứ vào những chứng cứ đó để phán quyết cho hợp lẽ. Trong trường hợp hai bên cùng đưa ra chứng cứ, một bên là chứng cứ hợp pháp và một bên là chứng cứ chưa được kiểm nghiệm thì tòa án không thể bỏ qua chứng cứ hợp pháp.

Luật sư Nguyễn Minh Luận (Đoàn luật sư TP.HCM) còn chỉ ra một sai sót khác: Dù hết thời hiệu khởi kiện nhưng tòa án vẫn thụ lý đơn kiện của chủ nhà cũ nộp tháng 3-2007. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 159 bộ luật trên thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân bị xâm phạm. Kế tiếp, Nghị quyết 02 ngày 10-8-2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn: “Nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 1-1-2005 thì thời hiệu khởi kiện là hai năm kể từ ngày 1-1-2005”. Do vợ chồng bà Sương đã hoàn tất thủ tục sang tên nhà từ đầu năm 2004 nên nếu thực sự có việc nợ nần mà không chịu khởi kiện thì đến ngày 1-1-2007, chủ cũ đã mất quyền khởi kiện.

Ngoài ra, tòa án hai cấp còn vi phạm thủ tục tố tụng khi không đưa những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vụ án. Luật sư Luận phân tích: “Khi chồng bà Sương chết không để lại di chúc, vợ, các con và cha mẹ ruột của ông được đồng thừa kế phần nhà thuộc sở hữu hợp pháp của ông. Theo khoản 1 Điều 637 Bộ luật Dân sự, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Như vậy, khi bị kiện tụng thì không chỉ bà Sương mà hai con đã thành niên của vợ chồng bà cùng cha mẹ chồng của bà (nếu còn sống) đều là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và phải tham gia vụ án”.

Các bạn có đồng tình với hai quan điểm của hai luật sư nêu trên, nhất là về việc tòa án cần dựa vào hợp đồng công chứng để làm căn cứ xét xử tranh chấp? Do việc làm hai hợp đồng khác nhau để đối phó với cơ quan thuế vẫn hay xảy ra trên thực tế nên chúng tôi ghi nhận được nhiều ý kiến liên quan. Mời bạn đọc theo dõi tiếp ở số báo sau.

Vì sao phải làm hai hợp đồng?

Khi mua bán nhà, đất, người bán phải nộp thuế thu nhập cá nhân (theo quy định cũ là chuyển quyền sử dụng đất); phần người mua nộp lệ phí trước bạ nhà, đất.

- Thuế thu nhập cá nhân bằng 2% theo giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng hoặc theo giá do UBND tỉnh quy định trong trường hợp giá ghi trên hợp đồng thấp hơn mức giá của tỉnh. Hoặc người bán có thể nộp 25% trên tiền lãi.(Thuế chuyển quyền sử dụng đất ở bằng 4% theo bảng giá do UBND tỉnh quy định).

- Lệ phí trước bạ nhà, đất bằng 0,5% (quy định cũ là 1%) theo giá ghi trên hợp đồng hoặc theo giá do UBND tỉnh quy định trong trường hợp giá ghi trên hợp đồng thấp hơn bảng giá của tỉnh.

Sợ ghi đúng theo giá giao dịch trên thực tế thì phải đóng thuế, lệ phí cao, hai bên mua, bán đã thỏa thuận làm hai hợp đồng: Một hợp đồng tay ghi chính xác giá mua bán để hai bên thực hiện; một hợp đồng ghi không đúng giá mua bán để hai bên đi công chứng.

Bản án về tranh chấp hợp đồng mua bán nhà số 409/2021/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 409/2021/DS-PT NGÀY 11/11/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ

Ngày 11 tháng 11 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số: 128/2021/TLPT-DS ngày 31/3/2021 về việc “Tranh chấp Hợp đồng mua bán nhà”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số: 78/2020/DS-ST, ngày 17/12/2020 của Tòa án nhân dân quận T X, thành phố Hà Nội bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 362/2021/QĐPT ngày 12 tháng 10 năm 2021, giữa các đương sự:

Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất được hướng dẫn, tư vấn tại Văn Phòng Luật Sư Gia Đình bao gồm các bước và nội dung về xác định thẩm quyền tòa án, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp đơn và tham gia tố tụng tại tòa án như sau:
Bước 1: Xác định điều kiện khởi kiện
Tư vấn xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử trong mỗi vụ án việc xác định thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau:
- Xác đinh vụ việc có thuộc một trong các loại việc theo quy định;
- Xác định vụ việc đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Việc xác định thời hiệu khởi kiện, đánh giá về việc người khởi kiện còn đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật hay không và căn cứ xác định được Văn Phòng Luật Sư Gia Đình tư vấn cụ thể đối với từng trường hợp để quý khách hàng áp dụng với vụ việc của mình.

Quy định pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở

Hợp đồng mua bán nhà đất đúng quy định pháp luật

Điều kiện để đảm bảo nhà ở tiến hành giao dịch mua bán được quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở 2014, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật
  • Thứ hai, không thuộc diện đang có tranh chấp; khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Thứ ba, không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Luật sư chuyên về đất đai

VPLS GIA ĐÌNH là đơn vị cung cấp dịch vụ Luật sư trong lĩnh vực đất đai nổi tiếng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Bạn sẽ luôn yên tâm khi giao vụ việc của mình cho Luật sư chuyên về đất đai bởi chúng tôi có:

  • Đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực đất đai, nhà ở.
  • Có thể giải đáp tất cả vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở. Giải quyết tất cả các loại tranh chấp đất đai như: Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất; Ranh giới, mốc giới; Lối đi, ngõ đi chung, đường thoát nước; Hợp đồng  chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn, tặng cho; Thừa kế đất đai, nhà ở; Khởi kiện các quyết định hành chính về đất,…
  • Đưa ra các phương án giải quyết một cách nhanh chóng sau khi tiếp nhận được hồ sơ, tài liệu. Giúp bạn lựa chọn phương án tốt nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Thực trạng tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai: Trước những yêu cầu đặt ra về thực trạng áp dụng Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BDS, Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư 16/2010/TT-BXD được ban hành đã quy định cụ thể về các hình thức huy động vốn trong đó quy định chi tiết về điều kiện được ký kết hợp đồng mua bán nhà ở HTTTL. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều những hợp đồng được ký kết dưới những hình thức khác nhau, có thể nói đây là những  “biến thể” của hợp đồng mua bán nhà ở HTTTL nhằm huy động vốn sớm hơn điều kiện luật định. luat

Thực trạng giao dịch & căn cứ pháp lý về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Trước khi có Nghị định 71/2010/NĐ-CP, tuy luật Kinh doanh bất động sản không đề cập đến hình thức giao kết hợp đồng góp vốn nhưng cũng không cấm. Do vậy, để có thể huy động vốn từ khách hàng trước khi xây dựng xong phần móng  chủ đầu tư thường chọn hình thức ký kết hợp đồng góp vốn theo quy định của bộ luật Dân sự, luật Đầu tư. 

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI NHÀ Ở

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai.