Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn 0972238006

Luật chia tài sản khi ly hôn 0972238006

 

Khi ly hôn, các tranh chấp có thể phát sinh là tranh chấp quyền nuôi con chung, tranh chấp cấp dưỡng nuôi con và tranh chấp tài sản chung của vợ chồng. Thời gian gần đây, Luật sư hôn nhân gia đình nhận được rất nhiều các câu hỏi về vấn đề ly hôn chia tài sản, ly hôn tranh chấp tài sản. Do vậy, trong nội dung bài viết sau đây Luật sư thuộc CHÚNG TÔI sẽ chia sẻ, giải đáp tới Quý bạn đọc Quy định luật chia tài sản khi ly hôn và cách giải quyết  tranh chấp tài sản khi ly hôn.

Hình ảnh: Chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

Tài sản chung của vợ chồng gồm những gì

1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng

Trên thực tế, đa số các cặp vợ chồng chưa nắm được thế nào là tài sản chung của vợ chồng gồm những gì, vì vậy các bên gặp rất nhiều vướng mắc về vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Theo quy định pháp luật hiện hành, khái niệm tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cụ thể như sau:

”Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng được hiểu cơ bản là những tài sản vợ chồng làm ra, thu mua và gây dựng được kể từ thời điểm hai bên vợ chồng đăng ký kết hôn tại UBND có thẩm quyền.

2. Chế độ tài sản chung của vợ chồng

Chế độ tài sản chung vợ chồng được hiểu đơn giản là căn cứ khi có tranh chấp tài sản vợ chồng xảy ra thì các bên bắt buộc phải xem xét tới để làm rõ quyền sở hữu. Theo quy định pháp luật hiện hành, vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng một trong hai chế độ tài sản chung như sau:

  • Chế độ tài sản theo luật định

Chế độ tài sản theo luật định được quy định từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến điều 64 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, chúng ta hiểu đơn giản chế độ tài sản theo luật định là loại chế độ tài sản chung mặc định của vợ chồng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Ví dụ: Anh Đạt và chị Bích đã kết hôn năm 2006 tại UBND xã N. Mặc dù đã được giải thích về chế độ tài sản chung của vợ chồng nhưng anh Đạt và chị Bích không có thỏa thuận nào khác. Do vậy, theo quy định pháp luật thì chế độ tài sản chung của vợ chồng của anh Đạt và chị Bích được mặc nhiên xác định là chế độ tài sản theo luật định.

  • Chế độ tài sản theo thỏa thuận

Chế độ tài sản theo thỏa thuận được quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này. Ngược lại với chế độ tài sản chung của vợ chồng theo luật định, chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận không mặc nhiên phát sinh mà phải dựa trên sự thỏa thuận dưới hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.  Đặc biệt, thời điểm thỏa thuận của vợ chồng phải diễn ra trước khi đăng ký kết hôn.

Ví dụ: anh A, chị B kết hôn ngày 15/02/2005 tại UBND xã X. Do được sự tư vấn của Văn phòng luật sư tỉnh Thái Bình nên anh A và chị B đã nắm được quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, trước khi kết hôn anh A và chị B đã lập văn bản thỏa thuận tại văn phòng công chứng tỉnh Thái Bình lựa chọn chế độ tài sản chung vợ chồng là chế độ tài sản theo thỏa thuận.

Thực tế ở Việt Nam, đa số các đôi vợ chồng đều lựa chọn hoặc mặc nhiên lựa chọn chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luật định do tính chất văn hóa, phong tục của người Việt. Tuy nhiên, ở các nước phát triển phương Tây thì đa số các gia đình lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận. Bởi lẽ, chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận thể hiện sự dân chủ, rõ ràng và bình đẳng trong mối quan hệ gia đình.

3.  Xác định tài sản chung của vợ chồng

Để xác định tài sản chung của vợ chồng thì điều đầu tiên cần nắm được là căn cứ để xác định tài sản chung của vợ chồng.

Căn cứ xác định tài sản chung vợ chồng gồm những yếu tố sau:

- Thời điểm xác lập tài sản:

Thời điểm xác lập được chia làm 3 giai đoạn: trước hôn nhân, trong thời kỳ hôn nhân và sau hôn nhân. Trong đó, giai đoạn trong hời kỳ hôn nhân là căn cứ để xác định tài sản chung vợ chồng còn hai giai đoạn còn lại thì không.

Đa số các tài sản được xác lập trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp tài sản thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng – khi đó sẽ phải xác định dựa trên nguồn gốc tài sản.

- Nguồn gốc tài sản:

Khi tài sản được xác lập trong thời kỳ hôn nhân thì phải xét tới nguồn gốc hình thành tài sản đó để xác định xem tài sản đó có phải tài sản chung của vợ chồng hay không.

Các trường hợp lưu ý khi xem xét nguồn gốc tài sản:

  • Tài sản được thừa kế;
  • Tài sản được tặng cho;
  • Tài sản phát sinh từ tài sản riêng (sau khi đã chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân).

Ví dụ: anh Trường và chị Thu có kết hôn năm 2015, tới năm 2018 bố của anh Trường qua đời để lại di chúc ghi rõ di sản thừa kế dành tặng cho anh Trường. Như vậy, trong trường hợp này, di sản thừa kế anh Trường được hưởng sẽ là tài sản riêng của anh Trường.

- Chế độ tài sản

Chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ là bước cuối cùng trong việc xác định xem tài sản vợ chồng thuộc sở hữu chung hay riêng. Bạn đọc có thể đọc nội dung tại mục 1.2 trên đây để hình dung rõ về các hình thức chế độ tài sản chung của vợ chồng.

Trên đây là các yếu tố để xác định xem tài sản có phải tài sản chung của vợ chồng hay không. Nếu bạn đọc vẫn vướng mắc, thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư Hôn nhân gia đình theo số máy 0972238006 để được tư vấn, hỗ trợ.

Video: Hướng dẫn chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

Mẫu đơn xin chia tài sản khi ly hôn đơn phương

Hiện nay, có rất nhiều bạn đọc quan tâm về Mẫu đơn xin ly hôn chia tài sản khi ly hôn đơn phương vì nhiều lý do như: không biết viết đơn xin chia tài sản khi ly hôn, không biết mẫu đơn xin ly hôn, không biết cách viết đơn xin ly hôn… Bên cạnh đó, nhiều trường hợp nộp đơn khởi kiện ly hôn có tranh chấp tài sản tới Tòa án và bị Tòa án trả hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung do sai mẫu đơn xin chia tài sản khi ly hôn đơn phương. Do vậy, việc lựa chọn đúng mẫu Đơn xin chia tài sản khi ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật sẽ giúp người thực hiện ly hôn tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại.

Vậy mẫu Đơn xin chia tài sản khi ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật hiện hành có hình thức như thế nào?

Theo quy định pháp luật hiện hành, mẫu Đơn xin chia tài sản khi ly hôn đơn phương được sử dụng theo Mẫu đơn khởi kiện số 23 – Thông tư 01/2017/HĐTP hướng dẫn về mẫu văn bản tố tụng dân sự.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                           ……, ngày….. tháng …… năm…….

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

                    Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

Người khởi kiện: …………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người bị kiện: ………………………………………………………………………………

Địa chỉ : ………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………................................................. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có) ……………………………………………..

Địa chỉ:  ………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………...(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ………………………………............(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) …………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..……............. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

......................................................................................................................................................

Người làm chứng (nếu có) …………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

 

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ………………………...…….…......... (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

              Người khởi kiện

 

Lưu ý khi viết mục “Tài sản chung, nợ chung” trong Đơn xin ly hôn:

+ Cung cấp rõ thông tin liên quan đến tài sản chung của vợ chồng;

+ Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ liên quan đến tài sản chung cần chia như: giấy tờ về quyền sử dụng tài sản, nguồn gốc tài sản, công sức đóng góp vào tài sản đó, các giao dịch liên quan tới tài sản…;

+ Cung cấp hiện trạng của tài sản chung vợ chồng cần chia: ai là người đang sử dụng, chiếm hữu tài sản đó, tình trạng mới/cũ của tài sản, sự thay đổi của tài sản so với khi hình thành… ;

+ Cung cấp, ước lượng giá trị của tài sản chung của vợ chồng vào đơn khởi kiện;

+ Nêu rõ yêu cầu, nguyện vọng chia tài sản trong đơn để Tòa án giải quyết, ví dụ: Tôi đề nghị được nhận quyền sử dụng căn nhà số A tại địa chỉ XYZ và đề nghị chị H thanh toán số tiền chênh lệch là 50.000.000 đồng;

+ Và các thông tin, tài liệu cần thiết khác.

Thủ tục ly hôn chia tài sản chung vợ chồng

Thủ tục ly hôn đơn phương chia tài sản chung hoặc thủ tục chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một vụ án tranh chấp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Theo đó, thủ tục chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ/chồng có thể phát sinh tại hai thời điểm như sau:

  • Trường hợp 1: Vợ/chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi thực hiện thủ tục ly hôn chia tài sản chung vợ chồng;
  • Trường hợp 2: Vợ/chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi đã thực hiện xong thủ tục ly hôn mà chưa chia tài sản chung vợ chồng.

Thực tế, đa số các cặp vợ chồng đều chọn thực hiện thủ tục ly hôn chia tài sản chung theo trường hợp 1. Bởi lẽ, khi đó Tòa án  sẽ đương nhiên phải giải quyết cùng lúc 03 vấn đề trong vụ án hôn nhân gồm: Quan hệ tình cảm, con chung và tài sản chung, công nợ chung, điều này giúp tiết kiệm thời gian cho người có yêu cầu.

Vậy cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn chia tài sản chung như thế nào? Thủ tục ly hôn chia tài sản chung ra sao? Khi thực hiện thủ tục ly hôn chia tài sản chung vợ chồng cần lưu ý những gì?... là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc. Do vậy, trong nội dung sau đây, Luật sư thuộc VPLS GIA ĐÌNH sẽ hướng dẫn anh chị và giải đáp các thắc mắc liên quan tới thủ tục ly hôn chia tài sản chung vợ chồng theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Chuẩn bị hồ sơ ly hôn chia tài sản chung vợ chồng

Theo quy định pháp luật, nguyên đơn khởi kiện có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu và chứng cứ liên quan tới vụ án, khi đó Tòa án sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ vụ án theo quy định pháp luật. Do vậy, việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khi khởi kiện là điều bắt buộc đối với nguyên đơn.

Hồ sơ khởi kiện vụ án ly hôn chia tài sản chung vợ chồng gồm những giấy tờ sau:

+ Giấy tờ tùy thân của vợ, chồng (bản sao);

+ Giấy tờ về nơi cư trú của vợ, chồng (sổ hộ khẩu, xác nhận cư trú, tạm trú…);

+ Đăng ký kết hôn, trích lục kết hôn của vợ chồng;

+ Giấy khai sinh các con (bản sao) hoặc trích lục khai sinh của các con;

+ Giấy tờ, tài liệu chứng cứ về tài sản, trong đó gồm có: giấy tờ về quyền sở hữu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản, giấy tờ về các giao dịch liên quan tới tài sản, giấy tờ chứng minh công sức đóng góp liên quan tới tài sản.

Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Giấy tờ về quyền sở hữu; Giấy tờ mua bán viết tay/ hợp đồng mua bán công chứng – Giấy tờ về nguồn gốc tài sản, giao dịch tài sản; xác nhận thu nhập, công sức đóng góp trong thời kỳ hôn nhân…

  • Những vướng mắc thường gặp phải khi thu thập hồ sơ khởi kiện ly hôn như:

+ Không có giấy tờ nhân thân của chồng (vợ) hoặc chồng (vợ) cản trở không cho mượn giấy tờ;

+ Không có sổ hộ khẩu của chồng (vợ) hoặc chồng (vợ) không cho mượn sổ hộ khẩu;

+ Không có đăng ký kết hôn hoặc mất đăng ký kết hôn bản gốc;

+ Không có giấy khai sinh của con hoặc mất giấy khai sinh của con;

+ Không có giấy tờ về tài sản chung vợ chồng hoặc chồng (vợ) không cho mượn giấy tờ về tài sản chung (không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không có giấy tờ về tài sản, không có giấy tờ mua bán tài sản,…) ;

+ Và các vấn đề khác.

Thực tế cho thấy, do việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp ly hôn chia tài sản khá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, nên đa số các trường hợp người khởi kiện không thể tự mình thu thập hồ sơ, tài liệu chứng cứ theo quy định. Thay vào đó, đương sự thường liên hệ, đề nghị Luật sư đứng ra thu thập hồ sơ và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho họ trong vụ việc chia tài sản khi ly hôn đơn phương.

2. Thủ tục chia tài sản khi ly hôn đơn phương

Thủ tục chia tài sản khi ly hôn hay Thủ tục ly hôn có tranh chấp tài sản giải quyết căn cứ theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Do vậy, Thủ tục chia tài sản khi ly hôn đơn phương có trình tự như sau:

Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ

Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý giải quyết hồ sơ khởi kiện chia tài sản khi ly hôn của người có yêu cầu.

Trong đó, nơi cư trú của bị đơn có thể xác định theo 03 hình thức như sau: nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú, nơi bị đơn đăng ký tạm trú và nơi bị đơn thực tế đang cư trú.

Thời hạn giải quyết hồ sơ:

Trong thời hạn tối đa (08) ngày kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ khởi kiện chia tài sản khi ly hôn của đương sự, Thẩm phán được phân công có trách nhiệm ra một trong các thông báo sau đây và gửi tới người khởi kiện:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thụ lý vụ án;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Câu hỏi của bạn đọc: Xin chào Luật sư, nay vợ chồng tôi đã hết tình cảm do vậy tôi muốn được ly hôn nhưng vợ không cho. Trong khi chung sống, chúng tôi có được 01 tài sản chung là căn nhà 05 tầng trên diện tích 100m2 đất ở. Vậy tôi xin hỏi, khi tôi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn có được chia tài sản chung của vợ chồng không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía Luật sư, tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, Luật sư ly hôn giải đáp câu hỏi “đơn phương ly hôn có được chia tài sản chung không” của anh như sau:

Thứ nhất, khi đơn phương ly hôn anh hoàn toàn có quyền được chia tài sản chung vợ chồng nếu có đề nghị chia.

Thứ hai, Tòa án sẽ phân chia tài sản chung dựa trên các tài liệu, chứng cứ anh cung cấp về công sức đóng góp của vợ chồng, lỗi của một trong các bên trong quá trình chung sống…

Giai đoạn 2: Tòa án thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử.

Thời điểm bắt đầu: Khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án (thụ lý hồ sơ khởi kiện).

Tại giai đoạn này, đương sự sẽ được Tòa án triệu tập và thực hiện những phiên họp, thủ tục theo quy định như sau:

+ Phiên lấy lời khai của đương sự: tại đây nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi ích hợp pháp có trách nhiệm cung cấp lời khai cho Tòa án. Nội dung lời khai là căn cứ để Tòa án xem xét giải quyết vụ án. Do vậy, việc cung cấp lời khai trong giai đoạn này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình giải quyết vụ án ly hôn có tranh chấp tài sản. 

Ví dụ:  Bản tự khai của Anh Nguyễn Xuân Nghĩa nêu: Tôi và chị Nguyễn Thị Hạnh lấy nhau được 05 năm thì bắt đầu phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân mâu thuẫn là do chị Hạnh thường xuyên đi sớm về khuya, hay đi với những người đàn ông lạ nên tôi cảm thấy không thể tin tưởng được chị ta nữa. Đến nay tôi cảm thấy  giữa tôi và cô Hạnh không còn tình cảm với nhau nữa nên tôi đề nghị được Tòa án nhân dân huyện Hưng Hà giải quyết cho ly hôn. Khi ly hôn, tôi nguyện vọng được nuôi cháu Nguyễn Xuân Phúc, không yêu cầu chị Hạnh cấp dưỡng nuôi con. Về tài sản chung tôi không yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Hưng Hà giải quyết.

+ Phiên họp tiếp cận, công khai tài liệu chứng cứ và hòa giải:

Tại phiên làm việc này, Thẩm phán sẽ sắp xếp cho hai bên vợ chồng cùng có mặt.

Tại đây, Thẩm phán tiến hành thủ tục công khai tài liệu, chứng cứ do hai bên vợ chồng cung cấp liên quan tới vụ án.

Sau đó, hỏi một số câu hỏi thường gặp như sau:

  • Anh/chị có muốn suy nghĩ lại và quay về với nhau không?
  • Anh/chị có thống nhất ly hôn không?
  • Anh chị có thống nhất được việc phân chia tài sản chung vợ chồng không?
  • Quan điểm của anh chị như thế nào về việc phân chia tài sản chung?
  • Và các câu hỏi khác.

Ngoài ra, nếu tại phiên hòa giải có sự tham gia của Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự, anh chị có thể trao đổi, thảo luận trực tiếp với Luật sư của mình để có phương án đối đáp tốt nhất, tránh trả lời vào những vấn đề bất lợi.

Phiên hòa giải sẽ kết thúc theo một trong hai hướng sau đây:

TH1:  Nếu các hai bên vợ chồng thống nhất đoàn tụ với nhau, cho nhau thêm cơ hội thì Tòa án sẽ lập Biên bản hòa giải đoàn thụ thành.

TH2: Ngược lại, nếu Thẩm phán Tòa án đã dùng các biện pháp hòa giải nhưng vợ chồng đồng ý đoàn tụ vợ chồng thì Tòa án sẽ lập Biên bản hòa giải không thành để tiếp tục đưa vụ án ra xét xử.

Giai đoạn 3: Xét xử vụ án:

Thời điểm bắt đầu: khi Thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Kể từ khi thụ lý vụ án, trong thời hạn (04) tháng thì Tòa án có trách nhiệm đưa vụ án ra xét xử, ngoài ra có thể gia hạn thêm một lần là (02) tháng. Tổng thời hạn theo quy định để Tòa án là (06) tháng kể từ khi Tòa án thụ lý giải quyết thì Thẩm phán phải đưa vụ án ra xét xử theo quy định.

Các vấn đề được giải quyết tại phiên xét xử gồm: 

  • Quan hệ tình cảm;
  • Quan hệ con chung;
  • Quan hệ tài sản, công sức đóng góp chung và công nợ chung.

Để đưa ra phán quyết, Hội đồng xét xử sẽ xem xét, căn cứ dựa trên những yếu tố sau đây:

- Quy định pháp luật;

- Tài liệu, chứng cứ các bên cung cấp;

- Lời khai của các đương sự qua các lần làm việc;

- Bản luận cứ bảo vệ của Luật sư, ý kiến, đề xuất của Luật sư về phương án giải quyết vụ án.

Những điều có thể bạn đọc chưa biết về kết quả vụ án:  

- Sự tham gia của Luật sư sẽ tác động tới phán quyết cuối cùng của Hội đồng xét xử vụ án;

- Bản luận cứ bảo vệ của Luật sư là một đề xuất, kiến nghị phương án giải quyết tới Hội đồng xét xử vụ án;

- Đa số các vụ án chia tài sản khi ly hôn đều có Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự;

Luật chia tài sản khi ly hôn

Về vấn đề quy định pháp luật chia tài sản khi ly hôn, bạn đọc có thắc mắc nhiều các câu hỏi như: việc phân chia tài sản khi ly hôn căn cứ vào đâu? Luật ly hôn chia tài sản quy định chỗ nào? Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn ra sao?... Luật sư ly hôn sẽ giải đáp tới quý bạn đọc qua các nội dung sau đây:

1. Luật chia tài sản khi ly hôn

Để phân chia tài sản khi ly hôn, tùy từng trường hợp cần căn cứ quy định của pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng, nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại thời điểm khác nhau. Mà mỗi thời điểm, giai đoạn pháp luật lại có những sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội vì vậy, luật chia tài sản khi ly hôn sẽ tổng hợp nhiều văn bản, cụ thể:

Nếu xét dưới góc độ hẹp là văn bản luật quy định các phương thức phân chia tài sản chung vợ chồng, luật chia tài sản khi ly hôn sẽ gồm một số văn bản như:

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 1959;
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 1986;
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Khi xét rộng hơn, luật chia tài sản khi ly hôn có thể hiểu theo hướng là tất cả các quy tắc điều chỉnh quan hệ tài sản chung vợ chồng được áp dụng khi có tranh chấp tại Tòa án. Ví dụ:

  • Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
  • Nghị quyết 02/2000/NQ- HĐTP của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 02/2000/nđ-hđtp ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
  •  Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình;

2. Căn cứ để chia tài sản khi ly hôn

Về mặt nguyên tắc, nếu các bên không tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn và không chứng minh được những yếu tố khác có thể làm thay đổi tỷ lệ phân chia tài sản khi ly hôn thì Tòa án sẽ chia đôi khối tài sản chung. Vậy những yếu tố được tính đến để Tòa án phân chia tài sản khi ly hôn là gì? Theo quy định tại Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP tỷ lệ tài sản chung vợ chồng được xác định dựa trên các yếu tố sau:

“Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng”.

Khi tham gia vào quan hệ hôn nhân, vợ chồng có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, trong quá trình chia tài sản khi ly hôn, quan hệ vợ chồng vẫn chưa chấm dứt nên nếu một bên có khó khăn, Tòa án vẫn đặt ra nghĩa vụ hỗ trợ, san sẻ với bên còn lại. Mặt khác, hai bên vợ chồng đều có công sức đóng góp đối với tài sản chung nên việc dùng tài sản do mình tạo lập, duy trì, … để duy trì cuộc sống là hoàn toàn hợp lý.

“Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn”.

Đây là một căn cứ được các bên đương sự và Tòa án sử dụng thường xuyên trong quá trình chia tài sản khi ly hôn và cũng là căn cứ quan trọng để xác định tỷ lệ tài sản mỗi bên nhận được. Để chứng minh yếu tố này các bên có thể nộp bằng chứng về thu nhập trước và tại thời điểm mua bán tài sản, các hóa đơn, chứng từ thể hiện quá trình chuyển khoản tiền riêng đã đóng góp vào khối tài sản chung hoặc chứng minh nguồn gốc tài sản (nếu trước đây là tài sản riêng)…

“Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự”.

Ví dụ: Trong quá trình thực hiện thủ tục chia tài sản khi ly hôn, anh M và chị N đều yêu cầu Tòa án cho mình nhận tài sản hiện vật là căn nhà nơi gia đình đang chung sống. Anh M cho rằng anh đóng góp nhiều hơn khi xây dựng nhà và đất này trước đây là đất của cha ông anh, được vợ chồng mua lại với giá thấp nên anh có nguyện vọng được tiếp tục giữ đất của gia đình và đồng ý trả tiền cho chị N. Về phía chị N có ý kiến rằng từ khi về sống với anh M, chị đã mở cửa hàng kinh doanh ăn uống tại căn nhà này được 10 năm, đất cũng là do vợ chồng chị góp tiền mua nên không còn là đất của gia đình anh M nữa. Chị cũng đồng ý trả tiền để nhận nhà, tiếp tục kinh doanh ổn định. Đối chiếu tình huống này với quy định pháp luật, Tòa án sẽ có xu hướng đảm bảo được sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh, doanh của các bên nên khả năng chị N được trực tiếp sử dụng căn nhà sau ly hôn sẽ cao hơn.

“Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn”.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, vợ chồng có một số nghĩa vụ như: Thương yêu, chung thủy, quan tâm, giúp đỡ nhau… Việc các bên vi phạm nghĩa vụ đến mức làm cho hôn nhân không thể tiếp tục đồng thời cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về tài sản chung. Các lỗi có thể là chung sống như vợ chồng với bên thứ ba trong quan hệ hôn nhân; Bạo hành vợ/chồng; Bỏ mặc bên còn lại khi bệnh tật, khó khăn… Các hành vi này dù có hay chưa đạt đến mức độ vi phạm pháp luật thì đều đáng bị lên án và nhận được xử sự thích đáng.

Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, bạn có thể cung cấp cho Tòa án các bằng chứng chứng minh tồn tại ít nhất một trong số các yếu tố trên thì tỷ lệ phân chia tài sản vợ chồng sẽ có sự thay đổi. Tùy thuộc vào tình chất từng vụ việc mà Tòa án có thể phân chia theo mức 30% - 70%, 60% - 40% … mà không phải chia đôi 50% -50% cho hai bên. Bạn càng cung cấp được nhiều bằng chứng chứng minh có lợi so với bên còn lại thì phần tài sản bạn nhận được sau khi phân chia tài sản khi ly hôn càng cao.

Câu hỏi của bạn đọc: Em xin chào Luật sư, em là Nguyễn Thị Vân, hiện tại em đang thực hiện thủ tục ly hôn chồng tại Tòa án nhân dân quận Lê Chân. Tuy nhiên, chúng em không tự thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn, nên em đã đề nghị Tòa án giải quyết phân chia tài sản khi ly hôn. Tài sản chung của vợ chồng em gồm có: 01 mảnh đất có nhà trên đất, 01 xe SH, 01 ô tô nhãn hiệu mazda 3, 01 xe máy điện vinfast và nhiều tài sản gia dụng khác. Chúng em có 02 con chung, chồng em cũng không đòi nuôi cháu nên em nhận nuôi cả 02 cháu. Vấn đề em muốn hỏi Luật sư là “Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là gì” để em có thể tự cân đối phương án đối với vụ việc tranh chấp của em. Em cũng đã đọc qua các tài liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, tuy nhiên em không hiểu rõ lắm nên em mong nhận được sự hướng dẫn chi tiết từ Luật sư ly hôn giỏi ạ. Em xin trân trọng cảm ơn.

Trả lời: Chào em, Luật sư ly hôn giỏi thuộc VPLS GIA ĐÌNH rất hân hạnh khi nhận được câu hỏi của em. Về vấn đề nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, đơn vị Luật sư chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ bạn đọc, nhưng trường hợp của em là trường hợp phổ thông và điển hình nhất. Luật sư giải đáp với em như sau:

Thực tế, đa số các cặp vợ chồng đ


Hình ảnh văn phòng bào chữa