Luật Sư Tư Vấn Di Chúc

Tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

“Điều 609. Quyền thừa kế

 

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”.

 

Như vậy, theo quy định trên bạn vẫn có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho nhân thân đang sinh sống tại nước ngoài, không có quốc tịch Việt Nam.

 

Tại Luật nhà ở 2014 quy định như sau:

 

 Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

 

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

 

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

 

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

 

Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

 

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

 

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

 

a)  Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

 

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

 

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.

 

Như vậy nếu người được thừa kế theo di chúc thuộc đối tượng nêu trên, khi được hưởng di chúc là nhà, đất họ sẽ có quyền sở hữu. Nếu không thuộc những đối tượng nêu trên, họ chỉ được nhận giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

 

Việc lập di chúc bằng văn bản bao gồm:

 

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

 

- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

 

- Di chúc bằng văn bản có công chứng;

 

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

 

Di chúc bằng văn bản phải bảo đảm các nội dung sau (Điều 631 Bộ luật dân sự 2015):

 

- Ngày, tháng, năm lập di chúc;

 

- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

 

- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

 

- Di sản để lại và nơi có di sản;

 

- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

 

Ngoài ra, di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

 

Lưu ý về điều kiện sau đây đối với người lập di chúc:

 

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

 

- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật
450

DI CHÚC - THỪA KẾ…..

Khác với những tranh chấp khác, tranh chấp thừa kế thường diễn ra giữa những người thân trong gia đình. Nguyên nhân tranh chấp chủ yếu là do người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc không rõ ràng, hợp pháp. Các bên có cách hiểu khác nhau hoặc không có sự thông hiểu nhau trong xác định di sản và quyền hưởng di sản thừa kế.

Chính vì vậy, để hạn chế những tranh chấp có thể phát sinh, việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng soạn thảo di chúc đầy đủ, rõ ràng, phù hợp pháp luật và đạo lý luôn được chúng tôi đặc biệt quan tâm.

Điều kiện về chủ thể lập di chúc

Pháp luật thừa kế quy định đối tượng lập di chúc từ 15 tuổi trở lên. Quy định như vậy là vì theo pháp luật lao động Việt Nam thì công dân từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tham gia quan hệ lao động. Khi đó, họ đã có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi một cách tương đối, họ có thể có tài sản riêng, có ý chí riêng của mình nên họ hoàn toàn đủ điều kiện lập di chúc. Còn đối với trường hợp dưới 15 tuổi thì pháp luật không thừa nhận quyền lập di chúc của họ.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được toàn quyền lập di chúc. Người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được người làm chứng lập di chúc thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải lập di chúc bằng văn bản và được bố mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Trong khi lập di chúc, người lập di chúc phải còn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép.

Để tiến hành làm thủ tục kê khai di sản thừa kế là bất động sản như sau: 

Thời gian thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm chi phí:
* Lập di chúc: chúng tôi sẽ soạn thảo, tư vấn cho khách hàng chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục liên quan, khách hàng chỉ cần ra phòng công chứng hoặc UBND phường, xã để ký tên trên di chúc.
* Khai thừa kế: có 2 dạng là: khai nhận di sản thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
-         Bước 1: Nộp hồ sơ tại công chứng.

Để cung cấp dịch vụ tư vấn luật tốt hơn cho quý khách, cũng như tăng sự chuyên sâu từng lĩnh vực luật. Văn phòng luật sư chúng tôi tổ chức chia thành nhiều Tổ tư vấn theo lĩnh vực, chế định pháp luật (mang tính tương đối). Mỗi Tổ tư vấn có những luật sư, chuyên viên pháp lý am hiểu chuyên sâu lĩnh vực phụ trách tư vấn pháp luật và thực hiện cung cấp dịch vụ pháp lý.

Lĩnh vực tư vấn luật thừa kế, liên quan đến di chúc là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư Về Thừa Kế phụ trách. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Hoa Sen cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi sẽ thực hiện dịch vụ pháp lý và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách.

Thừa kế là gì?

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản.

Quyền thừa kế phát sinh dựa trên hai căn cứ:

  • Thừa kế theo di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Thừa kế theo pháp luật: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định tại Điều 609 BLDS Về quyền thừa kế của cá nhân thì: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luât.”
Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đấtnhư sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
…”

THỦ TỤC CÔNG CHỨNG DI CHÚC

Cơ quan thực hiện Tổ chức hành nghề công chứng
Thành phần hồ sơ
1. Bản sao giấy tờ tùy thân

 

2. Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;