Luật Sư Tư Vấn Điều Kiện Thành Lập Công Ty

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

I. QUYỀN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Tự do kinh doanh là quyền của mọi chủ thể trong xã hội được Nhà nước công nhận bởi Hiến pháp.

Luật Doanh nghiệp cũng khẳng định, thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân và tổ chức được nhà nước bảo hộ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không được ban hành các quy định về đăng ký kinh doanh áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình.Nghiêm cấm cơ quan đăng ký kinh doanh sách nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, để đảm bảo trật tự trong quản lý  kinh tế, đảm bảo sự hài hoà về quyền và lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, bảo vệ anh ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, Nhà nước đưa ra các điều kiện đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân theo hai nội dung, gồm:

 -         Điều kiện về đối tượng

-         Điều kiện về ngành nghề

 

II. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

1. Điều kiện về đối tượng

Mọi cá nhân tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh trừ những trường hợp sau đây

2.  Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Tài sản nhà nước ở đây được hiểu là:

a. Tài sản mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước;

b. Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước;

c. Đất được giao sử dụng để  thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

d. Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng tài sản và kinh phí nói trên.

- Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng lợi nhuận thu được từ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc từ vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a. Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ của cơ quan, đơn vị;

b. Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách;

c. Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cán bộ cơ quan, đơn vị.

3. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

4. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

5. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước bao gồm  thành viên Hội đồng quản trị,Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, Trưởng, Phó các phòng, ban nghiệp vụ, Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước được quyền làm người quản lý ở doanh nghiệp khác với tư cách đại diện theo uỷ quyền cho doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền  hoặc nhân danh cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp khác, nhưng không làm người quản lý ở doanh nghiệp đó.

6. Người chưa thành niên: người chưa thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

7. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật;

8. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh: Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp;

9. Tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

Như vậy, mọi tổ chức không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính, mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều có quyền thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại Việt Nam

2. Điều kiện về ngành nghề

Công ty có quyền chủ động đăng ký và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào, nếu ngành, nghề kinh doanh:

1. Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh: Cấm kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân.

2. Không thuộc ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh/điều kiện: Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề mà Luật, pháp lệnh hoặc nghị định quy định phải có điều kiện, thì công ty chỉ được kinh doanh các ngành, nghề đó khi có các điều kiện theo quy định.

3.  Không thuộc ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định;

4. Không thuộc ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghị định đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì công ty đó chỉ được đăng ký kinh doanh khi có đủ vốn hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Cụ thể là:

2.1 Ngành nghề cấm kinh doanh 

Các ngành nghề cấm kinh doanh theo Luật doanh nghiệp gồm:

a. Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;

b. Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ;

c. Kinh doanh chất ma tuý;

d. Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ,  trẻ em;

đ. Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;

e. Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;

g. Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử văn hoá, bảo tàng;

h. Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi truỵ, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách;

i. Kinh doanh các loại pháo;

k. Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;

l. Kinh doanh đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

m. Kinh doanh dịch vụ môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài

 

2.2 Ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép/điều kiện.

Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó được áp dụng theo quy định của các luật, pháp lệnh hoặc nghị định có liên quan. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức sau đây:

a.       Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

Ví dụ: Các hàng hoá, dịch vụ thương mại cần có giấy phép gồm:

1.      Hàng hóa có chứa chất phóng xạ và thiết bị phát bức xạ ion hóa

2.      Vật liệu nổ

a)      Vật liệu nổ công nghiệp

b)      Vật liệu nổ dùng cho quốc phòng, an ninh

3.      Thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng tại Việt Nam

4.      Thuốc lá điếu sản xuất trong nước

5.      Rượu các loại từ trên 30 độ cồn trở lên

6.      Xăng dầu các loại

7.      Khí dầu các loại

8.      Hóa chất độc hại và sản phẩm có hóa chất độc hại

9.      Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị, dụng cụ y tế

10.  Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật

11.  Dịch vụ giết mổ gia súc

Các hàng hoá dịch vụ cần có giấy phép về điều kiện an ninh trật tự gồm

12.  Nghề khắc dấu;

13.  Nghề sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, cho thuê súng săn; sản xuất, kinh doanh đạn súng săn; sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ.

14.  Nghề sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và những nghề sản xuất, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

15.  Kinh doanh khí đốt, chất lỏng dễ cháy; kinh doanh các toà nhà cao trên 10 tầng dùng làm khách sạn, nhà ở, văn phòng làm việc.

b.      Các quy định về tiêu chuẩn, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (sau đây gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).

   Ví dụ: Các hàng hoá, dịch vụ thương mại cần có điều kiện kinh doanh gồm:

1.      Vàng

2.      Đá quý

3.      Thực phẩm tươi sống và chế biến

4.      Vật liệu xây dựng

5.      Than mỏ (trừ than đã chế biến)

6.      Cầm đồ

7.      Nhà hàng ăn uống

8.      Kinh doanh ăn uống bình dân

                        Các hàng hoá dịch vụ cần thoả mãn điều kiện an ninh trật tự gồm

9.      Cho thuê lưu trú; cho người nước ngoài thuê nhà;

10.  Hoạt động in;

11.  Dịch vụ cầm đồ;

12.  Kinh doanh karaoke; vũ trường; xoa bóp (massage).

Ngoài ra, các Bộ ngành khác còn có những quy định về ngành nghề tuỳ theo chức năng quản lý hành chính của mình.

Trường hợp thành lập doanh nghiệp để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thì khi đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn người thành lập công ty về điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó.

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thì khi đăng ký bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn công ty biết về điều kiện kinh doanh ngành, nghề đó.

Đối vớí ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh thì công ty được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi được cấp giấy phép kinh doanh.

Đối với ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện kinh doanh không cần giấy phép thì công ty được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Người thành lập công ty và người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng điều kiện kinh doanh theo quy định. Nếu công ty tiến hành kinh doanh mà không có đủ điều kiện, thì người thành lập công ty và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó.

2.3 Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định.

Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan  có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan có thẩm quyền xác nhận và cách thức xác nhận vốn pháp định được xác định theo quy định của luật, pháp lệnh và nghị định quy định về vốn pháp định.

Người đại diện theo pháp luật của công ty chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của số vốn được xác nhận thành lập công ty và trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, thủ trưởng cơ quan xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác của số vốn được xác nhận khi thành lập công ty.

2.4 Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.

Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước  có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp chỉ cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.

Các chứng chỉ hành nghề đã cấp cho tổ chức đều hết hiệu lực.

Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm:

a. Kinh doanh dịch vụ pháp lý;

b. Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;

c. Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y:

d. Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;

đ. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

e. Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán.

g. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật”.

h. Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải”.

i. Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. 

Đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề nêu trên thì việc đăng ký kinh doanh, phải có thêm điều kiện về chứng chỉ hành nghề theo quy định dưới đây:

a. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, một trong số những người quản lý công ty phải có chứng chỉ hành nghề;

b. Đối với công ty hợp danh, tất cả thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề;

 

PHẦN III: CÁC THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA CÔNG TY.

I. Soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh

 Hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ được soạn thảo bởi các thành viên sáng lập công ty hoặc ký hợp đồng với một đơn vị tư vấn pháp luật để trợ giúp cho quá trình soạn thảo. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

1. Đối với công ty TNHH:

a) Đơn đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;

b) Điều lệ công ty:

Điều lệ Công ty trách nhiệm hữu hạn phải có các nội dung sau đây:

o       Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);

o       Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;

o       Vốn điều lệ;

o       Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc số quyết định thành lập của thành viên, phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; tên, địa chỉ, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

o       Quyền và nghĩa vụ của thành viên hoặc chủ sở hữu công ty;

o       Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát (nếu có);

o       Quyền, nghĩa vụ và thể thức thông qua quyết định của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

o       Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát và Trưởng ban kiểm soát đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên;

o       Người đại diện theo pháp luật của công ty;

o       Nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên;

o       Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp;

o       Nguyên tắc phân chia lợi nhuận đối với công ty có từ hai thành viên trở lên, nguyên tắc sử dụng lợi nhuận đối với công ty có một thành viên;

o       Các trường hợp giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của công ty;

o       Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

o       Chữ ký của tất cả thành viên của công ty hoặc của chủ sở hữu công ty.

Các thành viên có thể thoả thuận hoặc chủ sở hữu công ty có thể quyết định ghi vào Điều lệ công ty các nội dung khác.

c) Danh sách thành viên đối với công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên, gồm các nội dung sau:

o       Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu,  số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc số quyết định thành lập của từng thành viờn;

o       Phần vốn góp và giá trị vốn góp của từng thành viên;

o       Loại tài sản, số lượng tài sản góp vốn; giá trị còn lại của mỗi tài sản đối với tài sản vốn góp không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;

o       Thời điểm góp vốn;

o       Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc của tất cả thành viên.

Đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề phải có vốn pháp định, thì phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty.

Đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong số những người quản lý công ty.

2. Đối với công ty cổ phần.

a) Đơn đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;

b) Điều lệ công ty:

Điều lệ công ty cổ phần có các nội dung sau đây:

o       Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);

o       Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;

o       Vốn điều lệ, loại cổ phần, tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, mệnh giá cổ phần;

o       Quyền và nghĩa vụ của từng loại cổ đông;

o       đ. Các trường hợp cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần;

o       Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát công ty (nếu có);

o       Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty và của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát;

o       Người đại diện theo pháp luật của công ty;

o       Các loại quỹ, mức giới hạn từng loại quỹ được thành lập tại công ty;

o       Nguyên tắc trả cổ tức;

o       Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

o       Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

o       Các trường hợp giải thể, trình tự và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

o       Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc số quyết định thành lập, chữ ký của tất cả cổ đông sáng lập và của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Các cổ đông có thể thoả thuận ghi vào Điều lệ công ty các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật

c) Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

-         Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần phải có các nội dung sau đây:

o       Tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc số quyết định thành lập của từng cổ đông sáng lập;

o       Tổng số cổ phần, số cổ phần và giá trị cổ phần từng loại của từng cổ đông sáng lập;

o       Loại tài sản và số lượng tài sản góp vốn cổ phần; giá trị còn lại của mỗi tài sản đối với tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam; ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;

o       Thời điểm góp vốn cổ phần;

o       Tổng số cổ phần và giá trị tổng số cổ phần của tất cả cổ đông sáng lập;

Chữ ký của tất cả cổ đông sáng lập hoặc của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề phải có vốn pháp định, thì phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty.

Đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong số những người quản lý công ty.

3. Đối với công ty hợp danh

a) Đơn đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định;

b) Điều lệ công ty;

Điều lệ công ty hợp danh phải có các nội dung sau đây:

o       Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);

o       Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh;

o       Họ tên, địa chỉ của tất cả thành viên hợp danh;

o       Tên, địa chỉ của tất cả thành viên góp vốn (nếu có);

o       Quyền và nghĩa vụ của từng loại thành viên;

o       Vốn điều lệ và phần vốn góp của mỗi thành viên;

o       Cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

o       Nguyên tắc phối hợp công việc, phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

o       Thể thức thông qua quyết định của công ty;

o       Những điều cấm hoặc hạn chế đối với thành viên hợp danh;

o       Những trường hợp thành viên có quyền rút khỏi công ty hoặc bị  khai trừ khỏi công ty;

o       Nguyên tắc phân chia lợi nhuận hoặc chịu lỗ trong hoạt động kinh doanh;

o       Cách thức giải quyết bất đồng giữa các thành viên;

o       Thể thức thay đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

o       Thời hạn hoạt động và những trường hợp giải thể công ty;

o       Chữ ký của tất cả thành viên hợp danh.

Các thành viên hợp danh có thể thoả thuận ghi vào Điều lệ công ty các nội dung khỏc trái với quy định của pháp luật

c) Danh sách thành viên hợp danh.

 Danh sách thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có các nội dung sau đây:

o       Họ, tên và nơi cư trú của từng thành viên;

o       Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của từng thành viên;

o       Phần vốn góp và giá trị phần vốn góp;

o       Loại tài sản và số lượng tài sản góp vốn; giá trị còn lại của từng tài sản đối với tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;

o       Thời điểm góp vốn;

o       Chữ ký của tất cả thành viên hợp danh.

Đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề phải có vốn pháp định, thì phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty.

Đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh.

 

 III. ĐỆ TRÌNH THẨM ĐỊNH VÀ CẤP GIÂY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

1. Đệ trình hồ sơ đăng ký kinh doanh

a) Người thành lập công ty nộp một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh quy định cho từng loại hình công ty theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Người thành lập công ty có thể ủy quyền bằng văn bản hoặc hợp đồng với người đại diện của mình nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

b) Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có thể yêu cầu người đăng ký kinh doanh xuất trình các loại giấy tờ sau đây nếu thấy cần thiết:

-         Đối với cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty:

+        Người trực tiếp đăng ký kinh doanh: Giấy minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

+        Người được uỷ quyền: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng.

+        Người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật: Nộp bản sao sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

-         Đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập công ty:

+         Công ty nhà nước: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án góp vốn vào công ty.

+         Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quy định và biên bản của Hội đồng thành viên về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.

+         Công ty cổ phần: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.

+         Công ty TNHH một thành viên: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.

+         Công ty hợp danh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định và biên bản họp của các thành viên hợp danh về việc cho phép công ty tham gia góp vốn.

+         Hợp tác xã: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Nghị quyết và biên bản họp của Đại hội xã viên hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ hợp tác xã về việc cho phép hợp tác xã tham gia góp vốn.

+         Đối với cơ quan hành chính nhà nước mà trong ngân sách có nhiệm vụ chi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002; Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc chi cho góp vốn.

+         Đối với tổ chức chính trị, chính trị xã hội: Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia góp vốn.

+         Đối với các hiệp hội khác: Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập, hoạt động và giấy tờ của cơ quan này về việc cho phép hiệp hội tham gia góp vốn.

c) Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận theo mẫu MTB-19 và trao cho người nộp hồ sơ.

d) Người thành lập công ty có thể gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử (Email) của Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Khi nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi qua thư điện tử, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho người thành lập công ty biết thời gian đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử của người thành lập công ty hoặc yêu cầu người thành lập công ty sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho đúng quy định. Trong trường hợp này, khi đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người thành lập công ty phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh (hồ sơ trên giấy) tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để đối chiếu và lưu hồ sơ. Quy định này cũng áp dụng đối với trường hợp công ty đăng ký lập chi nhánh, văn phòng đại diện và đăng ký thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh.

2.      Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

a) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người thành lập công ty

b) Trường hợp hồ sơ không có đủ giấy tờ theo quy định, hoặc có nội dung khai không đủ, không thống nhất giữa các giấy tờ trong hồ sơ; hoặc tên công ty được đặt không đúng theo quy định, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung và cách thức sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh cho người thành lập công ty.

3.      Khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Nếu sau mười lăm ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nộp đơn khi


Hình ảnh văn phòng bào chữa