Luật sư tư vấn kiện tranh chấp đất đai tại đâu?

Theo quy định của pháp luật, tranh chấp đất đai được giải quyết tại Tòa án nhân dân, UBND cấp Huyện, cấp Tỉnh nơi có đất khi mà các bên tranh chấp đã thực hiện hòa giải tại UBND xã và phụ thuộc vào chủ thể của tranh chấp.

Tự hòa giải, hòa giải cơ sở

Đây là hai phương thức giải quyết tranh chấp đất đai được Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai thực hiện.

Đối với hòa giải cơ sở

Việc thực hiện hòa giải cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật hòa giải tại cơ sở 2013. Cụ thể Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải tại cơ sở.

Hòa giải cơ sở được tiến hành khi mà một bên hoặc các bên trong tranh chấp có yêu cầu hòa giải.


Hòa giải bắt buộc

Hòa giải bắt buộc được thực hiện tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Được tiến hành khi mà các bên trong tranh chấp không tự hòa giải hoặc hòa giải không thành mà có đơn yêu cầu gửi tới UBND xã, phường, thị trấn để tổ chức hòa giải.

Đây là thủ tục bắt buộc nếu người có yêu cầu muốn khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết cho tranh chấp của mình.


Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, Tranh chấp đất đai mà không được hòa giải tại UBND xã thì sẽ được giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Sổ đỏ hoặc Giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất

Đối với trường hợp này, Tòa án nhân dân nơi có đất là cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự.(Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013).

Trường hợp 2: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có sổ đỏ hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Đối với trường hợp này, chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân nơi có đất (Đương sự lựa chọn một trong hai chủ thể để thực hiện giải quyết tranh chấp cho mình) – Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013. Việc xác định chủ thể có thẩm quyền sẽ căn cứ vào sự lựa chọn của đương sự. Đương sự được phép chọn một trong hai, Tòa án nhân dân giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự hoặc UBND để giải quyết tranh chấp.

Khi tranh chấp được giải quyết tại UBND thì Việc xác định người có thẩm quyền sẽ cần xem xét đến đối tượng tham gia tranh chấp là ai:

– Nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì Chủ tịch UBND Huyện là người có thẩm quyền giải quyết.

– Nếu tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND Tỉnh là người có thẩm quyền giải quyết.

Sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh ra quyết định giải quyết tranh chấp mà các bên không đồng ý với quyết định đó thì họ có quyền Khởi kiện vụ án hành chính (ra Tòa án nhân dân) hoặc gửi khiếu nại đến:

+ Đối với quyết định của Chủ tịch UBND huyện là Chủ tịch UBND Tỉnh có thẩm quyền giải quyết;

+ Đối với quyết định của Chủ tịch UBND Tỉnh là Bộ trường Bộ Tài nguyên và môi trường….


LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN HTV TƯ VẤN VỀ ĐẤT ĐAI


Hình ảnh văn phòng bào chữa