Luật sư tư vấn làm thế nào để chồng đồng ý ly hôn và phân chia tài sản?

1. Làm thế nào để chồng đồng ý ly hôn và phân chia tài sản?
Thưa Luật sư, em có người chị gái lấy phải người chồng vũ phu, không quan tâm tới gia đình, con cái. Trước kia hắn cá với bạn bè hắn là tán và cưới được chị em. Trước khi lấy chị em thì hắn đã ly dị với vợ lũ và có một đứa con gái. Sau một năm sau khi chị em sinh được một đứa con gái hắn bắt đầu phá phách, rượu chè, không quan tâm tới gia đình.
Hắn cứ đi chán rồi về, về tới nhà là chửi mắng, đánh đập và phá phách.. đã nhiều lần kêu công an nhưng đâu lại vào đấy. Chị em không còn hy vọng vào cuộc sống và có lần đã uống thuốc ngủ tự tử nhưng phúc phần không chết.. thế nhưng hắn vẫn thế. Bỏ mặc chị em nuôi nấng 2 đứa con ( một con riêng và một con chung). Hắn không hề quan tâm gì kể cả con cái ốm đau đi viện, tiền nong nuôi con chị em lo tất, trước tới giờ cứ về là hắn phá đồ đạc, đe dọa chửi mắng rồi cắt hết dây mạng , máy tính chỗ làm việc của chị em. Chị em là giáo viên cấp 2 mọi người xung quanh và học sinh rất quý mến, vì chị là con người sống hết mình vì công việc vì mọi người . Nhưng tiếc cho số phận của chị là lấy phải người chồng không ra gì. Giờ chị em và hắn đã ly thân sống chung một nhà nhưng chia phòng . Chị em sống và lo cho hai đứa nhỏ. Chị em rất muốn thoát khỏi nơi địa ngục này. Nhưng hắn không chịu ký đơn ly hôn và chia tài sản. Chị em muốn ly hôn nhưng không muốn ra đi trắng tay nên chị em cố chịu để ly hôn.
Luật sư cho em hỏi là làm thế nào để hắn đồng ý ly hôn và chia tài sản ạ?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư.
 
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì chị gái bạn có quyền đơn phương ly hôn mà không bắt buộc phải có sự đồng ý của người chồng:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Do đó, trong trường hợp chị gái bạn thực sự muốn ly hôn và đã có đủ căn cứ để xin ly hôn thì chị gái bạn có thể làm thủ tục xin ly hôn tại tòa. Tóa án nhân dân có thẩm quyền trong trường hợp này theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 là tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng của chị gái bạn cư trú, sinh sống hoặc làm việc.
Việc chia tài sản chung vợ chồng của chị gái bạn và người chồng được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Do đó, chị gái bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu xin ly hôn và chia tài sản chung theo như quy định mà chúng tôi đã nêu trên.
 
2. Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ, chồng sau khi ly hôn?
Hôm nay Tôi đã ra tòa, cả 2 đồng ý ly hôn nhưng còn liên quan đến tài sản chưa thỏa thuận được, tại tòa thẩm phán nói là tách riêng tranh chấp tài sản, tạm thời giải quyết ly hôn trước, tôi cũng đã đồng ý ký vào biên bản ly hôn, phần tài sản ghi không nhờ tòa giải quyết. Và chờ 7 ngày nếu không có kháng lại thì tòa ký quyết định cho ly hôn.
Vậy nhờ luật sư tư vấn về vấn đề tài sản khi chưa thỏa thuận được khi đã ký ly hôn xong thì có rủi ro gì không? Vì chúng tôi có căn hộ chung cư, chưa có sổ đỏ, mới có hợp đồng mua bán với chủ đầu tư và có vay ngân hàng 400 triệu, cả 2 vợ chồng đều ký vay. Nếu vợ tôi tự ý làm sổ(khi đã ly hôn xong) nếu như lách luật thì tôi có rủi ro gì không? (vì trước khi ly hôn vợ tôi không thỏa thuận được và bảo ra tòa phân chia). Trân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Văn Phòng Luật Sư Gia Đình, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Do pháp luật không có quy định bắt buộc phải đồng thời giải quyết chia tài sản chung của vợ, chồng với việc giải quyết ly hôn mà có thể tách ra giải quyết thành vụ riêng biệt. Theo đó, trong trường hợp của bạn nếu chưa thỏa thuận được với nhau về chia tài sản chung thời kỳ hôn nhân (do còn hợp đồng mua bán chung cư chưa có sổ đỏ; hợp đồng vay ngân hàng 400 triệu) thì có thể giải quyết ly hôn trước; còn tài sản chưa thỏa thuận phân chia được thì vẫn coi đó là tài sản chung, nợ chung của vợ, chồng chưa chia (tức việc ly hôn không ảnh hưởng tới việc phân chia tài sản chung). Thời điểm đã có bản án ly hôn của Tòa mà hai vợ, chồng vẫn không thỏa thuận hoặc phát sinh tranh chấp không giải quyết được thì khi đó có thể khởi kiện ra Tòa để yêu cầu chia tài sản chung vợ, chồng sau ly hôn theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Liên quan tới việc sau khi ly hôn mà chưa giải quyết việc phân chia tài sản, vợ bạn đã tự ý làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ chung cư trong thời kỳ hai vợ, chồng sống chung đã mua nhưng chưa ra sổ đỏ là trái với quy định pháp luật (nếu là tài sản chung nên cả hai cùng đúng tên trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Theo đó, khi phát hiện ra vợ bạn đã sang tên thì bạn chỉ cần chứng minh được căn hộ chung cư được hai, vợ chồng trong thời kỳ kết hôn (thông qua hợp đồng mua bán, hợp đồng tín dụng đối với ngân hàng), do công sức đóng góp của hai bên thì dù vợ bạn có đứng tên một mình trên giấy chứng nhận thì quyền lợi của bạn vẫn không bị ảnh hưởng – vẫn xác định tài sản chung chưa chia và bạn có quyền khởi kiện ra Tòa yêu cầu chia tài sản chung đó. Hoặc để đảm bảo thì trước khi vợ bạn làm thủ tục sang tên thì bạn có thể làm đơn đề nghị gửi Phòng đăng ký đất đai để dừng giao dịch liên quan tới việc cấp giấy chứng nhận, chuyển nhượng… cho vợ bạn vì đang còn trong quá trình tranh chấp.
 
3. Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN KHỞI KIỆN TRANH CHẤP TÀI SẢN SAU KHI LY HÔN
– Căn cứ Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
– Căn cứ Bộ luật dân sự 2015
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận/huyện …………………………..
Họ và tên nguyên đơn: ………………………………………….………………..…
Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………….
CMND/ CCCD số:…………… Ngày cấp……...…. Do:…………………………..
Nơi đăng ký HKTT……………………………………………………………….…
Nơi ở hiện tại:………………………………………………………………………..
Họ và tên bị đơn: …………………………………………………………………...
Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………….
CMND/CCCD số: ……………… Ngày cấp………………….. Do: ……………...
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………..…….
Nơi ở hiện tại:………………………………………..………………………………
Nội dung việc khởi kiện
Tôi xin phép được trình bày với Quý Tòa nội dung vụ việc như sau:
……………………………………..……………………………………………….
(Bạn đọc tham khảo: Tôi và chị Nguyễn Thị B ly hôn vào ngày 22/9/2020 theo bản quyết định số 29/2020/QĐ-TA của Tòa án nhân dân quận X: “công nhận sự thuận tình ly hôn của anh Nguyễn Văn A với chị Nguyễn Thị B; về con chung: không có; về tài sản chung: các đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết”
Tài sản chung của tôi và chị Nguyễn Thị B bao gồm :
(Tại đây bạn đọc liệt kê các tài sản chung hiện có)
Căn cứ vào Điều 33, Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014, tôi làm đơn này yêu cầu Tòa án giải quyết những nội dung sau:
(Tại đây bạn đọc nêu lên mong muốn nguyện vọng về việc phân chia tài sản)
Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
– ……………………………
( Bạn đọc đưa ra tài liệu chứng cứ kèm theo đơn )
Trên đây là tất cả những gì tôi có thể lưu giữ để gửi cho Quý Tòa làm bằng chứng chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.
Kính mong Quý tòa xem xét, giải quyết
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
 
4. Góp tiền xây nhà với chồng, có được chia tài sản khi ly hôn?
Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Do đó, để tránh trường hợp thiệt thòi khi xảy ra ly hôn, bạn và chồng có thể lập thoả thuận ghi nhận về số tiền bạn đóng góp vào việc xây dựng nhà.
Bỡi lẽ, khi xảy ra ly hôn, nếu bạn và chồng không thoả thuận được về việc phân chia tài sản, thì toà án sẽ căn cứ khoản 2, điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 để chia đôi tài sản nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
 
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 
 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn!.

Hình ảnh văn phòng bào chữa