Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Với Người Nước Ngoài

 

1. Các trường hợp được xem là ly hôn có yếu tố nước ngoài

Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

  1.  Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
  2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
  3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Lưu ý: Thế nào là “có yếu tố nước ngoài”?

Khoản 2, điều 464 BLTTDS quy định về “vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài” như sau:

“2. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;

b. Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

c. Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.”

Như vậy, kết hợp các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và LHNGĐ 2014 có thể hiểu “ly hôn có yếu tố nước ngoài”  là quan hệ ly hôn bao gồm các trường hợp:

  • Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
  • Giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam;
  • Giữa người Việt Nam với nhau nhưng kết hôn ở nước ngoài được pháp luật nước ngoài công nhận sau đó về Việt Nam xin ly hôn;
  • Giữa vợ, chồng là công dân Việt Nam nhưng đang không cùng thường trú ở Việt Nam mà cùng thường trú ở nước ngoài tại thời điểm yêu cầu ly hôn. Ví dụ: vợ, chồng có quốc tịch Việt Nam nhưng đang cùng thường trú ở Nhật Bản tại thời điểm yêu cầu ly hôn. Khi đó, việc ly hôn sẽ được giải quyết theo luật pháp của Nhật Bản chứ không phải của Việt Nam.
  • Tài sản là bất động sản liên quan đến việc ly hôn đang ở nước ngoài. Chẳng hạn như vợ, chồng Việt Nam sở hữu bất động sản tại Mỹ trong thời kỳ hôn nhân. Khi ly hôn, việc chia tài sản này được giải quyết theo luật pháp của Mỹ.

2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 và điều 39 BLTTDS 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà bị đơn cư trú và làm việc.

Trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới thì do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết.

Các đương sự còn có thể thỏa thuận Tòa án nơi mà nguyên đơn đang cư trú và làm việc để giải quyết. Trường hợp ly hôn thuận tình thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án của một trong các bên thuận tình ly hôn.

Nếu nguyên đơn không biết được nơi làm việc hay cư trú của bị đơn thì căn cứ điểm a, c khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015:

“1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

  1. Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

……

  1. Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;”

Theo đó, nguyên đơn có quyền lựa chọn một Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

3. Quyền nuôi con khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam

Quyền nuôi con khi ly hôn với người nước ngoài quy định bởi luật pháp Việt Nam

Với những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án Việt Nam giải quyết, quyền nuôi con được quy định tại ĐIỀU 81 LHNGĐ 2014:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

  • Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi: do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ khi cha, mẹ có thỏa thuận khác và người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Điều kiện ở đây có thể hiểu là các yếu tố về kinh tế, môi trường sống, tinh thần…ảnh hưởng tới sự phát triển của con.
  • Trường hợp con từ đủ 36 tháng tuổi và dưới 07 tuổi: việc nuôi con do vợ, chồng thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào lợi ích mọi mặt của con để giao cho một bên nuôi dưỡng.
  • Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên: khi con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con rằng con muốn chung sống với ai từ đó quyết định quyền nuôi con.

4. Hồ sơ, thủ tục khi ly hôn với người nước ngoài

4.1. Đối với Ly hôn đơn phương

Hồ sơ gồm:

  • Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương;
  • Bản chính Giấy đăng ký kết hôn;
  • Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu;
  • Bản sao chứng thực Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của vợ và chồng;
  • Bản sao chứng thực Giấy khai sinh của con;
  • Tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản yêu cầu phân chia như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe…

Trình tự như sau:

  • Bước 1: Người khởi kiện là chồng hoặc vợ nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc.
  • Bước 2: Tòa án sẽ kiểm tra đơn khởi kiện và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người nộp đơn trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ.
  • Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp tỉnh và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
  • Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương và ra Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Tòa án.

4.2.  Đối với Ly hôn thuận tình

Hồ sơ gồm:

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • Bản sao chứng thực Giấy khai sinh các con;
  • Bản sao chứng thực  Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của vợ và chồng;
  • Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu;
  • Các tài liêu, chứng cứ khác kèm theo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận đăng ký xe,…

Trình tự như sau:

  • Bước 1: Đương sự nộp hồ sơ tại TAND cấp tỉnh nơi vợ, chồng thường trú.
  • Bước 2: Nếu hồ sơ hợp lệ và đúng thẩm quyền, Tòa án thụ lý đơn và ra thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Bước 3: Đương sự nộp án phí cùng biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
  • Bước 4:  Tòa án triệu tập các đương sự và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp vắng mặt giải quyết như thế nào?

Trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì giải quyết theo quy định tại Điều 228 BLTTDS 2015 như sau:

“Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

  1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
  2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
  3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”

Trong trường hợp đương sự ở nước ngoài thì Tòa án sẽ ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án ở nước ngoài để tiến hành việc liên quan  đến tố tụng dân sự ở nước ngoài.

5. Ly hôn với người nước ngoài mất bao lâu?

  • Thời gian giải quyết thuận tình ly hôn: Khoảng từ 1 đến 4 tháng.
  • Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn: Khoảng từ 4 đến 6 tháng (cấp sơ thẩm). Nếu bị đơn vắng mặt hoặc có tranh chấp tài sản chung thì thời gian này có thể được gia hạn. Cấp sơ thẩm có kháng cáo thì thời gian giải quyết theo thủ tục phúc thẩm thường kéo dài khoảng từ 3 đến 4 tháng.
  • Trong trường hợp bị đơn vắng mặt thì thời gian giải quyết ly hôn sẽ kéo dài từ 12 – 24 tháng do Tòa án phải tiến hành thủ tục ủy thác tư pháp.
Trân trọng.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình
 
 Có đồng ý ly hôn hay không?
Thông thường thì việc ly hôn ban đẩu sẽ xuất phát từ một phía (vợ hoặc chồng) và người này sẽ đề nghị người còn lại đồng ý ly hôn với mình. Đây chính là tình huống mà bạn thường thấy (trên phim ảnh chẳng hạn) là người vợ hoặc chồng viết sẵn đơn ly dị và đề nghị người còn lại ký vào đơn. Trong trường hợp bên còn lại đổng ý ly hôn thì Tòa án sẽ dễ chấp nhận yêu cầu ly hôn của bạn hơn. Trong trường hợp chỉ có vợ hoặc chổng muốn ly hôn còn người còn lại không đồng ý ly hôn thì Tòa án sẽ phải xem xét xem quan hệ hôn nhân này đã đủ các điểu kiện mà pháp luật quy định hay chưa để quyết định đồng ý cho các bên ly hôn hoặc từ chối yêu cầu xin ly hôn.
Vì vậy lời khuyên cho bạn trong trường hợp này là bạn nên cố gắng thuyết phục người còn lại đồng ý ly hôn để việc ly hôn có thể tiến hành nhanh chóng hơn.
* Phân chia tài sản chung như thế nào?
Các bên nên thỏa thuận với nhau về việc sẽ phân chia tài sản chung như thế nào trước khi đưa vụ việc ra Tòa án giải quyết. Trong trường hợp các bên trước đây đã có ký kết Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ, chồng hoặc Thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân các bên có thể căn cứ vào các văn bản này để phân chia tài sản chung của mình. Trong trường hợp các bên có thể đạt được thỏa thuận về cách thức phân chia tài sản chung và sự thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật, Tòa án có thể công nhận thỏa thuận này và ban hành bản án/quyết định về vấn đề tài sản theo như thỏa thuận này.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, Tòa án sẽ phần chia tài sản chung cho vợ, chổng theo các quy định của pháp luật.
* Con chung sẽ do ai nuôi?

Ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2012 như sau:

+ Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2012;
+ Trong trường hợp bên là công dânViệt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam;
+ Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luạt của nước nơi có bất động sản đó.

LY HÔN KHI CHỒNG ĐANG Ở NƯỚC NGOÀI NHƯ THẾ NÀO?

HỎI:

Chồng tôi là người Việt hiện đang ở nước ngoài bây giờ tôi muốn ly hôn với chồng thì thủ tục ly hôn ra sao? Tôi với chồng có một đứa con gái nên khi ly hôn xong tôi muốn có thêm hai giấy tờ như: Giấy từ chối nhận con gái bây giờ và sau này và Giấy đổi họ cho gái tôi từ họ ba sang họ mẹ thì có được hay không?

Ảnh minh họa

TRẢ LỜI:

Xin cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến chúng tôi. Vấn đề chị hỏi về ly hôn khi chồng đang ở nước ngoài chúng tôi xin phép tư vấn như sau:

Do đây là trường hợp vợ muốn ly hôn khi chồng đang ở nước ngoài, nên đây được xác định là ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn) quy định tại Điều 56 Luật này.

Về giấy tờ chuẩn bị khi ly hôn với chồng đang ở nước ngoài, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin đơn phương ly hôn (Theo mẫu của Tòa án), chị có thể đến Tòa để lấy loại đơn này.

Ly hôn liên quan đến yếu tố nước ngoài vắng mặt bị đơn được không?

Xin chào luật sư! Tôi cần tư vấn về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Chồng tôi là người Mỹ, chúng tôi đã kết hôn được hơn 2 năm, không có con cái và không có tài sản chung, sau khi đến đây kết hôn với tôi, anh ấy sẽ không trở về Việt Nam. một lần nữa, anh cũng giấu giấy tờ và nơi cư trú không cho phép tôi ly hôn, tôi nên làm gì nếu muốn ly hôn nhưng tôi không có giấy tờ? Chi phí là bao nhiêu, mất bao lâu? Cảm ơn Luật sư.

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới VPLS GIA ĐÌNH, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn

Trong vụ án ly hôn này xác định được hai người đã đăng ký kết hôn tạo Việt Nam, đây là cơ sở để Tòa án Việt nam giải quyết ly hôn theo quy định Khoản 1 Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Thứ nhất, các tài sản chung của hai vợ chồng bạn được hình thành trong thời kì hôn nhân nên được coi là tài sản chung vợ chồng, không căn cứ vào việc ai đứng tên trên giấy tờ sở hữu (khoản 1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Thứ hai, về chia tài sản khi ly hôn. Do tài sản đó là tài sản chung vợ chồng nên khi ly hôn thì các bên có thể thỏa thuận về việc chia tài sản, nếu không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì tòa sẽ giải quyết. Tòa sẽ giải quyết theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)