Luật sư tư vấn về đất phi nông nghiệp

 
1. Đất phi nông nghiệp là gì? Quy định về đất phi nông nghiệp?
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại sau:
– Đất ở gồm đất tại nông thôn, đất ở tại đô thị:
+ Đất ở tại nông thôn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho phép hộ gia đình, cá nhân sử dụng một cách phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư thông thôn. Trong đó bao gồm đất để xây dựng nhà ở, đất xây dựng công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn.
+ Đất ở tại đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cấp phép quyền sử dụng. Loại đất này bao gồm đất để xây dựng nhà ở, đất xây dựng công trình nhằm phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc quy hoạch khu dân cư đô thị. Ngày nay các khu đô thị có xu hướng gia tăng một cách rõ rệt, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, việc quản lí, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị các khu đô thị lại càng cần được quy định một cách chặt chẽ, hợp lí và triệt để hơn;
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp:
+ Loại đất được dùng vào mục đích xây dựng các cơ quan nhà nước, căn cứ tổ chức chính trị hoặc các tổ chức chính trị xã hội thì được coi là đất xây dựng trụ sở cơ quan.
Đất xây dựng công trình sự nghiệp, hiện nay nhu cầu sử dụng đất vào mục đích này đang ngày một tăng lên đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, loại đất này bao gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng,an ninh: Nhà nước quy định cụ thể việc thu hồi đất, trưng dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh tại Điều 61 Luật đất đai năm 2013; Việc nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhằm đảm bảo phục vụ cho việc bảo vệ an ninh quốc gia, luôn sẵn sàng khi đất nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn hoặc có sự đe dọa vũ lực, vũ trang từ bên ngoài.
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng: nhằm phục vụ cho nhu cầu toàn dân, trong đó bao gồm đất giao thông (cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông, đất chợ; đất bãi thải, xử lí chất thải và đất công trình công cộng khác;
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:
+ Đất cơ sở tôn giáo, nhằm phục vụ cho nhu cầu trong tôn giáo ngày một trở lên rộng rãi trong nhân dân, loại đất này bao gồm đất thuộc chùa, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động.
+ Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; trong những năm trở lại đây, xu hướng xây dựng từ đường và nhà thờ họ của người dân ngày một gia tăng, vấn đề sử dụng đất vào mục đích này cũng cần quan tâm và quy hoạch một cách chặt chẽ.
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với duy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất;
– Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu nhóm đất này được quản lý và sử dụng theo quy định sau đây:
+ Đối với đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhà nước giao cho tổ chức để quản lí sử dụng và khai thác.
+ Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thuê, sử dụng để phát triển kinh tế và thu tiền thuê đất mỗi năm.
+ Hằng năm nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và thu tiền thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản. Việc này góp phần tạo thêm một nguồn thu lớn cho Việt Nam và thu hút vốn đầu tư từ các nước, thúc đẩy kinh tế phát triển cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các nước.
– Cuối cùng là đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho, nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Các quy định về từng loại đất được quy định cụ thể từ Điều 143 đến Điều 163 Luật đất đai năm 2013.
2. những quy định của pháp luật liên quan đến loại các nhóm đất
– Về quản lý đất ở tại đô thị: luật đất đai 2013 đã bỏ điều luật quy định cụ thể về trường hợp UBND cấp tỉnh được giao đất hoặc cho thuê đất từng được quy định trong “Luật đất đai 2013” vì nội dung Chương giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được quy định riêng.
– So với “Luật đất đai 2013”, Luật đất đai 2013 cũng đưa ra khái niệm rộng hơn về đất xây dựng chung cư bao gồm đất để xây dựng nhà chung cư, xây dựng các công trình phục vụ cho các hộ gia đình trong nhà chung cư và các công trình phục vụ cộng đồng, nhằm mục đích tránh bỏ sót những công trình cộng đồng mà trước đây chưa có chế định quản lý.
– Luật đất đai 2013 đã chuyển Điều 87 Luật đất đai về xác định đất ở đối với trường hộ có vườn, ao vào Chương đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
– Trong khoản 3 Điều 146 Luật đất đai 2013 cũng được quy định bổ sung thêm: “Khi thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn, Nhà nước chủ động thu hồi đất, bao gồm đất để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và đất vùng phụ cận theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Để đảm bảo việc chỉnh trang đô thị được thực hiện đồng bộ, bảo đảm quyền lợi của những người có đất bị thu hồi.”
– Tại Điều 146 Luật đất đai 2013 quy định riêng biệt đất xây dựng trụ sở công an và đất xây dựng công trình sự nghiệp tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà không gộp chung như đã quy định trong “Luật đất đai 2013”, ngoài ra còn sửa đổi, bổ sung thêm từ ngữ tại khoản 4 và khoản 5.
– Về đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh tại Điều 148 Luật đất đai 2013: Bỏ khoản 1 Điều 89 “Luật đất đai 2013” và chuyển lên Chương giao thuê để xác định rõ các trường hợp sử dụng đất vào mục đích quốc phòng an ninh.
 
2. Đất quy hoạch hiện hữu cải tạo là gì? Có rủi ro khi mua loại hình đất này không?
 
Hỏi: Tôi có dự định mua một mảnh đất 65m2 ở Bình Chánh, trong đó có 58m2 là đất ở đô thị và 7m2 còn lại là đất trồng cây lâu năm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, tôi được biết đó là đất quy hoạch hiện hữu cải tạo. Xin hỏi, đất hiện hữu cải tạo là gì và nếu tôi mua mảnh đất này để xây nhà thì có rủi ro gì không?
 
Luật su Gia Đình trả lời:
Đất quy hoạch hiện hữu cải tạo là đất nằm trong quy hoạch nhà ở theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Đây chính là phần đất nằm trong quy hoạch có thể bị nhà nước thu hồi trong thời gian không xa nên không được xây dựng hay tiến hành các hoạt động khác trên đất.
Vì vậy, nếu có thông tin chính xác về việc mảnh đất đó đang nằm trong quy hoạch thì bạn nên cân nhắc kỹ trước khi nhận chuyển trước để tránh rủi ro không đáng có sau này.
 
3. Trổ cửa sổ hoặc cửa ra vào phía sau nhà quy định thế nào?
Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi xin hỏi vấn đề trổ cửa sổ như sau: theo như bảng vẽ tổng diện tích nhà thì ngoài diện tích sử dụng, nhà tôi vẫn còn đúng 12m theo như bảng vẽ, Hộ gia đình đối diện mặt sau nhà tôi nằm sát đường cống có ý định xây 1 cửa phía sau nhà (cửa hậu) đối diện mặt sau nhà tôi.
Nhưng tôi không đồng ý vì nếu mở cửa hậu thì nhà họ đã hết ranh giới rồi trong khi đó họ lại muốn đi lại trên phần đất trống phía sau nhà tôi vì phần đất trống đó có thể thông ra bên đường ngoài, tôi nói không cho phép thì họ nói là lịch sử ngày xưa phần đất trống đó là đất công cộng nhưng thật ra trên giấy tờ đất của tôi có ghi rõ đó là phần đất thuộc sở hữu của gia đình tôi(tôi đã sống ở đây hơn 20 năm) và cũng đã được người đại diện hộ gia đình đó xác nhận là ranh giới của nhà tôi bao gồm phần đất trống đó cách ranh giới nhà họ là 1 đường cống (hay gọi là đường mương công cộng) rộng khỏang 3 tấc như tôi đã nêu trên.
Khi tôi giải thích đây là phần đất của nhà tôi thì họ không nói gì nhưng sau đó họ lại mời một người bên sở địa chính phường xuống và đòi đo lại diện tích đất nhà, tôi không cho phép vì việc đo đạc đã được thực hiện và được xác nhận bằng giấy tờ pháp lý hẳn hoi , họ đo lại và bảo là phần đất trên là đất công cộng, tôi vô cùng bức xúc với các nói trên, cuối cùng nhân viên sở địa chính đó yêu cầu gia đình tôi phải bít kín cửa sau nhà tôi nếu muốn hộ bên kia không xây cửa hậu bởi vì họ giải thích rằng cửa ra vào phải cách nhà đối diện ít nhất 2m (họ trích dẫn mục 6.4.3.1 trong TCVN 9411:2012), tôi biết điều đó nhưng mà cửa ra vào phía sau nhà tôi đã được xây từ rất lâu rồi và nó cũng nằm trong khuôn viên phần đất trống của tôi, phần đất trống của tôi rộng khoảng 1,5m, cửa sau của tôi chưa chiếm tới phân nửa của bề rộng phần đất trống, bây giờ họ muốn xử ép gia đình tôi, tôi muốn rào lại phần đất trống thì họ cũng không cho và họ viện cớ là vì phần đất trống sát đường cống nên nếu tôi rào lại mà cống(đường mương) có vấn đề gì thì không thể vào múc cống(đường mương) được, cánh cửa sau nhà tôi là xây trên phần đất của gia đình tôi nhưng bây giờ họ kêu phường xuống gây áp lực với tôi, họ chỉ đưa ra 2 cách giải quyết 1 là cho hộ gia đình kia mở cửa hậu còn 2 là cả 2 hộ phải bịt kín cửa hậu tức là đồng nghĩa với việc họ ép tôi phải bỏ phần đất trống của nhà tôi vì họ không cho rào và họ cũng không công nhận phần đất đó là của gia đình tôi, tôi đưa giấy tờ ra mà họ không quan tâm mà còn đòi đo lại diện tích nhà tôi mà sau khi đo lại họ lại bảo là phần đất trống đó không phải của nhà tôi, họ chẳng quan tâm tới giấy tờ tôi đưa họ, tôi rất bức xúc với cách cư xử đó, bây giờ tôi không biết phải làm sao nữa, rất mong luật sư tư vấn giúp tôi tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này, mong muốn của tôi là không muốn hộ gia đình kia mở cửa hậu để đi trên đất của tôi vì họ đã làm hết ranh rồi và có luật nào cho phép tôi không cần bịt kín cửa sau của tôi khi được xây dựng trên phần đất của tôi và không hề vượt qua ranh giới (sát mép đường mương), họ còn có ý định cùng hộ kế bên cùng nhau lấp kín đường cống công cộng; tôi không biết là có luật nào cấm việc che lấp đường cống(đường mương) công cộng vì gia đình tôi vẫn đang sử dụng đường cống này nhưng 2 hộ kia vì cửa trước nằm mặt tiền nên họ xài đường cống phía trước nhà họ, họ còn ngang nhiên muốn xây hố ga trên phần đất của tôi, giấy tờ của tôi rành rành như thế mà họ lại coi không ra gì, họ bảo tôi hòa giải ngoài phường có nghĩa là chấp nhận cho hộ kia mở cửa hậu.
Luật sư có thể cho tôi biết việc cán bộ phường trích dẫn điều luật 6.4.3.1 trong TCVN 9411:2012 trong trường hợp của tôi có phù hợp không; có bộ luật nào cho phép tôi được giữ hay mở cửa ra vào trên phần đất thuộc quyền sở hữu của gia đình tôi không ? Quy định nào nghiêm cấm việc mở cửa ra vào khi đã hết ranh giới vì lý do nếu mở cửa ra vào thì sẽ phải đi lên phần đất của người khác? ; tôi có xin ý kiến của 1 vài nhân viên địa chính tỉnh thì họ bảo rằng tôi không cần gì phải bít kín cửa vì nó được xây trên phần đất của tôi, họ bảo tôi về xem quy định tại QCXDVN 01:2008/BXD, nhưng tôi không biết nó nằm ở phần nào, ngoài ra nếu họ viện dẫn mục 6.4.3.1 trên thì tôi có thể dựa vào bộ luật nào để phản bác lại, có quy định nào cho phép được mở cửa ngay trên phần đất của bản thân mình chưa vượt qua ranh giới không, mong luật sư tư vấn giúp tôi.
Luật sư Gia Đình trả lời:
1. Vấn đề trổ cửa:
Điều 178 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
“ 1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.”
Khi tiến hành trổ cửa thì bạn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008. Theo quy chuẩn này thì:
- Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh.
- Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.
Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ 04/2008 QĐ-BXD chỉ thay thế phần II của quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ số 682/BXD-CSXD 1996 nên về việc trổ cửa sổ theo nguyên tắc vẫn phải áp dụng Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ số 682/BXD-CSXD 1996 của Bộ Xây Dựng.
Cụ thể:
Theo quy định của Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng, thì:
Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau:
- Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).
- Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.
- Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m.Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.
Ngoài ra, theo quy định tại Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ số 9411 năm 2012
Tại mục 6.4.3 quy định: “Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên”.
Theo quy định nêu trên và theo những thông tin bạn cung cấp, bức tường nhà bạn không nằm trên ranh giới đất với nhà bên cạnh nhưng chỉ cách ranh giới đất 1,5m nên không thể trổ cửa trừ trường hợp thỏa thuận được với nhà đối diện.
2. Vấn đề không tôn trọng số liệu và bản đồ trên GCN QSDĐ?
Theo thông tin bạn cung cấp, diện tích đất thực tế bạn đang sử dụng và diện tích đất trên bản đồ trên GCN QSDĐ là khớp nhau và một phần diện tích này bị cán bộ địa chính phủ định, không công nhận. Bạn có thể yêu cầu người này đưa ra các bằng chứng chứng minh quyết định của mình như trích lục bản đồ... làm căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. Vấn đề có được lấp kín đường mương công cộng không?
Theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ:
" 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý đấu nối vào mạng lưới thoát nước;
b) San, lấp kênh, mương, ao hồ thoát nước công cộng trái quy định;
c) Tự ý dịch chuyển đường ống ngầm, hồ ga thoát nước.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xả chất độc hại vào hệ thống thoát nước công cộng;
b) Vi phạm các quy định về bảo vệ an toàn hệ thống thoát nước.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này..."
Theo đó hành vi tự ý san, lấp kênh mương công cộng là trái quy định của Pháp luật, có thể bị xử lý hành chính theo quy định nêu trên.
 
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 
 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn!.

Hình ảnh văn phòng bào chữa