Lý do ly hôn, nguyên nhân ly hôn nào được chấp thuận

Lý do ly hôn, nguyên nhân ly hôn nào được chấp thuận

Theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.” Đây cũng là căn cứ xác định lý do ly hôn, nguyên nhân ly hôn hợp pháp. Trong đó "Được coi là tình trạng hôn nhân của vợ chồng trầm trọng" khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.

Có thể thấy việc nhận định “Hạnh phúc hôn nhân không đạt được/ Đời sống chung không thể kéo dài” là một khái niệm mang tính cảm nhận cá nhân. Do đó dù các mâu thuẫn không thể hiện ra bên ngoài nhưng vợ chồng cảm nhận thấy đời sống chung không thể kéo dài thì tại sao lại không ly hôn.

Kinh nghiệm thực hiện thủ tục ly hôn cho khách hàng Luật sư cũng khảo nghiệm nhận định của các thẩm phán về lý do ly hôn. Tất cả đều nhất quán việc ly hôn là quyền nhân thân nên đương sự có quyền ly hôn nếu muốn. Vì vậy việc trình bày lý do ly hôn không cần quá dài dòng, phóng đại, bạn chỉ cần trình bày ngắn gọn theo thực tế đồng thời nhấn mạnh việc bản thân cảm nhận thấy rằng “Hạnh phúc hôn nhân không đạt được/ Đời sống chung không thể kéo dài” là được. Đây cũng là trường hợp một số người khi đi xin Giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng để thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn tại UBND xã phường không được cơ quan này giải quyết bởi mâu thuẫn của họ không thể hiện ra bên ngoài. Trường hợp này đương sự cần làm đơn trình bày rõ để Tòa án chấp thuận bỏ qua tài liệu này trong hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và thỏa thuận phân chia tài sản chung.

Ly hôn cần những giấy tờ gì?

Thủ tục đơn phương xin ly hôn

✔  Đơn xin ly hôn đơn phương/ Đơn khởi kiện ly hôn

✔  Bản gốc Giấy đăng ký kết hôn

✔  Bản sao công chứng CMTND/ CCCD và Sổ hộ khẩu của người khởi kiện

✔  Bản sao công chứng Giấy khai sinh của con chung

✔  Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn

✔  Các giấy tờ chứng minh về tài sản

Thủ tục thuận tình ly hôn

✔  Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, quyền nuôi con, chia tài sản chung

✔  Bản gốc Giấy đăng ký kết hôn

✔  Bản sao công chứng CMTND/ CCCD và Sổ hộ khẩu của hai bên

✔  Bản sao công chứng Giấy khai sinh của con chung

✔  Giấy xác nhận lý do ly hôn có dấu của UBND phường xã

✔  Các giấy tờ chứng minh về tài sản

Các bước và quy trình xin ly hôn năm 2020

Thủ tục đơn phương xin ly hôn

✔  Bước 1: Nộp hồ sơ xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền giải quyết

✔  Bước 2: Nhận thông báo đóng án phí và thực hiện việc nộp án phí tại Chi cục thi hành án

✔  Bước 3: Đến Tòa án theo thông báo của Tòa án. Số lần Tòa án triệu tập tùy theo độ phức tạp của Tòa án.

Các bên được quyền kiến nghị Tòa án thu thập chứng cứ, xác minh, thẩm định tài sản, giám định ADN để xác định con chung,...

✔  Bước 4: Tổ chức phiên xét xử giải quyết yêu cầu ly hôn

✔  Bước 5: Tòa án ban hành quyết định giải quyết ly hôn.

Thủ tục thuận tình ly hôn

✔  Bước 1: Nộp hồ sơ xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền giải quyết

✔  Bước 2: Nhận thông báo đóng án phí và thực hiện việc nộp án phí tại Chi cục thi hành án

✔  Bước 3: Đến Tòa án viết bản tự khai/ Ghi nhận sự thỏa thuận của các bên theo lịch thông báo của Tòa án.

✔  Bước 4: Nhận quyết định công nhận thuận tình ly hôn do TAND ban hành

Thời gian giải quyết ly hôn theo bộ luật tố tụng dân sự 2015

Thủ tục đơn phương xin ly hôn

✔  Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: 3 - 6 tháng

✔  Thực tế thời gian giải quyết thường bị kéo dài, có những vụ án phức tạp giải quyết hơn 01 năm.

Thủ tục thuận tình ly hôn

✔  Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: 15 ngày

✔  Thực tế thời gian giải quyết thường bị kéo dài có khi đến 03 tháng.

Chi phí ly hôn cần nộp được tính như thế nào?

Thủ tục đơn phương xin ly hôn

✔  Án phí: 300.000đ + Án phí dân sự cho yêu cầu chi tài sản chung vợ chồng.

✔  Lệ phí cho yêu cầu giám định ADN nếu có con riêng

✔  Lệ phí cho yêu cầu định giá tài, thẩm định tài sản.




LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN LUẬT TRÊN HTV, VTV, THVL1, SCTV...

Thủ tục thuận tình ly hôn

✔  Án phí: 300.000đ

✔  Lệ phí cho yêu cầu giám định ADN nếu có con riêng

✔  Lệ phí cho yêu cầu định giá tài sản nếu yêu cầu Tòa án ghi nhận phân chia tài sản chung vào quyết định ly hôn.
















 


Hình ảnh văn phòng bào chữa